Chi nghìn tỷ cho quảng cáo, Sabeco báo lãi kỷ lục gần 5.400 tỷ đồng trong năm 2019
Năm 2019, Sabeco đã chi gần 1.488 tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị, tăng 354 tỷ đồng ( 31%) so với năm ngoái. Việc gia tăng hoạt động marketing đã góp phần mang lại KQKD tích cực cho Sabeco.
Tổng CTCP Bia Rư-ợu NGK Sài Gòn – Sabeco (Mã CK: SAB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2019 với doanh thu thuần 9.729 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế quý 4/2019 của Sabeco vẫn tăng trưởng 18% lên 1.090 tỷ đồng.
Việc lợi nhuận Sabeco tăng trưởng trong khi doanh thu quý 4 sụt giảm do biên lãi gộp được cải thiện. Theo đó, lãi gộp quý 4/2019 đạt 2.547 tỷ đồng (tăng trưởng 17%), tương ứng biên lãi gộp 26,2%, cao hơn mức 21% cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, Sabeco còn ghi nhận doanh thu tài chính tăng vọt 54% lên 267,74 tỷ đồng. Ngoài ra, lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết cũng tăng trưởng 41% lên 122,37 tỷ đồng.
Cả năm 2019, Sabeco đạt doanh thu thuần 37.899 tỷ đồng – tăng 5% và lợi nhuận sau thuế 5.370 tỷ đồng – tăng 22% so với năm trước và cũng là con số lợi nhuận kỷ lục của Sabeco từ trước tới nay. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) năm 2019 đạt 7.477 đồng.
So với kế hoạch lãi 4.717 tỷ đồng trong năm 2019 thì Sabeco đã hoàn thành vượt 14% chỉ tiêu đề ra.
Video đang HOT
Năm 2019, Sabeco đã chi gần 1.488 tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị, tăng 354 tỷ đồng ( 31%) so với năm ngoái. Việc gia tăng hoạt động marketing đã góp phần mang lại KQKD tích cực cho Sabeco.
Tổng tài sản Sabeco tính tới cuối năm 2019 đạt 26.962 tỷ đồng, trong đó số dư tiền và tương đương (bao gồm gửi ngân hàng có kỳ hạn) lên tới hơn 16.500 tỷ đồng, tăng gần 4.500 tỷ đồng so với đầu năm.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Luật Phòng chống tác hại rư ợu bia "gây hại" cho cổ phiếu ngành bia?
Năm 2019, sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam ước tính đạt khoảng 4,6 tỷ lít, tăng 10% so với năm 2019. SSI Research gọi mức tăng trưởng này là "ngoài dự tính", tuy nhiên, đơn vị nghiên cứu này nhận định thị trường sẽ khó đạt được mức tăng trưởng 2 chữ số tương tự trong năm tới do tác động của Luật Phòng chống tác hại r-ượu bia.
Năm 2020, tăng trưởng sản lượng bia tiêu thụ sẽ khó đạt 2 chữ số (Nguồn: Intetnet)
Trong những năm qua, Việt Nam luôn được đánh giá là một thị trường tiêu thụ bia tiềm năng với tốc độ tăng trưởng khá mạnh mẽ. Sản lượng bia tiêu thụ tăng đều qua mỗi năm, từ mốc 2,5 tỷ lít hồi 2010 lên mốc 4,6 tỷ lít trong năm 2019.
Sự tăng trưởng về sản lượng bia tiêu thụ gắn liền với thói quen của người dùng Việt, đặc biệt là lớp trẻ với với xu thế sử dụng bia trong các cuộc giao thiệp, tìm kiếm trải nghiệm mới. Theo khảo sát của Kantar, các hộ gia đình người Việt cũng đang dịch chuyển chuyển xu thế trong đó, việc ra ngoài ăn uống trở nên khả quan hơn.
Tăng trưởng sản lượng bia tiêu thụ qua các năm (Nguồn: SSI)
Trong giai đoạn từ 2015-2019, số hộ gia đình đồng ý rằng họ ăn uống ở ngoài nhiều hơn ở nhà tăng khoảng 40%. Việc ăn uống bên ngoài tăng trưởng, đồng nghĩa với tăng trưởng sản lượng tiêu thụ bia.
Con số này tuy nhiên có thể sẽ bị ảnh hưởng sau sự ra đời của Luật Phòng chống tác hại rư-ợu bia, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, vốn rất nghiêm khắc trong các chế tài xử phạt.
Cổ phiếu ngành bia có cơ hội trong năm tới?
Bản thân ngành bia trên sàn chứng khoán trong năm 2019 lại không có diễn biến tốt đẹp như sản lượng tiêu thụ. Giá cổ phiếu ngành bia giảm 12,6% trong năm 2019, chủ yếu nguyên nhân đến từ Tổng Công ty cổ phần Bia - R-ượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, MCK: SAB).
Sabeco đã diễn ra một cuộc tái cấu trúc kể từ khi Tập đoàn Thaibev mua lại 53,59% cổ phần tại Sabeco. Theo đó, tập đoàn này "cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng và vận chuyển" từ đó tăng trưởng thị phần, doanh thu và lợi nhuận.
Cụ thể, tăng trưởng lợi nhuận ròng của Sabeco tăng trưởng 23% trong 9 tháng đầu năm 2019, tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán cổ phiếu SAB lại không quá được lòng nhà đầu tư. " Các nhà đầu tư tiếp tục tin rằng định g i á của SAB vẫn còn quá cao. Cổ phiếu đang giao dịch với mức PE là 30 lần so với mức trung bình ngành là 26 lầ n", SSI Research phân tích.
Năm 2018, Sabeco chiếm 43% thị phần bia toàn quốc, theo SSI Research, con số này đã tăng đến 45% tới năm 2019.
Sabeco chiếm thị phần lớn trong thị trường bia Việt Nam (Nguồn: SSI)
Một ông lớn khác của thị trường bia Việt Nam là Tổng Công ty cổ phần Bia - Rư-ợu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO, MCK: BHN), chiếm 14% thị phần. Việc thoái vốn nhà nước của BHN đã được nhắc đến trong thời gian dài, có thể sẽ được thực hiện trong năm 2020. Tuy nhiên, SSI không mong đợi mức định giá cao do hiệu quả hoạt động của BHN gần đây khá mờ nhạt. Nhà đầu tư ngoại Carlsberg có khả năng là người mua lại cổ phần của BHN.
Tết Nguyên Đán đang tới gần, đây cũng là thời điểm người dùng Việt Nam đẩy mạnh tiêu thụ bia rư-ợu. Tuy nhiên, từ diễn biến từ thị trường, SSI Research đã ra khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu ngành bia.
Công ty này vẫn cho rằng mức tiêu thụ bia vẫn sẽ tăng trưởng trong năm tới, tuy nhiên tốc độ tăng sẽ chậm lại./.
Theo viettimes.vn
Heineken không còn là cổ đông lớn của Sabeco sau hơn 1 thập kỷ nắm giữ Heineken Asia Pacific thu hơn 1.200 tỷ đồng sau giao dịch thoái vốn bằng phương thức thoả thuận vào sáng 15/11. Công ty Heineken Asia Pacific ngày 15/11 thông báo đã bán 5,2 triệu cổ phiếu ở Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượ-u - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Sau giao dịch, Heineken không còn là cổ đông lớn tại...