Ông Vũ Mão: Đây là những điều Nhân dân mong đợi
Năm nay, Nhân dân chờ đón tinh thần mới, chủ trương mới được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước truyền tải qua bài viết: “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững”.
“Đón nhận thông điệp với tư cách một công dân, tôi thực sự vui và phấn khởi vì đã nhận thấy nhiều tín hiệu đổi mới quyết liệt về tư duy được nêu trong bài viết này”, ông Vũ Mão chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Chính phủ.
Ông Vũ Mão mở đầu câu chuyện: Theo thông lệ thế giới, mỗi khi bước vào năm mới, người lãnh đạo mỗi quốc gia thường có thông điệp gửi tới Nhân dân và công chúng chờ đợi nội dung thông điệp có những gì mới.
Ông Vũ Mão
Theo cá nhân ông, toát lên từ bài viết của Thủ tướng trước hết là tinh thần đổi mới quyết liệt. Chúng ta bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi mới từ năm 1986, đến nay đã gần 30 năm. Năm 2014 là năm thực hiện Hiến pháp mới vừa được Quốc hội thông qua với nhiều giá trị tiến bộ, cũng là năm bản lề để chuẩn bị hướng tới Đại hội XII của Đảng vào năm 2016. Khi đó chúng ta buộc phải trả lời câu hỏi: Cần tiếp tục thực hiện đường lối Đổi mới như thế nào?
Đại hội VI, Đại hội hình thành đường lối Đổi mới đã diễn ra với tinh thần Đổi mới quyết liệt, nay tôi cũng cảm nhận được tinh thần ấy qua nội dung bài viết đầu năm của Thủ tướng Chính phủ, ông Vũ Mão nói.
Ông Vũ Mão nói thêm, đổi mới thể chế, tạo động lực mới để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững không chỉ là tình cảm, ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người cộng sản, mà còn là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, là “áp lực” của nhân dân, của xã hội, của bạn bè quốc tế.
Đặc biệt trong bối cảnh thế giới phát triển không ngừng, chỉ cần ta “đi chậm hơn bạn” là ta sẽ bị tụt hậu. Chính vì vậy, đổi mới để phát triển bền vững không chỉ là đòi hỏi chính đáng của Nhân dân mà còn là trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước.
Thực tế thời gian qua, Đảng, Nhà nước cũng đã có nhiều nỗ lực để thực hiện đổi mới, tuy nhiên phải đến bài viết này tư duy về đổi mới mới được trình bày rõ ràng, mạch lạc. Đó cũng là điều Nhân dân, cộng đồng trong và ngoài nước mong đợi.
Dân chủ và phản biện
Bên cạnh đó, trong bài viết này, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ: “Đổi mới thể chế” phải gắn liền với việc “phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân” và “…phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ”.
Ấn tượng với quan điểm trên, ông Vũ Mão cho rằng: Để hiện thực hóa chủ trương này, cần phải sớm hoàn thiện cơ chế để phát huy dân chủ. Mà cụ thể hơn Nhà nước cần phải có cơ chế để thúc đẩy phản biện xã hội, tập hợp trí tuệ của toàn dân chung sức, chung lòng xây dựng đất nước.
Theo đó, cần có cơ chế phản biện rõ ràng đối với cơ quan dân cử (Quốc hội và HĐND các cấp). Thực chất, diễn đàn phản biện xã hội lớn nhất hiện nay là diễn đàn Quốc hội. Kỳ họp Quốc hội là nơi tập trung trí tuệ của cả đất nước, là diễn đàn rộng mở nhất, sâu sắc nhất… nên trước hết cần phải hoàn thiện cơ chế để Quốc hội thực hiện tốt phản biện xã hội, trên cơ sở đó xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Video đang HOT
Bên cạnh việc hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội đối với Quốc hội, Nhà nước cũng cần hoàn thiện cơ chế phản biện của các tổ chức như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đoàn thể; báo chí để tạo không khí tranh luận dân chủ, qua đó tìm ra những giải pháp tốt nhất để xây dựng đất nước.
Tâm đắc với “Nhà nước kiến tạo phát triển”
Ông Vũ Mão nhận xét: Nhiều năm qua, các bộ, ngành vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, vừa quản lý doanh nghiệp; quản lý ngân hàng thương mại,…
Thực tế cho thấy, Nhà nước không nên làm thay và cũng không thể làm thay dân, làm thay doanh nghiệp. Do vậy, Nhà nước cần tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế, tạo sân chơi bình đẳng, minh bạch để các chủ thể hoạt động, phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.
Tâm đắc với thông điệp “Nhà nước kiến tạo phát triển”, ông Vũ Mão đề nghị: Chủ trương này cần sớm được hiện thực hóa ngay trong năm 2014, để tạo nền tảng cho những năm tiếp theo. Thông điệp đã nêu rõ rồi, vấn đề phải sớm có chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện lộ trình kiến tạo phát triển của Nhà nước trong thời gian tới.
Tin vào lớp trẻ, cần tạo cơ hội cho lớp trẻ
Nguyên là người đứng đầu tổ chức Đoàn, ông Vũ Mão rất tâm đắc với tinh thần tin tưởng, trân trọng lớp trẻ nêu trong bài viết “Thế hệ này đang va se đong vai tro quyêt đinh đôi vơi sư phat triên cung như vân mênh cua đât nươc. Đây vừa là áp lực vừa là điều kiện thuận lợi để chúng ta tăng cường dân chủ và hoàn thiện thể chế”.
Ông Vũ Mão cho rằng, các cơ quan hữu trách cần có chương trình cụ thể, để hiện thực hóa chủ trương này trên nguyên tắc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để lớp trẻ được thể hiện, được phát huy năng lực của mình, đóng góp vào sự nghiệp chung.
Ngoài ra, trong thông điệp đầu năm, Thủ tướng Chính phủ cũng kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết, thể hiện quyết tâm và bản lĩnh chính trị đã được hun đúc, thử thách qua nhiều thời kỳ gian khó để “đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới”. Nếu nhìn trong một chu kỳ phát triển 30 năm, từ năm 1945 đến 1975 đất nước ta đi từ gian khổ đến chiến thắng huy hoàng, ông Vũ Mão hy vọng kết lại chu kỳ 30 năm từ khi khởi sự công cuộc đổi mới (1986) đến 2016 sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sẽ được nâng lên tầm cao mới, và trong năm bản lề – Giáp Ngọ 2014 này, đất nước sẽ có những chuyển biến nhanh, quyết liệt.
Theo Trần Mạnh
Chinhphu.vn
Lãnh đạo đảng đối lập Campuchia vu cáo Việt Nam
"Căn cứ nào để tuyên bố đảo Phú Quốc không phải của Việt Nam? Người dân Việt Nam đã sống ở đó từ rất lâu đời, đó là sự thật rõ như ban ngày", Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Vũ Mão trả lời phỏng vấn VnExpress xung quanh tuyên bố của lãnh đạo đảng Cứu quốc Campuchia Sam Rainsy về vấn đề biên giới lãnh thổ.
Nguyên chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia Vũ Mão. Ảnh: Vũ Hà
- Xin ông cho biết Sam Rainsy là ai, có vai trò gì ở Campuchia và quan điểm của ông này về Việt Nam?
Ông Sam Rainsy là Chủ tịch đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP), đảng về thứ hai trong cuộc bầu cử hôm 28/7, sau đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo.
Tôi từng chủ trì đón tiếp đón vợ chồng ông Sam Rainsy thăm Việt Nam hơn 10 năm trước, khi ông ấy là nghị sĩ trong quốc hội Campuchia và tôi là Chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại Quốc hội, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia đồng thời là Chủ tịch nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Campuchia. Khi đó, vợ chồng Rainsy bày tỏ nguyện vọng sang thăm Việt Nam và phía Việt Nam đồng ý và giao cho tôi chủ trì đón tiếp và làm việc.
Tháng 10/2011, Sam Rainsy tới khu vực đang phân giới cắm mốc giữa tỉnh Long An của Việt Nam và tỉnh Svay Rieng của Campuchia, nhổ sáu cọc dấu tạm thời mang về Phnom Penh. Sau đó, ông này bị xử tù 11 năm về tội tuyên truyền thông tin sai lạc và phá hoại tài sản quốc gia, giả mạo, phát hành tài liệu và bản đồ sai trái nhằm cản trở công tác phân giới cắm mốc của Campuchia. Rainsy sống lưu vong tại Pháp để trốn tránh bản án và vừa được Hoàng gia Campuchia ân xá trong tháng 7.
Lần ấy ông Sam Rainsy đã giãi bày với tôi nhiều điều. Ông tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự chí tình chí nghĩa của quân đội và nhân dân Việt Nam, giúp nhân dân Campuchia thoát ra khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot. Ông cũng mong muốn đảng của ông cũng như cá nhân ông có được mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam.
Tuy nhiên, sau kết quả bầu cử và đảng do ông này lãnh đạo thất bại, ông ta đã có những phát ngôn có tính vu cáo liên quan đến Việt Nam, khiến tôi khá bất ngờ.
- Vì sao ông này lại đưa ra quan điểm chống lại Việt Nam?
- Theo tôi, những phát biểu và hành động của Rainsy trong những năm gần đây chống lại và vu cáo Việt Nam, là có ý đồ riêng của ông, bất chấp chân lý và sự thật, và phá hoại mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, để mưu lợi cho đảng của ông ta trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua.
Tôi nghĩ rằng, là một người có học vấn, là một chính khách, đáng nhẽ ông ấy phải có lương tâm và có hiểu biết, phải tôn trọng sự thật chứ không phải vì mục đích chính trị cho bản thân và cho đảng của mình, mà đổi trắng thay đen, chà đạp lên chân lý, vu cáo nước khác mà nhất là Việt Nam, nước đã hết lòng giúp đỡ trong thời kỳ khó khăn nhất của Campuchia. Rainsy không xứng đáng là một công dân và không xứng đáng là một chính khách.
- Ông đánh giá thế nào về quan điểm của ông Rainsy đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ ở đảo Phú Quốc của Việt Nam, cho rằng chính phủ của Thủ tướng Hun Sen hiến đất cho Việt Nam trong gần 30 năm cầm quyền và Campuchia sẽ đuổi Việt kiều về nước?
- Về Phú Quốc, có căn cứ nào chứng tỏ đó không phải là lãnh thổ Việt Nam? Cư dân Việt Nam đã sinh sống ở đó từ rất lâu đời, đó là sự thật rõ như ban ngày. Việt Nam luôn giữ quan điểm "không lấy một tấc đất của ai".
Về việc đổ lỗi, vu cáo ông Hun Sen, cũng là một hành động không tốt. Các vu cáo đó không phải là sự thật. Bản thân Thủ tướng Hun Sen từng nói rằng trước các sự kiện chính trị quan trọng của Campuchia, đảng đối lập thường nói xấu đảng Nhân dân Campuchia của ông cũng như cá nhân ông, thậm chí chính quyền của ông Hun Sen còn bị chỉ trích vì thân Việt Nam. Ban đầu ông cũng bỏ qua, nhưng sau khi những lời vu khống xuất hiện quá nhiều, Thủ tướng Hun Sen phải công khai xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng để phản đối những lời phát biểu của phe đối lập.
Theo ông Hun Sen, thời điểm mà Campuchia lâm nguy nhất, chính Việt Nam đã không quản gian khó và hy sinh để sang cứu giúp nhân dân Campuchia. Trung Quốc không giúp đỡ, Mỹ cũng không nhảy vào, mà chỉ có Việt Nam xuất hiện vào thời khắc Campuchia khó khăn nhất, nên ông Hun Sen và nhân dân Campuchia vô cùng biết ơn nhân dân Việt Nam.
Trong các chuyến thăm Campuchia của các đoàn Cựu quân tình nguyện Việt Nam thăm lại chiến trường xưa, các mẹ, các chị, các anh và người dân Campuchia đều hết lòng cảm ơn Việt Nam. Ông Hun Sen cũng nhiều lần chia sẻ rất chân thành rằng: Chúng tôi không hề ngượng ngùng vì chúng tôi thân thiết với Việt Nam. Các nước khác trên thế giới ở bên ngoài, họ không thể hiểu được hết mối ân tình này.
Trong tương lai, cộng đồng quốc tế cứ theo dõi những hành động của các bên ở Campuchia thì mọi người sẽ tự hiểu thêm về bản chất của mỗi bên và của ông Sam Rainsy.
Hình ảnh những tử tù Campuchia tại nhà tù Tuol Sleng, khu di tích ghi lại tội ác diệt chủng của chế độ Pol Pot. Ảnh: Đoàn Loan
- Trong một cuộc phỏng vấn, khi đề cập đến lập trường của CNRP, ông Rainsy nói: "Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung Quốc. Những hòn đảo ấy là của Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc", theo ông, vì sao Sam Rainsy công nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển?
- Ông ấy chẳng có căn cứ gì. Nếu có căn cứ ông ta sẽ đưa ra và Việt Nam sẵn sàng trao đổi. Dư luận quốc tế và Campuchia có thể đánh giá được những phát biểu của ông ấy thực ra chỉ là sự xu nịnh để có lợi cho đảng và cá nhân ông ta.
Đáng nhẽ sau khi được ân xá, ông Sam Rainsy phải hiểu được việc làm ân nghĩa của Quốc vương Norodom Sihamoni và Thủ tướng Hun Sen, tạo điều kiện để ông quay về xây dựng đất nước, nhưng ông ta lại bôi đen lịch sử, nịnh hót và phá hoại mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Đây không phải là hành động của một chính khách tử tế.
- Cộng đồng quốc tế có quan điểm như thế nào về việc ông Rainsy yêu cầu điều tra kết quả bầu cử?
- Đây là công việc nội bộ của Campuchia, họ vẫn đang giải quyết với nhau nên các nước khác và cộng đồng quốc tế không can thiệp. Về phía Thủ tướng Hun Sen, ông sẵn sàng cho xem xét, kiểm tra lại các khâu của cuộc bầu cử để đảm bảo tính dân chủ, công bằng, minh bạch, công khai. Đây là một hành động rất thiện chí, tôn trọng đối thủ của ông Hun Sen.
Nếu gian lận, áp đặt trong bầu cử thì không thể xuất hiện kết quả đảng CNRP có thêm nhiều ghế so với cuộc bầu cử trước. Tôi cho rằng ông Rainsy kêu gào vậy là "cố đấm ăn xôi", bất chấp tất cả mọi thủ đoạn để có lợi cho mình.
Các phát biểu của ông Rainsy mang màu sắc tính toán chính trị, lợi dụng cuộc bầu cử để kích động nhân dân Campuchia. Như vậy có thể có lợi nhất thời, nhưng không phải là chân lý và hướng đi đúng đắn, nên sẽ phải chuốc lấy thất bại.
Chúng ta vẫn luôn tin tưởng rằng nhân dân Campuchia yêu mến và biết ơn sâu sắc đối với Việt Nam như lời của Thủ tướng Hun Sen và các bà, các mẹ và người dân Campuchia đã nói.
- Xin cảm ơn ông!
Theo VNE
Vì sao quan chức hành pháp có tín nhiệm thấp? Kết quả lấy phiếu tín nhiệm cho thấy, các quan chức hành pháp có số phiếu "tín nhiệm thấp" nhiều hơn các quan chức lập pháp. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội và Hội đồng nhân dân các địa phương tổ chức thời gian qua cho thấy, các quan chức ngồi "ghế nóng" thuộc lĩnh vực hành pháp (Chính phủ,...