Chị Phan Hồ Điệp chỉ ra 12 điều khiến bố trở thành người đàn ông “kì lạ”, đọc xong ai cũng phải ứa nước mắt “Ôi, thật quá đúng”
Con đối với bố là một thế giới nhỏ bé. Và bố sẵn sàng đổi mồ hôi, nước mắt của bố để lấy nụ cười cho con.
1. Bố luôn dạy con mạnh mẽ nhưng lại rớm nước mắt khi thấy con bị sốt, bị xước cái móng tay, bị ngã va đầu vào thành giường thậm chí bị con muỗi đốt.
2. Bố dạy con bản lĩnh nhưng bố lại không thể vượt qua được những giọt nước mắt hờn dỗi của con.
3. Bố dạy con cứng rắn nhưng bố lại sẵn sàng mềm lòng vì một vòng ôm âu yếm, vì những sợi tóc mai của con lòa xòa trên trán bố.
4. Bố dạy con cần cù nhưng bố lại mỉm cười khi thấy con mỗi lúc nằm ngủ nướng, vùi đầu vào trong chăn và phụng phịu: “Bố, cho con ngủ thêm một chút nữa thôi mà”.
5. Bố dạy con dũng cảm nhưng bố luôn dặn đi dặn lại: “Hễ có ai muốn lấy đồ gì, để đảm bảo an toàn, con cứ đưa hết nhé, đừng tiếc”.
6. Bố dạy con tiết kiệm nhưng bố lại không ngần ngại mua cho con món đồ chơi con thích, cái áo con mơ và bữa ăn ở nhà hàng “xuýt xoa”.
7. Bố dạy con tự lập nhưng bố lại lén nhặt hộ con đôi tất cho vào máy giặt, rửa hộ con cái bát con ăn xong vội vàng chưa kịp rửa.
8. Bố dạy con luôn phải biết tiến lên ở những môi trường quen thuộc nhưng bố nói sẽ luôn chờ con ở đường lùi với những môi trường xa lạ, những kì thi đầy thách thức, cam go với bản thân con.
9. Bố dạy con biết tận hưởng niềm vui của những thành công trong hiện tại nhưng bố cũng lập tức dạy con biết, thành công hiện tại chỉ sau một giây đã thành thành công của quá khứ.
10. Bố khất khe phán xét khi con yêu nhưng trong lòng bố luôn nuôi niềm hy vọng mong con hạnh phúc.
Video đang HOT
11. Bố dạy con phải biết đúng giờ, đúng hẹn nhưng khi con về muộn, con thấy có một ngọn đèn luôn bật sẵn chờ con.
12. Và bố dạy con phải ngẩng cao đầu không khuất phục nhưng bố sẵn sàng làm ngựa cho con cưỡi lúc con còn thơ bé.
Chỉ vì con đối với bố là một thế giới nhỏ bé.
Và bố sẵn sàng đổi mồ hôi, nước mắt của bố để lấy nụ cười cho con.
Bố là người đàn ông cô đơn khi về già vì mẹ thường mải bận rộn lo cho con cháu.
Vì bố hiểu một thông điệp quan trọng, rằng tình yêu của bố, sự ân cần, dịu dàng của bố, sự mềm lòng của bố, sự bao dung và che chở của bố với con sẽ là những điều tuyệt vời để làm nên một đứa trẻ TỬ TẾ và HẠNH PHÚC.
Và hầu như đứa trẻ nào lớn lên cũng nhớ bàn tay của bố nắm lấy bàn tay bé thơ của con, dắt con đi những bước chập chững đầu tiên cho đến khi con trưởng thành.
“Con hư tại mẹ“, không chính xác đâu nhưng “ Con vui vì bố” là chính xác đấy, các ông bố ơi!
Vài nét về tác giả
Chị Phan Hồ Điệp (sinh năm 1975) là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chị được nhiều phụ huynh ngưỡng mộ về cách nuôi dạy con trai – “thần đồng” Đỗ Nhật Nam – người được biết đến với bảng thành tích đáng nể: Tổng biên tập tờ báo Creative Melange (tờ báo tuổi Teen của Đông Nam Á), kỷ lục dịch giả nhỏ tuổi nhất và là tác giả nhiều cuốn sách “Tớ đã học tiếng Anh như thế nào”, “Những con chữ biết hát”, “Bố mẹ đã cưa đổ tớ”…
Theo Helino
Mẹ Đỗ Nhật Nam: Đừng để trẻ nghĩ rằng, nhiệm vụ của cuộc đời chúng chỉ là để vượt qua các kì thi và làm cha mẹ hài lòng
"Nhiều người nói làm mẹ bây giờ sướng vì có cả biển thông tin, muốn tìm gì cũng có. Nhưng mình lại nghĩ không hẳn, có khi chính vì nhiều thông tin nên... khổ, nên bấn loạn chẳng biết đâu mà lần", chị Phan Hồ Điệp chia sẻ.
Làm mẹ thời nay có thuận lợi là được tham khảo nhiều phương pháp dạy con hay, hiệu quả nhưng lại khiến các mẹ "rối bòng bong" khi không biết phải áp dụng thế nào mới tốt cho con.
Thực tế, đã có không ít các mẹ cảm thấy bất lực vì đặt kỳ vọng vào con quá cao mà con không đạt được. Và rồi từ đó, các mẹ lại bực dọc, cáu giận, trách bản thân: "Ôi, sao mọi người làm mẹ giỏi vậy mà mình thì tệ vậy".
Hãy cùng chiêm nghiệm lời chia sẻ của chị Phan Hồ Điệp, mẹ Đỗ Nhật Nam sau đây cảm thấy đỡ áp lực hơn trong cách nuôi dạy con:
"Nhiều người nói làm mẹ bây giờ sướng vì có cả biển thông tin, muốn tìm gì cũng có. Nhưng mình lại nghĩ, không hẳn, có khi chính vì nhiều thông tin nên... khổ, nên bấn loạn chẳng biết đâu mà lần.
Có người nói nên cho con ngủ riêng từ bé thì lại có người nói nên cho con nên được ngủ cùng mẹ.
Có người nói cần nghiêm khắc với con thì lại có người nói nên cho con "thả lỏng".
Có người nói lúc con giận dữ nên tảng lờ lại có người nói cần hỏi han con khi ấy.
Có người nói nên cho con cố gắng ôn luyện để vào trường chuyên thì lại có người nói không cần phải ép uổng con như vậy, môi trường "chuyên chọn" không hẳn là tốt.
Có người nói đọc sách phải giúp con hiểu sâu, hiểu kĩ, phải tương tác với con mới hiệu quả thì có người lại nói, ồ, không, cứ để con thoải mái, miễn đọc là tốt rồi.
Có người nói thế này lại có người nói thế kia...
Và chính vì quá nhiều thông tin nên có thể dẫn đến hai kiểu phản ứng tương đối tiêu cực:
Kiểu thứ nhất: Thôi kệ đi, ai nói gì cứ việc nói, chẳng cần quan tâm, chẳng cần tham khảo gì thêm. Và như thế, bạn có thể bỏ lỡ nhiều thông tin cần thiết về sự phát triển của trẻ, những trò chơi cho con, những cách giải quyết cách tình huống có vấn đề...
Kiểu thứ hai: Bạn tham gia vào một "trường phái" nào đó để chống lại với "phe kia". Bạn vui mừng khi thấy phe mình có vẻ thắng. Bạn nhất định ép con bạn theo cách của mình. Và khi ấy, bạn đang nuôi con vì bạn, cho bạn chứ không phải vì con, cho con.
Vậy nên, mình nghĩ:
Hãy coi những ý kiến bạn đọc được chỉ để tham khảo vì "một chiếc áo không vừa cho tất cả mọi người". Bạn cần điều chỉnh những gì bạn đọc được trên đứa trẻ của bạn, môi trường sống, hoàn cảnh gia đình bạn... Bạn học tinh thần của những lời khuyên chứ không phải bê nguyên, áp dụng cứng nhắc lên con mình rồi đau khổ nghĩ "Chao ôi, sao không thấy hiệu quả gì hết".
Bạn chính là chuyên gia giỏi nhất về con bạn. Chỉ cần xem con chơi, nghe tiếng con cười bạn biết con cần gì, đang vui vẻ đến mức nào. Bằng sự quan sát bạn biết con mình thuộc tính khí nào: Dễ chịu/cẩn thận/mạnh mẽ hay nhút nhát, lo lắng... Và vì thế, bạn sẽ biết cách điều chỉnh cho phù hợp với kiểu tính cách ấy.
Hãy tin rằng, bất kỳ bà mẹ nào, dù được coi là thành công hay tài giỏi đến bao nhiêu trong việc dạy con cũng có lúc bực bội, tức giận, lo lắng... Những gì thể hiện trên Facebook không hẳn giống với ngoài đời. Vì thế cứ an nhiên, đừng nghĩ rằng: Ôi, sao mọi người làm mẹ giỏi vậy mà mình thì tệ vậy.
Bạn đừng ép mình theo một "trào lưu" gì cả. Đừng quá sốt ruột khi thấy quanh mình, con của bạn bè mình giỏi giang đạt thành tích nọ kia. Nhân đây mình cũng phản đối việc các cơ quan cuối năm tặng thưởng quà cho những cháu đạt học sinh giỏi. Vì phong trào này mà khối con trẻ bị đòn khi khiến bố mẹ cảm thấy "mất mặt".
Dù gì, những điều sau luôn có giá trị, đó là mỗi ngày, bạn hãy dành thời gian nói chuyện với con; Chơi cùng con; Đọc sách cùng con; Lắng nghe con nói; Bạn đừng coi thường con trẻ và cho rằng "trẻ con thì không biết gì". Cũng đừng cho con là "cái rốn của vũ trụ" nên tất cả mọi người trong nhà đều xoay quanh bé.
Đừng giới hạn việc học có nghĩa chỉ là ngồi vào bàn và làm bài. Đi chợ, nấu cơm, mua quà, đuổi bướm, thả diều, làm bạn với mọi người... tất cả đều là "học" - học khôn lớn. Đừng để trẻ nghĩ rằng, nhiệm vụ của cuộc đời chúng chỉ là để vượt qua các kì thi, có được điểm số cao và làm cha mẹ hài lòng.
Trong khi đó, bạn cũng nên yêu quý bản thân mình, đừng chạy theo số đông, đừng chỉ đọc những sách nuôi dạy con, hãy cho mình quyền được đọc những gì bạn thấy hứng thú. Và hãy chậm lại, chậm lại để chờ đợi, để nắm tay con, để mỉm cười với con, tận hưởng điều đó như một món quà cuộc đời dành tặng bạn.
Trên tất cả, hãy để con được thực hành chữ "thương". Lòng thương với tha nhân sẽ khiến đứa trẻ cảm nhận được những điều ngọt ngào trong cuộc đời này.
Những gì bạn đọc được, mình nghĩ, chỉ là tham khảo, không phải là kết luận. Những bài mình viết về quá trình nuôi dạy con cũng vậy thôi.
Cuộc sống ngồn ngộn những vui buồn hỉ xả ngoài kia mới là bài học đáng giá nhất.
Bạn có nghĩ như mình không?
Theo Helino
Ngày Tết ăn nhiều nhưng uống ít nước dễ gây hại cho sức khỏe: Chuyên gia chỉ rõ 8 lý do để uống 8 ly nước mỗi ngày, đọc ngay để bảo vệ sức khỏe Tầm quan trọng của nước với sự sống không ai có thể phủ nhận, nhưng vẫn rất nhiều người không biết tác dụng thần kỳ của nước đối với cơ thể như thế nào, nhất là khi duy trì được thói quen uống 8 ly nước mỗi ngày. 60% cơ thể người trưởng thành chứa hoàn toàn là nước, cụ thể là các...