Chỉ một người biểu tình ủng hộ ông Trump trước trụ sở Twitter
30 cảnh sát đã được huy động trước trụ sở của Twitter để đề phòng các hoạt động gây rối nhưng cuối cùng, chỉ có một người biểu tình ủng hộ ông Trump xuất hiện hôm 11/1.
Chỉ có một người biểu tình phản đối Twitter xuất hiện trước trụ sở của công ty này tại San Francisco hôm 11/1, hưởng ứng lời kêu gọi của nhóm ủng hộ ông Trump trên diễn đàn Donal.win.
Trụ sở của Twitter hoàn toàn trống rỗng do công ty này cho nhân viên làm việc tại nhà trước diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19 tại Mỹ.
Thay vào đó, lực lượng cảnh sát xuất hiện dày đặc tại đây nhằm đề phòng đám đông gây bạo loạn. Trước đó vào ngày 6/1, hàng nghìn người đã tuần hành từ công viên Ellipse đến Điện Capitol ở thủ đô Washington, gây hỗn loạn.
Tuy nhiên, thực tế là chỉ có một người biểu tình bày tỏ ủng hộ ông Donald Trump, cùng với đó là 2 người phản đối ông, giơ cao khẩu hiệu phế truất Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Xung quanh tòa nhà được bao vây bởi hàng rào.
Video đang HOT
Khoảng 30 cảnh sát, có đầy đủ trang bị chống bạo động có mặt từ 8h sáng (giờ Mỹ) nhưng đã không có gì bất thường xảy ra. 3 người biểu tình cùng giới báo chí đã dời đi toàn bộ vào lúc 11.30.
Katherine King – một trong 2 người biểu tình phản đối ông Trump có mặt tại trụ sở Twitter – cho biết cô đồng tình với động thái của mạng xã hội này nhưng mong muốn Twitter có hành động sớm hơn. Sau vụ gây rối tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, cả Facebook, YouTube và Twitter đồng loạt khóa tài khoản của ông Trump.
Hàng loạt xe cảnh sát được huy động, đỗ bên sườn tòa nhà trụ sở Twitter.
Mũ bảo hiểm, vũ khí chống bạo động được đặt riêng một góc do không sử dụng đến.
Graffiti trên tường không liên quan đến vụ việc, thay vào đó đây là thông điệp cầu nguyện cho buổi tối đáng quên ngày 6/1. Theo diễn biến mới nhất, Tổng thống Trump vừa lên tiếng nhận một phần trách nhiệm về cuộc bạo động tại điện Capitol. Cuộc hỗn loạn đã làm ít nhất 5 người chết, trong đó có một cảnh sát.
Facebook, Twitter 'tiếp tay' bạo loạn tại Điện Capitol?
Theo BuzzFeed, kế hoạch tấn công Điện Capitol ngày 6/1 đã được thảo luận công khai trên mạng xã hội trong nhiều tuần nhưng không bị xử lý.
Khi lưỡng viện quốc hội kiểm phiếu để xác nhận kết quả bầu tổng thống Mỹ, hàng nghìn người đã xông vào Điện Capitol, gây náo loạn vì cho rằng cuộc bầu cử "bị đánh cắp". Đối với những nhà nghiên cứu chủ nghĩa cực hữu cực đoan trên Internet, điều đó không có gì ngạc nhiên.
"Trong nhiều tuần, những kẻ cực đoan liên tục bày tỏ trên Internet ý định tham gia biểu tình vào ngày 6/1, không nao núng khi nói đến hỗn loạn và bạo lực", Jared Holt, chuyên gia nghiên cứu chủ nghĩa cực hữu cực đoan và thông tin sai lệch tại Trung tâm Nghiên cứu Pháp y Kỹ thuật số của Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết.
Ông Trump đã bị nhiều mạng xã hội khóa tài khoản sau vụ bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6/1.
Lên kế hoạch bạo loạn trên Facebook
6/1 được xem là "ngày định đoạt" khi lưỡng viện quốc hội tổ chức kiểm phiếu đại cử tri, qua đó công nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Việc công nhận đã hoàn tất vài giờ sau khi đám đông được giải tán.
Theo BuzzFeed , kế hoạch tấn công Điện Capitol đã xuất hiện trên các diễn đàn cánh hữu và mạng xã hội chính thống. Những cuộc thảo luận ngày càng sôi nổi, mang tính bạo lực khi gần đến ngày 6/1.
Tổ chức phi lợi nhuận Advance Democracy nói với BuzzFeed rằng 50% bài đăng nổi bật trên diễn đàn cánh hữu TheDonald vào ngày 4/1 là kêu gọi biểu tình vào ngày 6/1.
"Hãy tưởng tượng nếu tất cả người yêu nước tập trung ở Washington, xông vào Thượng viện, Tòa án Tối cao và hội trường quốc hội để tiếp quản họ", thành viên website Parler cho biết trong một bình luận được Bloomberg trích dẫn. Lời kêu gọi bạo lực liên tục được đưa ra trên Parler trong suốt cuộc bạo loạn.
Người biểu tình xông vào Điện Capitol, phản đối kết quả bầu tổng thống.
Theo Business Insider , người ủng hộ Tổng thống Trump đã tập hợp thành nhiều nhóm riêng tư trên Facebook để lên kế hoạch biểu tình. Ngày 5/1, phóng viên BuzzFeed đã tìm thấy nhóm Facebook với gần 8.000 thành viên có tên "Red State Secession", kêu gọi một cuộc "cách mạng Mỹ lần thứ 2" vào ngày 6/1.
Cuộc trò chuyện trong các nhóm nhỏ, cực hữu trên Facebook trở nên bạo lực hơn khi gần đến 6/1. "Sẽ có nội chiến lớn nếu quốc hội chấp thuận cuộc bầu cử bị đánh cắp", một người dùng Facebook đăng trong nhóm "Joe Biden không phải Tổng thống của tôi", theo Bloomberg .
Trên Twitter, các tài khoản liên quan đến QAnon - nhóm cực hữu tuyên truyền thuyết âm mưu - liên tục nhắc đến ngày 6/1, với khoảng 20.800 tài khoản đề cập đến ngày này.
Cả Facebook và Twitter chưa đưa ra bình luận về những bài viết.
Sẽ ra sao nếu ông Trump mất Facebook, Twitter?
Trong 4 năm nhiệm kỳ, mạng xã hội trở thành công cụ đắc lực để ông Trump chia sẻ thông tin. Dù tổng thống nhiều lần vi phạm chính sách, cách xử lý của các mạng xã hội chỉ là gắn thẻ bài đăng, giải thích về "tự do ngôn luận" để tổng thống tiếp tục được đăng bài. Họ lo rằng sẽ bị ông Trump và đồng minh chỉ trích.
Đến ngày 6/1, cuộc nổi loạn tại Điện Capitol dường như là "giọt nước tràn ly" với Facebook, Twitter hay Google. Họ đã có hành động mạnh mẽ nhất đối với tổng thống.
Mark Zuckerberg, CEO Facebook cho biết sẽ khóa tài khoản của ông Trump ít nhất là đến 20/1, ngày nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Trong bài đăng công khai, Zuckerberg cho biết "rủi ro khi để tổng thống sử dụng dịch vụ của chúng tôi lúc này là quá lớn".
Cảnh sát và người biểu tình đụng độ tại Điện Capitol ngày 6/1.
Trước đó, Twitter và YouTube đã gỡ video ông Trump ủng hộ bạo loạn, tuyên bố cuộc bầu cử 2020 có gian lận. Twitter cũng khóa tài khoản tổng thống trong 12 giờ, dọa cấm vĩnh viễn nếu ông tiếp tục vi phạm, trong khi YouTube sẽ gắn cảnh báo với kênh đăng video sai sự thật.
Dù vậy, những động thái trên có thể chỉ là khởi đầu. Theo New York Times , một số nhân viên Twitter, Facebook muốn cấm vĩnh viễn tài khoản của ông Trump, cho rằng nguy cơ bạo lực tiếp tục xảy ra từ bài đăng của tổng thống là quá lớn.
Giải pháp trong ngắn hạn của ông Trump khi bị chặn trên Facebook, Twitter là chuyển sang những mạng xã hội thay thế như Parler và Gab. Ngày 6/1, CEO Andrew Torba của Gab xác nhận đang liên lạc với đội ngũ của Tổng thống Trump để tạo tài khoản cho ông.
Tuy nhiên, lượng người dùng và văn hóa của các nền tảng này có thể không phù hợp với tổng thống. Ngay cả khi ông Trump xây dựng mạng xã hội riêng, nó sẽ không có được điều mà Facebook, Twitter đang làm: sự theo dõi của hàng chục triệu chính trị gia, lan tỏa tin tức đến bàn làm việc mọi hãng thông tấn trên thế giới.
Ông Trump liệu có chịu được nếu thiếu Twitter? Tổng thống Mỹ từng nói ông sẽ không thể đạt vị trí bây giờ nếu không có Twitter. Viễn cảnh đó giờ đã thành hiện thực. Vào ngày 8/1, Twitter đã cấm vĩnh viễn tài khoản của ông Trump. Theo công ty này, một trong những tweet dẫn tới quyết định là khi ông Trump thông báo sẽ không xuất hiện tại buổi...