Chỉ ở Việt Nam mới có kiểu nhét tiền vào tay tượng Phật!
Ở hầu khắp các tỉnh phía Bắc, việc rải tiền lẻ khắp mọi nơi tại chốn linh thiêng như chùa, đền, miếu… đang trở nên phổ biến.
Người ta đặt tiền từ bệ thờ, bát hương, tháp chuông, bia công đức, cạnh biển cấm đặt tiền tới gốc cây, ngọn cỏ hay thậm chí còn giắt tiền khắp mình tượng, nhét vào tận tay, tận… miệng của tượng Phật.
Tiền lẻ phủ kín mình tượng. Ảnh: Báo Văn hóa
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa việc rải tiền lẻ bừa bãi đem đến hình ảnh phản tâm linh, nói lên sự thiếu hổng ý thức văn hóa, đặc biệt về văn hóa tín ngưỡng, xúc phạm tới các thần linh và thể hiện thái độ không tôn trọng đồng tiền của quốc gia.
Đặt cả những nơi có biển “Đề nghị đồng bào không đặt tiền”
Đặt vào lư hương…
…vào chân tượng.
…ngọn hoa… Ảnh: Dân trí
Ảnh: SM
PGS.TS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, gọi việc rải tiền vô tội vạ khắp chốn linh thiêng là một sự hỗn tạp và sự hỗn tạp này bây giờ mới có.
Video đang HOT
Theo GS-TS Ngô Đức Thịnh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa VN, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn tín ngưỡng VN, quan niệm đi chùa có giọt dầu đã có từ lâu đời, là một nhu cầu tâm linh của người dân. Ngày xưa đến chùa, dù ít, dù nhiều thì người ta cũng rất trân trọng để vào cái đĩa, rồi dâng lên cho nhà chùa, nhà đền. Nhà chùa, nhà đền rất trân trọng đồng tiền đó.
Ảnh: Dân trí.
Trong khu vực bia Tiến sĩ, Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ảnh: Dân trí
Ngày nay, việc dâng tiền công đức, giọt dầu được thực hiện rất thiếu văn hóa. Người ta rải tiền khắp nơi, từ bệ thờ, bát hương, tháp chuông, bia công đức, cạnh biển cấm đặt tiền tới gốc cây, ngọn cỏ hay thậm chí người ta còn giắt tiền khắp mình tượng, nhét vào tận tay, tận… miệng của tượng Phật, ép các ngài phải “nhận”. Có lẽ người ta nghĩ làm như vậy thì lời cầu xin mới mau đến được với thánh thần chăng?
Rải tiền cầu xin điều gì ở nơi trưng bày đồ gốm? Ảnh: Dân trí
Hay chỉ “thả tiền” theo quán tính?
Suối Giải oan cũng tắc vì tiền lẻ.
Và những đồng tiền bị rải oan. Hình ảnh ở nhà ga cáp treo Thiên Trù. Ban Quản lý đã đề nghị không thả tiền, nhưng thảm tiền vẫn ngày một dày lên.
PGS.TS Trần Lâm Biền cho rằng, những hiện tượng kể trên ít nhiều mang tính chất mua bán ở cửa thần, cửa thánh, hối lộ thần linh, bắt ép thần linh nhận hối lộ. Lối suy nghĩ theo kiểu “tốt lễ dễ kêu”, người ta sẽ lầm tưởng như thế là kính trọng, thần linh sẽ hiểu và ban phát lộc cho con người.
Một hình ảnh đẹp chốn linh thiêng.
“Những tính toán vụ lợi cá nhân, nói thẳng ra là một sự “đặt cược” với thần linh, biến thần linh thành một công cụ vì cái thấp hèn của con người mà tồn tại” – PGS.TS Trần Lâm Biền cho biết trên trang Người đưa tin.
Năm nay sẽ không có thêm tiền mới mệnh giá từ 2000 trở xuống.
Để hạn chế tối đa những hiện tượng phản cảm kể trên, năm nay, Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra một biện pháp mạnh là hạn chế tối đa in tiền mệnh giá nhỏ (2000 đồng trở xuống) phục vụ tết và lễ hội.
Bộ VH, TT&DL cũng đã ra Chỉ thị triển khai các biện pháp để hạn chế sử dụng tiền mệnh giá nhỏ trong các hoạt động văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng như: không để các hình thức kinh doanh đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch trong khu vực di tích, khu vực lễ hội; không cài, giắt, đặt, rải tiền tùy tiện gây phản cảm; bố trí bàn ghi công đức hợp lý để phục vụ nhân dân công đức tu bổ di tích.
Ở khu vực di tích, lễ hội cũng sẽ không còn cảnh đổi tiền lẻ công khai như thế này?
Liệu những biện pháp mạnh của cơ quan chức năng có làm thay đổi được nhận thức và ý thức của người dân về một thói quen xấu hình thành chưa được bao lâu?
Theo Minh Thư
Vietnamnet
Hồ Tây, huyệt phong thủy không thể xâm phạm
Theo miêu tả, lốc xoáy cục bộ ở Hồ Tây chỉ về hiện tượng cột sóng lớn đột ngột dựng lên, nhấn chìm mọi vật ở một khu vực rất linh thiêng mà người dân gọi đó là "rốn" của Hồ Tây. Hiện tượng này đến giờ vẫn khó có thể lý giải.
Gặp tai ương vì phạm "rốn rồng"?
Trong quá trình tìm hiểu chuyện lốc xoáy của Hồ Tây, chúng tôi nhận được nhiều thông tin rất thú vị. Nhiều người cho rằng, lốc xoáy là một hiện tượng tự nhiên bí hiểm trên Hồ Tây và theo họ có những trận lốc xoáy mà họ đã từng chứng kiến đến giờ vẫn không thể lý giải nổi. Trời không có gió, mặt hồ vẫn yên lặng, nhưng chỉ trên một vùng hồ nhất định sóng đột ngột dâng cao. Khu vực nguy hiểm này được nhiều người ví von là "rốn" của Hồ Tây- huyệt phong thủy, nơi tụ vượng khí, không ai có thể mạo phạm được. Người nào mạo phạm sẽ gặp phải tai ương và hiện tượng sóng cục bộ chính là thời điểm Hồ Tây "trút giận"?
Sóng nước mênh mang trên Hồ Tây.
Theo cụ Trần Văn Quang, 79 tuổi ở phường Yên Phụ, từ xa xưa, người dân sống quanh Hồ Tây đã quan niệm, Hồ Tây là "rốn rồng"- nơi tụ khí của cả Hà Nội. Hồ Tây đóng vai trò là vị trí trung tâm của phong thủy Hà Nội. Cũng theo cụ Quang, chính vì là "rốn rồng", nên vùng đất xung quanh Hồ Tây được xem là vùng đất lành và việc chọn các vùng đất xung quanh Hồ Tây để đặt trung tâm hành chính chính trị của cả nước như Hoàng thành Thăng Long thời phong kiến và khu vực Ba Đình ngày nay, có phần xuất phát từ quan niệm phong thủy này. Cụ Quang cho hay: "Hồ Tây là "rốn" phong thủy của Hà Nội thì "rốn" của Hồ Tây càng linh thiêng. Hiện tượng lốc xoáy cục bộ ít khi xảy ra nhưng khi xảy ra, đều có lý do riêng của nó và thường người dân hay gán ghép đến chuyện kẻ xấu cố tình yểm Hồ Tây, phá vỡ sự linh thiêng của Hồ Tây.
Trò chuyện với PV, cụ Quang chia sẻ: "Hồ Tây giữ vị trí phong thủy vô cùng quan trọng và là một vùng đất lành bất khả xâm phạm. Điều này được phản ánh ẩn dụ qua những câu chuyện kể dân gian như truyền thuyết về đền Cẩu Nhi (Hồ Trúc Bạch), truyền thuyết về đền Kim Ngưu (phường Quảng An, quận Tây Hồ). Theo đó, truyền thuyết về đền Cẩu Nhi kể rằng, khi vua Lý Công Uẩn đóng đô ở Kinh Thành, một con chó mẹ từ quê hương của vua Lý Công Uẩn (Từ Sơn, Bắc Ninh) đã bơi về Hồ Tây và sinh con trên một gò đất nằm giữa Hồ Tây. Nơi đây, sau này người dân đã lập đền thờ gọi là đền Cẩu Nhi (nay nằm trên Hồ Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội)".
Cụ Quang còn dẫn câu chuyện "Trâu vàng núi Tiên Du" để nói về sự huyền bí của Hồ Tây. Theo tích truyện thì: "Núi Tiên Du có trâu vàng, nửa đêm thường tỏa sáng. Có nhà sư lấy tích trượng yểm lên trán trâu. Trâu bỏ chạy húc làm sụp đất. Nơi đó là thôn Húc sau này. Trâu chạy qua địa phận Văn Giang (Hưng Yên), qua các xã Như Phượng, Như Loan, Đại Lan, Đa Ngưu... Trâu lại từ trong bến ra sông Cái, đi men phủ Lý Nhân, tới sông Tô Lịch. Thuở đó, Cao Biền hay cưỡi diều bay trên không để yểm các thắng cảnh. Biền thấy trâu đi vào Dâm Đàm, nay là Hồ Tây rồi không thấy trâu đâu nữa. Người xưa đã có thơ rằng: "Kim Ngưu do ẩn tại hồ trung/Thủy hạt nan tầm bất kiến tung"... (Hàm ý là: Con trâu vàng ẩn mình trong hồ/Vùng nước mênh mông khó tìm thấy tung tích).
Xung quanh vị trí phong thủy của Hồ Tây, cũng từ lâu gắn liền với câu chuyện trấn yểm. Nhiều thế lực vì không muốn nước Nam cường thịnh mà tìm cách phá long mạch nước Nam, riêng Hồ Tây nhiều lần bị yểm nhưng không thành. Trong sách Hồ Tây Chí, có viết rằng: "Cao Biền sang phá những thắng địa của nước Nam ta, đến Hồ Tây thì thấy kiểu đất Phượng Hoàng ẩm thủy liền tâu sớ về triều. Lại xuống Sơn Nam, khai thông làm đứt long mạch, có thần núi hoá trâu vàng chạy ẩn vào hồ".
Qua các câu chuyện trên cho thấy, Hồ Tây là vùng đất lành và không thể trấn yểm. Cao Biền tuy biết vị trí đắc địa của Hồ Tây nhưng cũng chịu không cách nào yểm được. Và, cũng theo cụ Quang, liên quan đến chuyện yểm đảo của Hồ Tây, một thời người dân Hà Nội rộ lên tin đồn đoàn văn công tử nạn trên Hồ Tây vào năm 1955 là vì cố tình mạo phạm đến "rốn phong thủy" ủa Hồ Tây. Cũng liên quan đến câu chuyện phong thủy và những lần nổi giận của Hồ Tây, nhiều người còn quả quyết rằng họ có thể chỉ đích xác vị trí "rốn" của Hồ Tây. Nhiều người dân sống lâu năm bên hồ còn mách cho chúng tôi, nơi hiện nay có phao lưới khoanh vùng xung quanh, bảo vệ nghiêm ngặt, gần vị trí nhà hàng nổi đó chính là "rốn" của Hồ Tây?
Giáo sư Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam.
Thảm họa có thật cùng uẩn khúc lời đồn
Liên quan đến câu chuyện về Hồ Tây trút giận lên những kẻ có tâm địa yểm đảo, phá long mạch, đến giờ vẫn được lưu truyền. Trong vô vàn những câu chuyện được người dân truyền miệng về những lần lốc xoáy gây chết người trên Hồ Tây, trong đó có câu chuyện người phương Bắc cố tình ra Hồ Tây để phá đứt long mạch nhưng kết cục đã bị Hồ Tây "trừng phạt". Gần 2.000 năm trước, Bình Lạc hầu Hàn Vũ - một tướng dưới quyền của Mã Viện khi đi thuyền trên Hồ Tây bị lốc xoáy nhấn chìm và chết, được cho là vì muốn phá phong thủy của Hồ Tây. Sóng dữ cuộn lên, Mã Viện kinh hoàng không thể lý giải được, đành đặt cho Hồ Tây tên gọi là "Lãng Bạt" - Với hàm ý hồ đầy sóng dữ để nhớ tới thời điểm kinh hoàng đó.
Và, cũng theo một số cụ cao niên sống bên hồ thì việc đoàn văn công nước ngoài bị đắm thuyền cách đây gần 60 năm cũng xuất phát từ lý do, có người trong đoàn tìm cách phá long mạch của Hồ Tây. Trao đổi với PV báo ĐS&PL, GS.Ngô Đức Thịnh- nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam cho rằng: "Vấn đề trấn yểm là một sự đồn đại thái quá. Người ta cho rằng, Hồ Tây có một huyệt rất thiêng. Nhiều người có thể chỉ tường tận, vì giờ đây khu vực này hiện nhìn rõ bằng mắt thường, vì nó được nhiều cái phao quây lại. Bởi thế, câu chuyện đồn thổi, trong đoàn văn công nước ngoài có người cố tình yểm, thậm chí người ta còn gán ghép đến tai nạn kinh hoàng của đoàn văn công năm 1955".
GS. Ngô Đức Thịnh cho rằng, xung quanh Hồ Tây luôn tồn tại những câu chuyện huyền bí, thậm chí Hồ Tây còn là "gương soi tâm lý" Hà Nội. Đồng quan điểm GS.Ngô Đức Thịnh, GS.Trần Lâm Biền cho rằng: "Các giai thoại xung quanh Hồ Tây không có gì kỳ lạ. Liên quan đến việc tử nạn của đoàn văn công sang chúc mừng ngày Hà Nội được giải phóng vào năm 1955, chỉ là sự gán ghép và lời đồn nhảm nhí. Việc Hồ Tây có lốc xoáy là một hiện tượng tự nhiên và đây chỉ là một vụ tai nạn".Song dù thế nào đi nữa óc tò mò vẫn thúc giục chúng tôi đi tìm câu trả lời: Hồ Tây có cuồng phong lốc xoáy không và nếu có, thì cơ chế hình thành của nó như thế nào, nguy hiểm ra sao?
Những bí ẩn bị chôn vùi GS.Thịnh cho hay: "Chuyện đoàn văn công bị tử nạn là chuyện có thật. Còn chuyện yểm huyệt đó, có thật hay không, nó gắn liền với sự linh thiêng của đất nước, đến nay không ai kiểm chứng được, vì thế đây mãi mãi là một giai thoại". Theo GS. Ngô Đức Thịnh: "Khi ấy, đoàn văn công đi chơi Hồ Tây, bỗng nhiên gặp một trận lốc. Và, sau khi vụ tai nạn xảy ra, cả Hà Nội lúc bấy giờ rộ lên tin đồn nói rằng, đoàn văn công đã yểm Hồ Tây, nhưng cũng có người nói, họ đã đi vào "rốn" của Hồ Tây, xúc phạm đến sự linh thiêng nên bị Hồ Tây nổi giận. Câu chuyện trên chỉ là việc gán ghép, vụ tai nạn có thể chỉ là một sự việc ngẫu nhiên"
Theo Người đưa tin
Sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội "thâu tóm" giải Loa Thành Sáng 30-11 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra lễ kỷ niệm 25 năm giải thưởng Loa Thành và lễ trao giải thưởng Loa Thành 2013. 3 giải Nhất đều thuộc về các đồ án của sinh viên trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. Năm 2013, cuộc thi đã thu hút 135 đồ án tham gia dự thi tới từ...