Chi nhánh miền Trung Tây Nguyên của ThaiBinh Seed tặng quà cho bác sĩ Quảng Nam chống dịch Covid-19
Chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên của Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed đã trực tiếp trao quà, tiền cho Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam với mong muốn cùng chung tay cùng cộng đồng vượt qua đại dịch Covid-19.
Ngày 7/8, tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, đại diện Chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên của Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed đã trao tặng các nhu yếu phẩm và tiền mặt trị giá 15 triệu đồng cho Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam với mong muốn chia sẻ những khó khăn với bệnh viện này trong việc điều trị các bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Đại diện Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam tiếp nhận hỗ trợ của lãnh đạo Chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên của Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed. Ảnh: Lê Khánh.
Ông Phạm Hữu Huế, Phó Giám đốc Chi nhánh miền Trung – Tây Nguyên của Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed cho biết, phần quà hỗ trợ này được quyên góp từ những ngày công lao động của anh chị em trong công ty. Tuy giá trị không lớn nhưng thể hiện sự chia sẻ của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên với những y, bác sĩ đang công tác tại bệnh viện đang ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh.
“Dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, chúng tôi hiểu được những khó khăn, vất vả của các y, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, những người trong tuyến đầu chống dịch. Công ty hy vọng, sự hỗ trợ nhỏ này sẽ góp phần tiếp thêm động lực cho bệnh viện nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung nhanh chóng vượt qua đại dịch này”, ông Huế nói.
Nhật ký cuộc chiến chống Covid-19 từ phòng cách ly
"Vui mừng nhưng không chủ quan. Chúng tôi luôn sẵn sàng mọi cơ sở vật chất và tâm thế để tiếp tục cho cuộc chiến chống dịch đang tiếp diễn", bác sĩ Giang chia sẻ với Zing.vn.
Khi ánh đèn ở các phòng bệnh dần tắt hẳn, bác sĩ Trần Văn Giang khép cánh cửa phòng trực chuẩn bị trở về nhà. Ca làm việc kéo dài từ 8h sáng đến 10h đêm rút hết sức lực, anh dặn dò các bác sĩ khác vài lưu ý, rồi ra về.
Là Phó trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), anh Giang ít khi phải đích thân tham gia vào ca trực muộn trừ khi có các ca bệnh nặng cần theo dõi đặc biệt. Nhưng đợt dịch này thì khác, anh đồng hành cùng đồng nghiệp để theo dõi và túc trực tại bệnh viện mỗi ngày.
Nhưng hôm nay, anh có thể về nhà và dành cho mình một giấc ngủ ngon sau gần 1 tháng cùng những y bác sĩ khác căng mình chống dịch. Hầu hết bệnh nhân của anh đã nhận kết quả xét nghiệm âm tính và xuất viện. Lúc này, anh mới có thời gian ngồi xuống và nói về khoảng thời gian vừa qua.
Zing.vn ghi lại lời vị Phó trưởng khoa Trần Văn Giang về cuộc chiến chống dịch của những y bác sĩ điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 ở khu cách ly thuộc khoa Virus - Ký sinh trùng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương).
2 tuần đầu của cuộc chiến
Nếu coi mỗi bác sĩ là một người lính trong cuộc chiến chống dịch, thì chiến tuyến của tôi và các đồng nghiệp chính là khu vực cách ly của bệnh viện. Toàn bộ y tá, điều dưỡng và bác sĩ được chia ca túc trực hàng ngày, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân tại đây.
Khác với các bệnh nhân dương tính với Covid-19 được cách ly tại khoa Cấp cứu, những người đến xét nghiệm do có triệu chứng lâm sàng sẽ nằm tại các phòng cách ly của Khoa Virus - Ký sinh trùng do tôi trực tiếp quản lý.
Video đang HOT
Trước khi tiếp nhận người đến xét nghiệm và cách ly trong đợt dịch này, toàn bộ bệnh nhân đang điều trị trước đó đã được chuyển sang khoa khác. Phòng bệnh được khử trùng sạch sẽ, giường bệnh bỏ bớt ra để đảm bảo khoảng cách mỗi giường đủ 2-3 mét. Tối đa 3 bệnh nhân một phòng, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Chúng tôi cố gắng chuẩn bị chu đáo nhất có thể cho cuộc chiến chống dịch, được xác định là sẽ kéo dài.
Vào những ngày cao điểm nhất trong đợt dịch, bệnh viện có thể tiếp nhận 15-20 bệnh nhân mỗi ngày. Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng như sốt, ho, đau họng và yêu cầu được xét nghiệm. Một vài người còn có biểu hiện của các bệnh nền khác như huyết áp cao, tim mạch. Công việc của chúng tôi trở nên nặng nề hơn so với việc điều trị các bệnh thông thường.
Các phòng bệnh trong khu cách ly ở khoa Virus - Ký sinh trùng sạch sẽ và giữ khoảng cách giữa các giường bệnh, suất cơm của bệnh nhân đầy đủ dưỡng chất. Ảnh: NT.
Việc điều trị cho những bệnh nhân này không có gì khó khăn vì đã có phác đồ điều trị để tuân theo. Với những người chưa xác định dương tính Covid-19, chúng tôi chủ yếu điều trị theo triệu chứng mạn tính và điều trị hỗ trợ các bệnh nền.
Việc khó khăn nhất là thuyết phục người bệnh nằm trong phòng cách ly chờ đợi đến khi nhận được kết quả xét nghiệm. Bệnh nhân thường sốt ruột, muốn phải có kết quả thật nhanh để xuất viện và hủy quyết định cách ly cho người thân ở nhà, nhưng điều đó vượt ngoài quyền quyết định của bác sĩ như chúng tôi.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, khoa Virus - Ký sinh trùng đã tiếp nhận và điều trị cho gần 300 ca nghi nhiễm. Một số thời điểm "nóng", bệnh nhân nằm kín tất cả các phòng bệnh để điều trị triệu chứng lâm sàng trong lúc chờ kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Thời gian đầu, chúng tôi thực sự căng thẳng vì số người nằm chờ kết quả xét nghiệm ở khoa rất đông. Không chỉ vậy, bệnh nhân ở luôn khu vực cách ly để điều trị nên áp lực với những nhân viên y tế, đặc biệt với các bác sĩ khá lớn.
Chúng tôi cũng gặp một số khó khăn với các ca có bệnh nền về tim mạch, huyết áp. Khó có thể chuyển bệnh nhân sang những bệnh viện chuyên môn để điều trị những bệnh này, vì họ đang chờ kết quả xét nghiệm Covid-19, cần cách ly tuyệt đối tại bệnh viện.
Vì vậy, bác sĩ trong khoa phải điều trị và đảm bảo sao cho bệnh nhân không có những biến chứng từ các bệnh nền này. Việc này cũng là một áp lực.
Bên trong phòng cách ly
Không ai còn lạ với bệnh cúm, một căn bệnh thông thường và phổ biến với mọi người. Nhưng bệnh cúm truyền nhiễm thì lại khác. Những căn bệnh hô hấp do virus gây ra và có tốc độ lây lan nhanh luôn gây ra sự lo lắng cho người dân.
Với chúng tôi cũng vậy. Dù đã trải qua những cuộc chiến chống dịch bệnh H5N1, MERs và một số bệnh truyền nhiễm khác, tôi vẫn không khỏi lo ngại khi liên tục tiếp nhận các thông tin về số ca nhiễm bệnh, số ca được chẩn đoán mới và những người tử vong leo thang hàng giờ ở Trung Quốc.
Khu vực cách ly được bảo đảm nghiêm ngặt, đúng quy trình phòng dịch. Ảnh: NT.
Tôi còn lo lắng hơn nữa, khi bài học về dịch SARs năm 2003 để lại nỗi ám ảnh về sự lây nhiễm đối với các nhân viên y tế trong quá trình điều trị, chẩn đoán cho bệnh nhân. Tôi không muốn bất kỳ nhân viên nào của mình gặp rủi ro khi hỗ trợ cho những bệnh nhân đang điều trị trong khu cách ly.
Vì vậy, chúng tôi nhắc nhở nhau hàng ngày về việc mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên. Các yêu cầu mở cửa phòng bệnh cho thông thoáng nhưng vẫn phải đảm bảo giữ ấm cho bệnh nhân, sát khuẩn rác thải trước khi thu gom cũng được thực hiện nghiêm túc.
Thấy khó và thấy lo không phải để không làm nữa, mà là để phòng tránh cho tốt. Sợ nhất là không biết để bảo vệ mình, chứ biết rồi thì chúng tôi yên tâm làm việc hơn mà không còn lo ngại gì nữa.
Dù tiếp nhận quá nhiều bệnh nhân trong cùng một thời điểm như vậy, nhưng nhân viên y tế của chúng tôi vẫn vui vẻ giải quyết những yêu cầu riêng của mỗi bệnh nhân.
Có những bệnh nhân yêu cầu cao về khẩu phần ăn hoặc thèm ăn những món không có trong thực đơn, bộ phận điều dưỡng cũng phải đi mua bằng được. Sữa tăng cường sức đề kháng mua về không nhân viên nào dám uống, để dành tất cả cho bệnh nhân. Mọi công đoạn chăm sóc bệnh nhân được thực hiện chu đáo từ những điều đơn giản như thế.
Thời điểm căng thẳng nhất
Kể từ giữa tháng 1, việc đầu tiên mà tôi làm khi thức dậy mỗi sáng là cập nhật tin tức về số ca nhiễm bệnh và tử vong do Covid-19 tại Trung Quốc. Tôi cảm thấy lo lắng vì cũng từng kinh qua nhiều cuộc chiến chống dịch bệnh khác. Tôi đã nghĩ rằng khả năng cao là dịch bệnh sẽ lây lan sang Việt Nam.
Dù đã lường trước sự việc, tôi vẫn không khỏi bất ngờ khi biết tin 2 bệnh nhân người Trung Quốc nghi nhiễm Covid-19 đã đến TP.HCM. Hai ca nhiễm bệnh đầu tiên được chuyển vào điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, mở đầu cho những dòng tin tức nóng về Covid-19 tại Việt Nam vào đầu tháng 2.
Liên tiếp sau đó là thông tin về những ca nhiễm mới. Bệnh nhân thứ 3 là một công nhân ở Vĩnh Phúc vừa kết thúc chuyến tập huấn tại Vũ Hán cùng 12 người khác. Những lo ngại về sự lây nhiễm từ nhóm công nhân này trở thành hiện thực khi một thành viên khác trong đoàn là cô gái ở Thanh Hóa, cũng được xác định đã dương tính với Covid-19.
Chỉ trong vài ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra một loạt chỉ đạo về việc tạm dừng lễ hội, đóng cửa khẩu, không cho người nhập cảnh từ Vũ Hán, hủy tất cả các chuyến bay từ Trung Quốc qua Việt Nam,... Những chỉ đạo này đóng vai trò quyết định trong việc kiểm soát bệnh dịch đang có diễn biến xấu tại nước ta thời điểm đó.
Thời điểm căng thẳng nhất đối với ngành y trong thời gian qua, có lẽ là khi phát hiện những ca lây nhiễm mới từ bệnh nhân ở Vĩnh Phúc đều là thành viên trong gia đình người này. Vĩnh Phúc quyết định phong tỏa, cách ly toàn bộ xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi trở thành tâm dịch khi có đến 11 người nhiễm bệnh.
Những hình ảnh về tinh thần chống dịch ở mọi nơi trong suốt thời gian qua. Ảnh: Duy Hiệu - Việt Linh.
Những ngày đó, tôi cùng các nhân viên của mình ở khoa Virus - Ký sinh trùng cũng liên tiếp nhận thêm những ca bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ đáng lo ngại. Bảng thông báo khu vực cách ly đặc biệt được dựng lên, dây barie vàng căng dọc lối vào các phòng bệnh.
Cũng trong những ngày ấy, khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận thêm những ca bệnh dương tính với Covid-19, đều là bệnh nhân người Vĩnh Phúc. Việc chăm sóc những bệnh nhân này trở nên đặc biệt khi tất cả những y tá, bác sĩ, điều dưỡng phải trang bị đồ bảo hộ kín trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Hệ thống y tế cơ sở từ xã, phường đến quận, huyện cũng thực hiện việc chống dịch rất quyết liệt. Bất cứ khi nào có thông tin từ bệnh viện gửi về, thông báo trường hợp đến khám và cách ly tại bệnh viện do có triệu chứng, nhân viên y tế phường sẽ ngay lập tức đến gia đình bệnh nhân yêu cầu khai báo dịch tễ và ra quyết định cách ly, tiến hành khử trùng.
Việc này ban đầu gây ra những phản hồi tiêu cực từ bệnh nhân, khi nhiều người cho rằng chưa có kết quả xét nghiệm thì không nên thực hiện các biện pháp như vậy, gây hoang mang cho cộng đồng xung quanh.
Có bệnh nhân còn mắng chúng tôi là sao chưa bị gì mà hàng xóm ở nhà đã bắt đầu điều tiếng, dị nghị. Tôi phải nói rằng thôi thì mình phải thông cảm. Chấp nhận dị nghị để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình.
Sự quyết liệt từ Trung ương đến địa phương trong cuộc chiến chống dịch cuối cùng cũng có những kết quả ban đầu. Ngày 26/2, bệnh nhân thứ 16 dương tính với Covid-19 đã khỏi bệnh và xuất viện, đánh dấu thành công của chiến dịch chống Covid-19 đợt 1.
Nhiều ngày nay, khoa Virus - Ký sinh trùng của chúng tôi trở nên vắng vẻ khi những bệnh nhân nằm điều trị tại đây đã có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 và xuất viện. 70 phòng bệnh chỉ còn lác đác vài bệnh nhân nằm điều trị.
Nhưng bảng ghi khu vực cách ly, dây barie vẫn chưa thể gỡ xuống.
Chúng tôi vui mừng, nhưng không chủ quan. Tất cả các phòng bệnh trống, cơ sở vật chất vẫn được giữ nguyên để sẵn sàng cho đợt chống dịch tiếp theo. Nhân viên y tế của chúng tôi vẫn túc trực, luôn trong tư thế sẵn sàng.
Ngày 27/2 - Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay, không tiệc tùng, sự kiện long trọng, chúng tôi đang cùng nhau chuẩn bị cho một cuộc đua mới trong cuộc chiến chống dịch ở "giai đoạn 2".
Theo Zing
Giám đốc Sở Y tế Gia Lai bác tin có bệnh nhân nhiễm COVID-19 Trong quá trình làm phiếu khám bệnh, bác sĩ ghi sốt xuất huyết/viêm đường hô hấp cấp do nghi nhiễm COVID-19 gây ra sự hiểu nhầm. Bệnh nhân tên V. T. S ( SN 1993, trú Đắk Pơ, Gia Lai) đi từ Đà Nẵng về có biểu hiện sốt, ho nên được người nhà đưa vào bệnh viện khám. Tại đây, bác sĩ...