Chỉ mất 100 ngàn đồng, tôi đã tạo ra phụ kiện giúp “ghép đôi” 2 loa bluetooth bất kỳ thành hệ loa vòm
Tính năng ghép đôi là tính năng chỉ xuất hiện trên các loa bluetooth đời mới và phải là 2 loa giống hệt nhau.
Loa Bluetooth thời gian gần đây đã trở nên vô cùng phổ biến bởi nó nhỏ gọn, âm thanh chấp nhận được và sự tiện dụng mà nó mang lại.
Không chỉ dừng lại ở một chiếc loa nghe nhạc bình thường, ngày nay nhiều hãng làm loa cao cấp đã trang bị cho sản phẩm của mình tính năng ghép đôi (pair) giúp chiếc loa Bluetooth giống nhau trở thành 2 vế của một dàn âm thanh, tạo ra được hiệu ứng âm thanh vòm rất độc đáo.
2 loa sau khi “ghép đôi” sẽ trở thành loa trái và loa phải của 1 dàn loa lớn.
Điều đáng tiếc là để có tính năng đó, ít nhất 2 loa phải giống hệt nhau, sau đó là loại loa đó phải có tính năng kết nối với nhau hay gọi là ghép đôi sử dụng công nghệ TWS.
Mặc dù tính năng ghép đôi bằng công nghệ TWS (True Wireless Stereo) rất ít được trang bị trên loa Bluetooth nhưng nó lại bắt đầu khá phổ biến trên các loại tai nghe, thậm chí là những loại tai nghe siêu rẻ tiền, chất lượng siêu thấp cũng đã được trang bị.
Tai nghe siêu rẻ tiền cũng đã có tính năng TWS
Tận dụng điểm này, chúng tôi đã thử lấy 1 chiếc tai nghe True Wireless giá dưới 100 ngàn đồng để chế ra thiết bị giúp kết nối 2 loa khác loại, chẳng cần có tính năng ghép đôi mà thậm chí cũng không nhất thiết phải là loa Bluetooth luôn, miễn là loa có cổng 3.5mm là được.
Hãy cùng bắt đầu thôi!
Chuẩn bị:
- 1 bộ tai nghe TWS rẻ tiền, đồ cũ hỏng cũng được miễn là vẫn đang ghép đôi được với nhau bình thường.
- 2 đầu cáp 3.5mm cắt ra từ các tai nghe máy tính hỏng hoặc dùng 1 sợi cáp audio 3.5 mm cắt làm 2 cũng được.
- Dụng cụ cần thiết như kìm, băng dính, dụng cụ hàn v.v…
Bước 1:
Mở phần chứa màng loa của tai nghe ra, chúng ta sẽ thấy mỗi tai có 2 dây được nối vào màng loa nam châm. Đây chính là nơi tín hiệu âm thanh được truyền ra màng loa và phát thành tiếng cho người nghe.
Dây trắng chính là dây GND, dây xanh là dây âm thanh.
Bước 2:
Dùng mỏ hàn nhiệt, nhà mối hàn ở vị trí màng loa ra.
Video đang HOT
Bước 3:
Tuốt đầu dây của 2 dây 3.5mm để lộ phần dây đồng dẫn điện ra.
Dùng bật lửa hơ nóng rồi rút vỏ ra sẽ đảm bảo dây không bị đứt so với dùng kìm hoặc dao.
Bước 4:
Dùng đồng hồ kiểm tra vị trí tương ứng của dây với vị trí khoang trên chân 3.5 mm.
Tìm dây ứng với các vị trí như trên.
Với dây 3.5mm dùng ở microphone của tai nghe máy tính, 2 dây trái phải đã được nối sẵn với nhau. Còn dây audio 3.5mm thì cần xoắn chung 2 tai trái phải trước.
Bước 5:
Sau khi xác định được vị trí Trái, Phải và dây Mass chung (GND) thì hàn với tai nghe theo nguyên tắc: Mass nối với Mass, 2 vế trái phải trên dây 3.5mm hàn chung lại và hàng vào dây còn lại của tai nghe.
Thông thường dây GND sẽ được dùng bằng dây trắng hoặc đen, dây còn lại sẽ là dây có màu. Nên ở đây chúng ta hàn dây trắng với dây GND của cáp 3.5, và dây xanh với 2 dây còn lại của sợi cáp.
Bước 6:
Hàn hoàn tất, có thể cắm thử luôn vào cổng 3.5mm của loa để kiểm tra âm thanh
Kết nối tai nghe với điện thoại và bật thử nhạc, nếu loa phát ra âm thanh là thành công.
Bước 7:
Khi kiểm tra âm thanh đã phát ra bình thường, chúng ta tiến hành dán băng dính để cách điện và bảo vệ mối nối.
Làm tương tự với tai còn lại.
Bước 8:
Bật 2 tai nghe lên và ghép đôi chúng với nhau như bình thường.
Tai nghe loại này pair bằng cách bấm đúp 2 nút trên 2 tai cùng lúc.
Bước 9:
Cắm tai trái vào loa nào đặt bên trái và tai phải vào loa nào đặt bên phải phòng.
Bước 10:
Thưởng thức âm nhạc với âm thanh vòm sống động và mới lạ.
Lưu ý:
Do là 2 loa khác loại nhau nên các bạn cần chỉnh max volume trên cả 2 loa sau đó điều chỉnh nhỏ lại bằng điện thoại để 2 loa có sự đồng nhất về âm lượng. Nếu 2 loa có công suất chênh lệch nhau lớn thì cần giảm âm lượng trên loa to hơn bằng phím cứng để âm lượng từ 2 loa đều nhau hơn.
Chúc bạn đọc thành công với thiết bị thú vị này!
Theo Genk
Trên tay loa bluetooth trong hộp khoai tây Pringles: Chỉ được cái đáng yêu, chớ mong đợi gì nhiều
Kể cả nghe không hay nhưng vẫn có giá trị sưu tầm, quá đáng yêu.
Ở Việt Nam, Pringles có vẻ không cổ điển bằng snack "Bim Bim" nhưng vẫn rất quen thuộc với người tiêu dùng.
Trên thực tế, thương hiệu snack khoai tây này đã xuất hiện ở Mỹ vào năm 1967 với tên gọi "Pringle's Newfangled Potato Chips", là công ty con của tập đoàn Procter & Gamble (P&G). Đến năm 2012, P&G bán Pringles cho Kellogg's.
Tính đến năm 2011, Pringles đã có mặt tại hơn 140 quốc gia, đến năm 2012 trở thành thương hiệu snack lớn thứ tư thế giới, sau Lay's, Doritos và Cheetos.
Có thể bạn chưa biết, snack của Pringles chỉ có 42% là khoai tây, còn lại là tinh bột khác.
Trong Springer campaign 2019, chiến dịch marketing mới tại hơn 140 quốc gia của Pringles - khách hàng có thể nhận được một cái loa y hệt như lon khoai tây Pringles.
Không nhìn thấy mặt loa bên trên thì đố phân biệt được...
Bằng cách nào đó, tờ Gigazine của Nhật đã có được cái loa này trước những người hâm mộ trên toàn thế giới. Cùng xem xem nó có ra gì không nhé.
Hộp loa Pringles có màu đỏ chói chang, đương nhiên phải có logo Mr. Pringles rồi. Bên cạnh là hình minh họa cái loa và vài dòng chữ tiếng Nhật
Đập hộp
Bên trong là cái loa và hướng dẫn sử dụng
Nhìn từ dưới lên, nó y hệt như lon Pringles 53g, màu sắc chói chang hơn một chút
Nếu như máy mp3 trong hộp sữa đậu thay đổi hoàn toàn thông tin sản phẩm, loa Pringles lại giữ nguyên. Ví dụ như bảng thành phần dinh dưỡng chẳng hạn
Như đã nói ở trên, không nhìn thấy cục "woofer" ở trên thì đố phân biệt được đâu là cái loa, đâu là lon khoai tây
Bên dưới là công tắc nguồn, cổng Aux, cổng sạc và đèn LED báo nguồn
Ngoài việc cấp nguồn qua USB, loa Pringles có thể dùng ngoài trời nhờ 3 cục pin tiểu. Dòng chữ dưới cùng bên trái quả thật rất quen thuộc, nhiều món đồ điện tử mua ở chợ đêm Kỳ Lừa hoặc cửa khẩu Tân Thanh cũng có
Vặn ra cái xem như nào
Mấy cục pin khô đi kèm chắc là đồ xịn (đoán thế)
Có thể kết nối với loa Pringle qua cáp 3.5mm hoặc bluetooth. Tóm lại là smartphone khoảng 5 năm quay đầu sẽ kết nối được hết
Tên của nó là khi hiển thị thiết bị bluetooth là "wireless speaker"
Chất âm của loa Pringles giống như ai đó bị xoang, đang nghẹt mũi. Thậm chí, không có nút chỉnh âm lượng trên loa. Tóm lại là không có gì kỳ vọng về mặt âm thanh, chỉ là trông nó lạ đời và đáng yêu thôi.
Theo thông tin trên website tiếng Nhật của Pringles, có thể đem 19 nắp lon các loại vị đến cửa hàng gần nhất để đổi loa.
Theo G.Z
Klipsch nâng cấp series loa Heritage: thêm trợ lý ảo và nhiều sản phẩm mới Dòng loa bluetooth Klipsch Heritage đã quá nổi tiếng với người dùng nhờ chất âm cũng như thiết kế của mình trong suốt thời gian qua. Tại sự kiện CES2019 sắp tới, Klipsch sẽ nâng cấp loạt sản phẩm 2 năm tuổi của mình với nhiều tính năng cùng thiết kế mới. Bên cạnh đó, hãng còn ra mắt thêm 3 sản phẩm...