‘Chị ơi, em được đóng học phí để nhập học rồi!’
Một câu nhắn ngắn gọn như thế thôi mà có mấy ai biết tràn đầy một niềm vui sướng trong đó, sau những ngày dài chờ đợi, hi vọng rồi mệt mỏi, chán nản.
Em tên TNVA, quê Quảng Ngãi, vừa tốt nghiệp THPT. Tôi chẳng biết mặt mũi em ra sao, chẳng quen biết gì từ trước.
Qua một đồng nghiệp, tôi biết về hoàn cảnh của em, biết hai cha con em mới đón xe vào TP.HCM thuê phòng trọ để nhập học, lỉnh kỉnh đủ thứ xách từ quê nhà. Tự nhiên tôi tự nhủ phải tìm cách giúp em thôi.
1.
Gia đình em khó khăn, bố mẹ làm nông kiếm tiền lo cho con ăn học. Em chọn đi theo cao đẳng nhưng chỉ thích ngành Điện tử viễn thông của Trường Cao đẳng CT nên chỉ nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành này.
Em nói em mê máy móc điện tử lắm, nhưng do nhà không có điều kiện nên em không có máy móc điện tử, không có nền tảng kiến thức gì về ngành này từ trước cả, chỉ là mê và muốn theo học thôi.
Kết quả, với gần 27 điểm ( tổ hợp A00), ngày 25-8 em nhận email của trường gửi thông báo trúng tuyển. Em và gia đình mừng rơn, chờ giấy báo để lên đường vào TP.HCM nhập học.
Chờ hoài không thấy thêm email nào nữa, cũng không thấy giấy báo gửi về, trong mail cũ thì chỉ báo trúng tuyển và số tiền cần phải đóng chứ không có ghi thời hạn hay nhập học thế nào. Một đứa chân đất quê nghèo chẳng biết phải làm gì nên em cứ chờ.
Video đang HOT
Chờ hoài không thấy gì, hai cha con bèn gói ghém đồ đạc vào TP.HCM đi thuê trọ để cho em lên trường hỏi và nhập học.
Ngày 14-9, em lên trường hỏi và đóng tiền học phí thì nhận được câu trả lời: kết quả đã bị hủy vì quá thời hạn đóng học phí nhập học cả nửa tháng rồi! Em b ất ngờ, mọi thứ như sụp đổ khi lựa chọn duy nhất của em vụt mất.
Khi tình cờ biết sự việc và hoàn cảnh của em qua một đồng nghiệp trong Báo Pháp Luật TP.HCM, dù nghĩ ít hi vọng nhưng tôi giúp thử.
2.
Trao đổi qua lại, thấy thương hoàn cảnh em, tưởng tượng cảnh hai cha con chân ướt chân ráo, tiết kiệm từng đồng vào thành phố để cho em theo đuổi ước mơ mà càng thương hơn. Cộng thêm lí do nhà trường hủy kết quả một cách vô lý, thế là tôi tìm cách…
Tôi liên hệ trường, trường trả lời ngắn gọn rằng “trường hợp này thua, trường chốt cả nửa tháng rồi. Trường gửi thông báo đóng tiền học nhiều lần để xác nhận nhập học mà thí sinh không nhận được là vô lý”.
Tôi nói em xem kỹ lại email chính và thư rác, em đều khẳng định là không có có thêm thông báo nào cả.
Sáng nay, qua một người tôi quen và nhờ, hai cha con em lạị lên trường để trình bày hoàn cảnh lần nữa, mong được hỗ trợ. Thế nhưng, gõ đến cửa phòng chức năng nào cũng đều bị từ chối, cho rằng tại em kém tìm thông tin, kêu em nói dối, rồi nói cách chọn ngành học của em không phù hợp….., mặc cho hai cha con mắt đỏ hoe vì lo lắng.
Tôi nghe rồi cũng thấy buồn theo, buồn cho cách giải quyết của trường. Chẳng ai đối chứng lời em nói, chẳng ai truy xuất xem tại sao thư và email gửi cho thí sinh lại không nhận được? Lỗi do trường hay do thí sinh? Sao cứ phải nguyên tắc chậm là hủy vậy.
Chẳng lẽ là con nhà nông thì không được đam mê hay thích thú ngành nghề nào khác? Chẳng lẽ chọn viễn thông thì bản thân một đứa 18 tuổi phải giỏi điện tử và có máy móc công nghệ sẵn sao?
Tưởng chừng hết cách, tôi lại thử “dày mặt” đi liên hệ tiếp những người khác, với ý nghĩ còn nước còn tát, miễn sao giúp em là được. Và may mắn sao, ai cũng nhận lời giúp dù tôi nói thật là mình chưa gặp 2 cha con em.
Và, gần 15 giờ chiều nay, 16-9, em báo em được một thầy bên trường gọi nói ra ngân hàng đóng học phí và lên trường làm thủ tục. Em rối rít mừng rồi đi đóng tiền học mà còn hơn được lãnh học bổng.
Những dòng tin nhắn đầy niềm vui khi nhận được kết quả
Em nhắn tôi ngắn gọn rồi vội đi đóng tiền luôn. Mừng rơi nước mắt thiệt chứ, tôi đi báo cho từng người mình đã nhờ như thể là em út ruột của tôi được tin vui đó vậy.
Rõ ràng, xét về nguyên tắc thì trường chẳng sai, chỉ là làm việc quá máy móc. Nhưng họ có biết đâu, có những kiểu máy móc và cách trả lời vô cảm sẽ hủy hoại đi cả ước mơ và hi vọng của một đứa trẻ mới bước qua tuổi 18, nhất là những đứa trẻ vốn thiệt thòi ở những vùng quê nghèo như em.
Tuyển sinh 2020: Thách thức từ khối ngành sức khỏe
Học phí tăng chóng mặt, khó dự đoán điểm chuẩn là những thách thức đối với những thí sinh lựa chọn học ngành y năm nay.
Sinh viên Khoa Y dược, ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Diệp An
Dự kiến, ngày 17/9, cùng với khối ngành sư phạm, Bộ GD&ĐT sẽ công bố ngưỡng đảm bảo tối thiểu (điểm sàn) khối ngành sức khỏe. Các trường khối ngành y dược đều đưa ra dự báo điểm chuẩn năm nay sẽ tăng.Khoa Y - ĐH Quốc gia TPHCM sử dụng đồng thời 5 phương thức xét tuyển, trong đó dành 30 chỉ tiêu xét điểm thi THPT. Nhưng trước tình hình xác nhận nhập học 4 phương thức trước đó, theo tính toán của khoa, chỉ tiêu xét điểm thi THPT còn khoảng 50% tổng chỉ tiêu. Đại diện khoa cũng dự đoán điểm chuẩn vào các ngành của khoa tăng ít nhất vài điểm. Năm 2019, điểm chuẩn các ngành ở mức 22,85 - 23,95 điểm.
Trường ĐH Y Dược Cần Thơ năm nay tuyển 1.480 chỉ tiêu. Trong đó, chỉ tiêu dự bị dân tộc 70, xét tuyển thẳng 6, còn lại xét điểm thi tốt nghiệp. Trường dự báo điểm chuẩn các ngành của trường năm nay cao hơn năm ngoái ít nhất 1 - 1,5 điểm. Riêng ngành y khoa, điểm chuẩn có thể tăng khoảng 2 điểm so với năm 2019.
Nhiều chuyên gia dự đoán, năm nay điểm chuẩn sẽ chỉ tăng ở một số ngành như sức khỏe, nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hóa học, dịch vụ - du lịch, nhà hàng, khách sạn, quản trị kinh doanh, quan hệ quốc tế, truyền thông, kinh tế quốc tế, kinh doanh đối ngoại... Các ngành khác điểm sẽ không tăng nhiều; nhiều ngành có rất thí sinh đăng ký.
Học phí tăng
Trường ĐH Y Dược TPHCM công bố mức học phí của năm học này cao nhất là 70 triệu đồng/năm ngành Răng hàm mặt; Khoa Y Dược - ĐH Quốc gia TPHCM có ngành có mức học phí lên đến 68 triệu đồng, khiến dư luận xôn xao vì đây là những trường công lập. Các trường tư thục ở khu vực phía Nam đào tạo y dược cũng thu học phí mức cao như ngành Y đa khoa (ĐH Tân Tạo) 150 triệu đồng/năm, ngành Răng - Hàm - Mặt (ĐH Hồng Bàng) 198 triệu đồng/năm. Lãnh đạo các trường đại học khối y, dược cho rằng, việc tăng học phí này là cần thiết khi các trường phải tự chủ tài chính.
Theo thống kê của phóng viên, các trường ĐH Y và trường ĐH có khoa y dược ở khu vực phía Bắc, miền Trung ở khối công lập đều chưa có đơn vị nào thực hiện tự chủ ĐH nên học phí đều theo quy định của Chính phủ với mức chung là 14,3 triệu đồng/năm. Khối trường ngoài công lập, học phí tùy theo quy định của từng trường và dao động từ 22 - 90 triệu đồng/năm.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Sơn, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Y dược (ĐH Thái Nguyên), hằng năm, thống kê ở trường cho thấy có 50-60% tân sinh viên nhập học đến từ khu vực miền núi và khu vực nông thôn nên phần lớn có hoàn cảnh khó khăn. Trong khi đó, xu hướng tất yếu của các trường ĐH là tiến tới tự chủ, vì thế, thời gian tới, sinh viên cũng phải tính đến điều này. "Có thể thấy, với sinh viên khu vực khó khăn, để học ngành y, sẽ phải đối diện với hai vấn đề: điểm chuẩn đầu vào cao, học phí sẽ tăng", ông Sơn nói.
TS. Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Đào tạo - trường ĐH Y Hà Nội, cho biết, các trường ĐH Y được tự chủ đã tăng học phí và nhóm ngành y đa khoa có chi phí đào tạo rất lớn. Trường ĐH Y Hà Nội vẫn thực hiện theo nghị định học phí của Chính phủ, tăng 10% hằng năm. Năm nay, học phí là 1.430.000 đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với chi phí đào tạo. Tuy nhiên, ông Tùng nói: "Hiện nay, cùng với xây dựng đề án tự chủ, trường cũng xây dựng lộ trình tăng học phí phù hợp với khả năng chi trả của người học và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước".
Năm nay, điểm chuẩn dự kiến sẽ tăng cao. Theo TS. Tùng, trong 3 năm trở lại đây, khi công bố điểm thi của tổ hợp xét tuyển, trường đã làm tròn 2 chữ số thập phân, sự khác biệt đến 0,01 điểm không lớn lắm. Do đó, ưu tiên thứ 2 của nhà trường là thứ tự nguyện vọng."Ví dụ, những người cùng đạt điểm như nhau 28,75 nếu nguyện vọng 1 thì được ưu tiên hơn nguyện vọng 2. Do vậy, thí sinh thấy có cơ hội trúng tuyển nhưng ở mức thấp sẽ phải cân nhắc kỹ khi lựa chọn nguyện vọng 1. Cùng điểm nhưng nguyện vọng khác nhau, cơ hội trúng tuyển khác nhau. Thí sinh nên mạnh dạn chọn nguyện vọng yêu thích lên số 1 phù hợp với số điểm mình có", ông Tùng khuyên.
Bàn thêm về điểm chuẩn năm nay, TS. Tùng nói rằng, xu hướng điểm chuẩn Y đa khoa của trường ĐH Y Hà Nội cũng như cả nước đều tăng. Kinh nghiệm cho thấy học sinh từ miền Trung trở ra, nếu điểm khối B cao muốn học ngành Y nên chọn Y khoa Hà Nội;học sinh ở phía Nam nên chọn Y Dược TPHCM.
Ra trường không có việc làm, sinh viên sẽ được trả lại học phí Năm học 2020, trường CĐ Quốc tế TP. HCM (ICH) cam kết 100% sinh viên có việc làm và hoàn trả 100% học phí trọn khóa hệ chính quy (khối ngành Du lịch, khối ngành Kỹ thuật công trình và khối ngành Công nghệ thông tin) nếu sinh viên tốt nghiệp không có việc làm. Theo định hướng phát triển học đi đôi...