“Chỉ mong có một ly sữa mỗi tuần cho các cháu”

Theo dõi VGT trên

Chỉ mong mỗi tuần các cháu được một ly sữa, uống một viên thuố.c bổ để khỏi bị suy dinh dưỡng mà vui chơi, học tập là niềm vui lớn của các cô giáo dạy trẻ mầm non nơi đây lắm rồi”.

Đó là lời mong mỏi của cô Ngô Thị Thanh Nga – phó hiệu trưởng Trường mẫu giáo Sơn Ca (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) khi dẫn chúng tôi đến thăm điểm trường Tà Lâu và Phú Son đặt tại 2 thôn đặc biệt khó khăn của xã Ba.

Có đến tận nơi thăm trường và chứng kiến các cháu mầm non mà đa số là con em dân tộc Cơ tu vui chơi, học tập trong điều kiện hết sức khó khăn của một xã vùng cao thì mới thấy chạnh lòng và thấm thía lời chia sẻ của cô giáo Nga. Làm sao mà không thương cảm khi một lớp chỉ vẻn vẹn 24 cháu mà phải ghép đến 2 độ tuổ.i, trong số đó có đến 65% là bị thấp còi, suy sinh dưỡng.

Thiếu thốn đủ bề

Buổi sáng vùng cao sương mù còn dày đặc đã thấy các cháu bé đầu trần chân đất, ăn mặc phong phanh đi bộ đến trường. Cha mẹ các cháu phần lớn thuộc hộ nghèo và cận nghèo, phải bươn chải ruộng vườn, nương rẫy để kiếm sống nên cũng không có nhiều thời gian để chăm sóc con em. Khi hỏi : “Bố mẹ không đưa đi học à?”, cháu ALăng Thị Bênh khẽ gật đầu: “Đi làm hết rồi, tự đến trường thôi”.

Chỉ mong có một ly sữa mỗi tuần cho các cháu - Hình 1

Lớp học ghép 2 độ tuổ.i 3 và 4 có đến 65% tr.ẻ e.m bị suy dinh dưỡng.

Hai điểm trường thôn đặc biệt khó khăn Phú Son và Tà Lâu của Trường mẫu giáo Sơn Ca có tổng số học sinh là 105 em chia thành 4 lớp, trong đó 90% là tr.ẻ e.m người dân tộc Cơ tu. Mỗi điểm trường có 2 lớp, phải học ghép lớp trong điều kiện hết sức khó khăn. Phòng học chỉ có vài bộ bàn ghế gỗ, vài ba tấm chiếu để trải nền khi giá rét còn đồ chơi cho trẻ nơi đây là những mẫu gỗ thừa, những phế phẩm như miếng xốp, vỏ hộp sữa chua, vỏ sò vỏ ốc… Tất cả được các cô giáo tận dụng cắt dán, tạo hình để làm đồ chơi.

Một nhóm vài ba cháu ở lớp ghép 2 độ tuổ.i 3 và 4 ngồi bệt xuống nền phòng học đang chồng chất, sắp xếp những mẫu gỗ lên nhau. Các cháu hăng say xếp hình và trò chuyện với nhau bằng tiếng Cơ tu, chúng tôi nghe mà không hiểu được. “Các cháu bàn với nhau cách xếp gỗ để xây thành ngôi trường đấy” – cô giáo chủ nhiệm BờNướch Thị Ba Đình giải thích

Cô giáo Đình cho biết thêm: “Các cô giáo nơi đây ngoài tiếng phổ thông phải có thêm vốn từ Cơ tu mới dạy cho các cháu được vì phần lớn các cháu chưa biết nhiều. Đồ chơi cho trẻ là do các cô tự làm đấy, làm miết rồi cũng thành khéo tay cả! Các cháu chơi miết vài thứ rồi cũng chán, nên các cô ngoài việc dạy, chăm sóc trẻ còn phải tự tay vẽ tranh, làm đồ chơi để thu hút các cháu đến trường và tạo hứng thú học tập”.

Chỉ mong có một ly sữa mỗi tuần cho các cháu - Hình 2

Nơi vùng cao các cô giáo dạy trẻ rất ân cần và cần khéo tay tay để tạo các đồ chơi cho trẻ.

Video đang HOT

Chỉ mong có một ly sữa mỗi tuần cho các cháu - Hình 3

Phòng học trống trơn, chỉ vài bộ bàn ghế.

Nhà dành cho trẻ vui chơi cũng đã hư hỏng nặng nề không còn sử dụng được. Phòng dột nát, mọi thứ như đu quay, xích đu đã rỉ sét, đỗ gãy trơ khung sắt nhọt hoắc vô cùng nguy hiểm.

Chỉ mong có một ly sữa mỗi tuần cho các cháu - Hình 4

Rất nguy hiểm khi tr.ẻ e.m vui đùa trên đồ chơi đã hư hỏng.

Điều khiến chúng tôi thấy rất chạnh lòng là các cháu phải đi tiểu, đại tiện phải một tay bụm mũi và tự tìm chỗ đi vệ sinh gần trường vì nhà vệ sinh bị xuống cấp trầm trọng, bỏ hoang nhiều năm nay, cỏ mọc um tùm.

Cô BờNướch Thị Ba Đình bùi ngùi: “Nhà vệ sinh không có, chừ biết làm răng, còn nhà dành cho trẻ vui chơi đã hư hỏng nên nhà trường đã cấm và không cho các cháu sử dụng vì nguy hiểm. Nhưng khi tan trường, các cô về hết các cháu lại nán lại vào đùa giỡn trong đó. Nguy hiểm lắm, sợ lắm vì giám sát đến mấy cũng có lúc cô giáo lơ là không theo dõi được”.

Chỉ mong có một ly sữa mỗi tuần cho các cháu - Hình 5

Khu vệ sinh xuống cấp nghiêm trọng đã bị bỏ hoang.

Đa số trẻ bị suy dinh dưỡng

Vào tiết học, cả lớp đang tròn môi uốn lưởi để đọc bảng chữ số theo cô giáo. Nhìn các em đều còi cọc, hốc hác, mủi dãi thò lò vì cảm lạnh. Chốc chốc cô giáo lại phải dùng tập đọc để đi lau mũi cho các cháu.

Cô Võ Thị Thúy kế toán kiêm công tác chăm sóc trẻ của trường cho biết: “Theo số liệu thống kê cuối năm 2011, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở tr.ẻ e.m dưới 5 tuổ.i trong nhà trường là 60%, đa số là tr.ẻ e.m Cơ tu ở thôn đặc biệt khó khăn như Tà Lâu, Phú Son. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt, iốt… là tương đối phổ biến”.

Theo lời anh Nguyễn Văn Nhếch – Trưởng thôn Tà Lâu: “Người dân nơi đây đa số là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên chế độ dinh dưỡng trong từng bữa ăn là quá thiếu hụt, chỉ có sắn ngô và rau rừng. Sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ cũng không nhiều vì họ phải tất bật lao động kiếm cái ăn”.

Trên đường chúng tôi trở về, mái trường mẫu giáo thôn Tà Lâu đã lùi xa nhưng hình dáng của những đứ.a tr.ẻ cọc còi vì suy dinh dưỡng đang vui đùa trong căn nhà đã xuống cấp trầm trọng như vẫn còn ám ảnh. Lời mong mỏi “làm sao để các cháu có thêm hộp sữa, viên thuố.c bổ” của cô hiệu trưởng Ngô Thị Thanh Nga vẫn còn văng vẳng mãi trên chặng đường về…

Đông Phước

Theo dân trí

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải

Ngày 2/2, đồng loạt các trường THPT của 12 quận, huyện Thủ đô mới bước vào ngày đầu tiên thực hiện ca chiều học đến 19h. Khung giờ mới này khiến cho không ít học sinh uể oải, còn một số giáo viên thì chán nản bởi rát cổ giảng bài nhưng trò lại l là.

Khác với những ngày trước đây, sau 17h50 toàn bộ khu vực trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm) đã vắng vẻ thì hôm nay thực hiện lịch học mới đèn điện sáng trưng. Trong trường, cả thầy Hiệu trưởng và cô Hiệu phó đều phải túc trực trước cổng để quản lý giám sát đồng thời chấn chỉnh các lớp cần phải thực hiện nghiêm túc quy định về khung giờ mà UBND thành phố Hà Nội ban hành.

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải - Hình 1

để thực hiện khung giờ học mới (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Trò chuyện cùng Hiệu trưởng nhà trường, thầy Bình cho biết: "Ngày đầu thực hiện quy định mới nên cả Ban giám hiệu nhà trường phải túc trực để điều hành một cách nghiêm túc. Ngay cả cô Quỳnh (Hiệu phó Nhà trường-PV) có con học ở trường THCS cũng phải thuê xe ôm đến đón".

18h30 phút, tiếp cận một vài lớp học của trường THPT Việt Đức mới thấy sự bất hợp lý trong khung giờ mới. Trong khi cô thì rát cổ giảng bài trên bảng thì ở phía dưới HS ở trạng thái muôn vẻ muôn màu. Có em thì trầm tư chống cằm nghe giảng nhưng mắt lại lim dim, có HS thì mệt mỏi nằm úp mặt trên bàn. Thậm chí có em có lôi cả bim bim, lưng khô... đặt ngay trên bàn học để "lót dạ" chống đói.

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải - Hình 2

18h30, trong khi cô thì rát cổ giảng bài thì ở dưới một số học sinh lại có vẻ l là... (Ảnh: Quang Phong)

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải - Hình 3

Gần 19h, học sinh bắt đầu nhốn nháo với tinh thần rời lớp học càng nhanh càng tốt. Dồn toàn sức lực để ùa xuống bậc cầu thang, có HS chạy ngay đến khu vực lấy xe để về nhà ngay, có em thì lại tấp vào quán rong để mua đồ ăn lót dạ.

Một em học sinh có tên là Dũng- lớp 12D2 bộc bạch: "Hôm nay mới ngày đầu thực hiện nhưng em đã cảm thấy mệt mỏi. Tất nhiên việc học muộn như thế này khiến khả năng tiếp thu bài giảng giảm đi. Trước mắt em cũng xác định là cố thực hiện để xem như thế nào đã". Dũng cũng cho biết, nhà em cách trường khoảng 4 cây số, đi xe đạp về đến nhà cũng phải 20h. Em chưa biết tối nay mình sẽ nghỉ ngi và bố trí học bài như thế nào.

Khác với trường THPT Việt Đức, học sinh THPT trường DL Vinh (c sở ở khu Mỹ Đình) tan lớp từ lúc 17h15 nhưng với tinh thần thực hiện nghiêm tức chỉ thị của Phòng GD-ĐT và Sở GD-ĐT Hà Nội nên trường đành phải "giam" học sinh đến 19h mới mở cổng cho ra về. Với việc ở lại trường không phải học nên đủ thứ trò diễn ra. Lớp thì túm tụm lại "buôn dưa lê", lớp thì kéo nhau xuống căng tin trường "đậ.p ph.á".

Nhiều HS lớp 11D2 của trường tâm sự: "Nhà bọn em ở Đông Anh, Sóc Sn nên khi rời trường lúc 19h thì đến tận 20h30 may ra mới về đến nhà. Ăn uống, nghỉ ngi đến 23h lại vào bàn học ôn bài đến 1h sáng. Ngủ thì chỉ được khoảng 4-5 tiếng thôi. Với khung giờ mới bọn em phải có mặt ở trường từ 13-14 tiếng mỗi ngày".

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải - Hình 4

Sở dĩ học sinh trường i tiêu hao 13-14 tiếng mỗi ngày cho việc học là do trường học 2 buổi/ngày chứ không phải là học hai ca như một số trường khác. Điều đặc biệt ở trường Vinh là từ điểm xe buýt đến trường khá xa nên sau khi tan trường các em lại phải đi bộ quãng đường gần 1km mới bắt được xe.

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải - Hình 5

Tan trường lúc 19h, HS vội vã ra về. Nhà ở gần thì còn đi được xe đạp, ở xa lại phải kéo nhau đi bộ quãng dài đến các điểm xe buýt (Ảnh: Quang Phong)

Đó là nỗi khổ HS, còn giáo viên thì chỉ biết lắc đầu. Một số giáo viên của trường THPT Việt Đức vừa tan tiết 5 (kết thúc lúc 19h-PV) bước xuống phòng Hội đồng than thở với nhau: "Học trò của em chẳng chăm chú nghe giảng, đâu óc cứ để đi đâu ấy. Cứ thực hiện học kiểu này thì nguy to".

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải - Hình 6

Bất cập trong việc đổi giờ khiến giáo viên nản và bức xúc. (trong ảnh HS trường THPT Việt Đức tan lớp khi trời đã tối mịt- Ảnh Nguyễn Hùng)

Khó khăn hn là cảnh một giáo viên của trường phải dạy tiết 5 nhưng lại có con nhỏ học tiểu học. Sau cuộc hành trình lặn lội đón con cô đành phải đưa "cục cưng" của mình quay trở lại trường để hoàn thành nốt công việc. Hậu quả là cu cậu đành phải ăn tạm và lôi bài tập ra làm để chờ mẹ...

Căng tin "cháy hàng"

Một nhân viên bán hàng ở căng tin trường DL Vinh hồ hởi cho hay: "Sau hai ngày trường thực hiện việc "giam" HS đến 19h thì lượng tiêu thụ đồ ăn, thức uống của căng tin tăng khá mạnh. Món khoái khẩu nhất của các em là mì gói".

Học đến 19h: Giáo viên nản, học sinh uể oải - Hình 7

Nhân viên căng tin tất bật phục vụ HS và lượng hàng tiêu thụ nhiều nhất là mì gói. (Ảnh: Nguyễn Hùng)

Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức buồn rầu chia sẻ thêm: "Với khoảng thời gian nghỉ giữa các tiết không nhiều mà sau tiết 3 (khoảng 17h15-PV) thì trò nào cũng thấy đói nên đều tập kết về căng tin. Nhìn cảnh chen lấn, nước, mì tôm ri vãi khắp căng tin mà tôi thấy buồn. Nên chăng chúng ta cho các em tan học vào lúc 18h thì hợp lý hn".

Nguyễn Hùng -Quang Phong

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nhắn tin hỏi học sinh "không đi học thêm thật hả", cô giáo ở TP.HCM phải viết tường trình, hé lộ nội dung
10:52:18 06/10/2024
Chung kết Miss Cosmo 2024: Tân Hoa hậu rơi vương miện, Xuân Hạnh dừng chân Top 5
06:38:12 06/10/2024
Đêm tân hôn, nhìn thấy mẩu giấy trong phòng bì mừng cưới ở đầu gường, tôi nổi giận bỏ về nhà ngay lập tức
07:51:55 06/10/2024
Cuộc sống của mỹ nhân đình đám sau khi bị gán mác "máy đẻ" cho giới thượng lưu giờ ra sao?
08:25:56 06/10/2024
Đêm trước ngày tái hôn chồng cũ bất ngờ tìm đến nhà, anh đưa cho tôi 2 món đồ nhìn thấy hiện vật mà tim tôi đau xé
08:22:55 06/10/2024
Mỹ nam cổ trang hút 20 triệu view vì nhan sắc thần tiên, đến cả bóng lưng cũng như xé truyện bước ra
06:26:33 06/10/2024
Anh chồng đòi chia tài sản, tôi lấy ra một hộp quà cũ đưa anh thì anh ôm mặt khóc, từ bỏ không đòi nhà nữa
07:37:29 06/10/2024
Miss Cosmo 2024: Indonesia đăng quang không bàn cãi, Việt Nam băng băng top 5
08:09:01 06/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xoài Non đăng hình "ẩn ý", Xemesis dính như sam với tình mới, CĐM bất ngờ

Trẻ

13:07:07 06/10/2024
Chia tay văn minh, cặp đôi Xemesis và Xoài Non hiện vẫn giữ mối quan hệ bạn bè sau ly dị. Giữa tháng 6, Xoài Non xác nhận đã chia tay Xemesis khiến dân tình bàn tán xôn xao.

3 ý tưởng cho nàng phối đồ với áo khoác chuẩn tài phiệt như Park Shin Hye

Phong cách sao

13:04:22 06/10/2024
Tuân thủ bảng phối tone sur tone, Park Shin Hye linh hoạt trong việc lựa chọn tông màu đồng điệu để tổng thể hài hòa nhất. Chỉ một chút biến hóa ở kiểu áo khoác, người đẹp cho thấy cá tính thời trang vô cùng đa dạng từ nghịch ngợm cho đ...

Phần ứng xử cồng kềnh của Hoa hậu Xuân Hạnh: Do Kim Duyên nói tiếng Anh dở hay thí sinh cố tình câu giờ?

Sao việt

12:54:51 06/10/2024
Phần thi ứng xử của đại diện Việt Nam - Bùi Xuân Hạnh trong đêm chung kết Miss Cosmo 2024 gây khó hiểu và khiến Á hậu Kim Duyên bị soi mói.

MEOVV lộ giọng thật, 1 thành viên phá team tan nát, vẫn được khen điểm này!

Sao châu á

12:53:35 06/10/2024
Được kỳ vọng sẽ mang đến làn gió mới cho Kpop, nhưng MEOVV từ khi ra mắt đến nay dường như chưa có gì nổi bật. Điều này khiến fan nhạc không khỏi thất vọng, song vẫn rất tò mò về giọng live của nhóm.

Điểm mặt những trang phục đáng chú ý trong lần chỉnh giá lớn nhất của Liên Quân Mobile

Mọt game

12:48:25 06/10/2024
Trong số hàng trăm trang phục giảm giá, đây vẫn là những lựa chọn được game thủ ưu tiên hàng đầu. Vừa qua, Garena đã chơi lớn , đại hạ giá cả trăm trang phục để chào đón năm 2024 bùng nổ.

Lực lượng Liên hợp quốc tại Liban không rời vị trí bất chấp đề nghị của Israel

Thế giới

12:46:05 06/10/2024
UNIFIL cũng tuyên bố: Chúng tôi thường xuyên điều chỉnh trạng thái và hoạt động của mình, cũng như có các kế hoạch dự phòng sẵn sàng kích hoạt nếu thật sự cần thiết .

Trò chơi có nhiều tư thế nhạy cảm gây tranh cãi tại Đảo Thiên Đường

Tv show

12:36:49 06/10/2024
Nhiều khán giả cho rằng trò chơi này vượt qua giới hạn của sự thoải mái và có thể gây hiểu lầm về mối quan hệ giữa các cặp

Phản ứng khó lường của Pháo khi người yêu cũ có người yêu mới

Netizen

12:30:07 06/10/2024
Mới đây, rapper Tez (Nguyễn Đình Dương, SN 2001) gây bất ngờ khi đăng clip công khai người yêu mới tên Kim Chi. Theo đó, cả hai đu trend nhảy TikTok thể hiện sự ăn ý và kết thúc bằng màn khóa môi đầy ngọt ngào.

Bỏ quy định người dân được giám sát CSGT bằng máy ghi âm, ghi hình

Tin nổi bật

12:20:01 06/10/2024
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 46/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019, quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Gần 150 chiến sĩ truy bắt đối tượng ché.m một trưởng công an xã ở Yên Bái

Pháp luật

12:08:19 06/10/2024
Gần 150 cán bộ công an ở Yên Bái được huy động để truy bắt 2 đối tượng dùng hun.g kh.í tấn công Trưởng Công an xã Tân Hương (huyện Yên Bình).

Rating Love Next Door lại giảm, biên kịch bế tắc quá rồi!

Phim châu á

11:58:13 06/10/2024
Dựa trên thống kê của Nielsen Korea, tập 15 đã đạt mức rating trung bình là 7.0% đối với khu vực Seoul và 6.1% trên toàn quốc, giảm 1% so với tập 14 trước đó.