Chỉ mất 10 phút để đăng ký tiêm vaccine Covid-19 online
Đây là kênh đăng ký tiêm vaccine ngừa Covid-19 và lưu trữ chứng nhận tiêm chủng cho người dùng.
Ngày 10/7, nền tảng quản lý tiêm chủng vaccine Covid-19 trên toàn quốc đã được triển khai. Toàn bộ quy trình từ đăng ký tiêm chủng tới tra cứu lịch sử, kết quả tiêm chủng đều có thể thực hiện qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.
Hiện Sổ sức khỏe điện tử đang đứng top 1 ứng dụng y tế được tải xuống trên hai nền tảng Google Play và App Store. Đây được xem là ứng dụng dành cho toàn xã hội. Vì vậy, giao diện và cách dùng đơn giản là yếu tố tiên quyết giúp ứng dụng được người dân đón nhận rộng rãi.
Ngay sau khi nhận được thông tin, tôi đã cài đặt ngay. Tổng thời gian cài đặt, khai báo và đăng ký tiêm vaccine của ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử chưa tới 10 phút. Người dùng cần chuẩn bị một số thông tin để quá trình đăng ký nhanh chóng và chính xác.
Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử có dung lượng nhẹ, ít tiêu tốn pin, giao diện đơn giản dễ dùng.
Những thứ cần chuẩn bị
Yếu tố quan trọng nhất để định danh người dùng trong ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử là số căn cước công dân/chứng minh nhân dân. Nếu đã có bảo hiểm y tế, người dùng cần chuẩn bị số thẻ. Ngoài ra, các thông tin về cân nặng, chiều cao, nhóm máu cũng được sử dụng để tạo thành sổ sức khỏe điện tử cho người dùng.
Ở bước đầu tiên, tôi tìm kiếm ứng dụng có tên Sổ sức khỏe điện tử trên Google Play. Kết quả trả về có khá nhiều ứng dụng. Người dùng cần lưu ý chỉ chọn tải app từ nhà phát hành có tên Văn phòng Bộ Y tế Việt Nam với biểu tượng màu đỏ tím, có hình trái tim màu trắng ở giữa. Để tránh tải nhầm, người dùng có thể truy cập liên kết https://hssk.kcb.vn/#/sskdt để tải ứng dụng.
Ngoài sử dụng đăng ký tiêm vaccine Covid-19, người dùng có thể khai báo y tế ngay trên ứng dụng.
Ứng dụng này yêu cầu các quyền truy cập như: máy ảnh, danh bạ, vị trí, micro, gọi điện thoại, bộ nhớ… Những quyền truy cập này phục vụ cho hàng loạt tính năng bên trong ứng dụng như quét mã QR, gọi đường dây nóng…
Đầu tiên, ứng dụng yêu cầu tôi điền thông tin cá nhân. Các thông tin quan trọng như tên, giới tính, ngày sinh, số cccd/cmnd… sẽ có dấu hoa thị. Đây là những mục người dùng không thể bỏ qua. Các thông tin khác như cân nặng, chiều cao, nhóm máu người dùng có thể bỏ qua. Cá nhân tôi chọn điền đầy đủ.
Video đang HOT
Ở phần địa chỉ, ứng dụng không đề cập là nơi thường trú hay tạm trú. Tôi chọn nhập địa chỉ thường trú. Tôi mất khoảng 1 phút để hiểu từ KCB trong ứng dụng mang nghĩa là “Khám chữa bệnh”. Tôi nghĩ nhà phát triển ứng dụng nên ghi rõ mục này. Bên cạnh đó, mục Khu vực cũng không được mô tả rõ ràng.
Ngoài đăng ký thông tin cá nhân, người dùng còn có thể đăng ký giúp các thành viên trong gia đình.
Đăng ký tiêm chủng
Khi chọn mục Đăng ký tiêm chủng, các thông tin người dùng dùng để đăng ký tài khoản sẽ được tự động điền vào biểu mẫu. Ngoài ra, các mục khác như Nhóm nghề nghiệp, đối tượng là nơi người dùng cần nhập thêm thông tin.
Bước tiếp theo, người dùng sẽ được yêu cầu nhập thông tin tiền sử tiêm. Mặc định các mục sẽ được đánh dấu là không. Tuy vậy, cá nhân tôi nghĩ nhà phát triển nên bỏ phần tick tự động này để người dùng đọc kỹ từng mục trước khi điền.
Chỉ mất 10 phút để tải và đăng ký tiêm vaccine trên ứng dụng.
Cuối cùng, người dùng sẽ đến bước xác nhận tiêm chủng. Các nguy cơ của việc tiêm chủng được đề cập trực quan và dễ hiểu ở phần này. Cam kết quan trọng nhất của người dùng là trong 14 ngày qua không tiêm bất kỳ loại vaccine nào.
Sau khi xác nhận, thông tin đăng ký tiêm chủng sẽ được lưu ở mục Lịch sử đăng ký tiêm. Tổng thời gian tải và đăng ký tiêm tiêu tốn của tôi chưa đến 10 phút.
Các tính năng cần được cải thiện sớm
Ngoài đăng ký tiêm Covid-19, ứng dụng còn tích hợp hàng loạt tính năng như: Khai báo y tế, Xác nhận tiêm chủng, Chứng nhận tiêm chủng, Phản ứng sau tiêm và Đặt khám chữa bệnh .
Tính năng Khai báo y tế cho phép người dùng nhập dữ liệu sức khỏe và tạo thành mã QR tương tự các ứng dụng trước đây. Việc tích hợp vào cùng một ứng dụng giúp người dùng không phải tải quá nhiều app, tiết kiệm không gian lưu trữ. Trên thực tế, ứng dụng chiếm không gian lưu trữ rất nhỏ.
Ngoài Khai báo y tế, người dùng có thể phản hồi các triệu chứng sau tiêm cho cơ quan y tế bằng ứng dụng. Tính năng Xác nhận tiêm chủng chỉ có thể sử dụng khi người dùng đăng ký tiêm chủng thành công và nhận được lịch hẹn từ cơ quan y tế.
Một số người đã tiêm nhưng cơ sở dữ liệu chưa được cập nhật ngay, phải chờ ít nhất 2-3 ngày.
Mục Đặt khám chữa bệnh có cung cấp một số dịch vụ tư vấn, thăm khám tại các bệnh viện lớn. Tuy nhiên, số lượng bệnh viên, y bác sĩ vẫn còn đang hạn chế.
Tôi cho rằng Số sức khỏe điện tử nên được tích hợp thêm tính năng truy vết tiếp xúc gần, tương tự Bluezone. Điều này sẽ giúp người dân tiện lợi hơn trong việc khai báo thông tin dịch tễ, theo dõi tiếp xúc gần, đăng ký tiêm chủng trên cùng một ứng dụng.
Hộ chiếu vaccine bên trong điện thoại
Cuối cùng, tính năng được người dân quan tâm nhất chính là Chứng nhận tiêm chủng. Người dùng không phải nhập bất kỳ thông tin nào ở tính năng này. Chứng nhận tiêm chủng sẽ hiển thị một mã QR kèm thông tin lịch sử ngừa Covid-19 của người dùng. Thông tin chi tiết gồm loại vaccine, số mũi đã tiêm, ngày tiêm, số lô vaccine, địa điểm tiêm…
Chia sẻ với Zing , ông Lưu Thế Anh, Phó giám đốc Trung tâm giải pháp Y tế của Viettel Solutions cho biết thông tin ở trong mã QR của ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử tương đương với tờ giấy chứng nhận được cấp sau khi tiêm. Dữ liệu này sẽ được lưu trên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia, do Bộ Y tế quản lý.
Đại diện của Viettel Solutions cũng cho biết đơn vị này ứng dụng công nghệ blockchain để đảm bảo an toàn thông tin và tính duy nhất của mã QR.
Chứng nhận tiêm chủng có giá trị tương đương giấy chứng nhận được cấp sau khi tiêm.
“Mã cũng dùng để phân biệt giữa các lần tiêm, trong đó lần tiêm thứ nhất là vòng màu vàng xung quanh mã QR, và lần thứ hai là vòng màu xanh”, ông Thế Anh chia sẻ.
Hiện một số người dùng dù đã tiêm vẫn chưa được chứng nhận thông tin trên ứng dụng này. Trả lời Zing , đại diện Viettel Solutions, công ty phát triển hệ thống cho biết việc cập nhật thông tin sẽ phụ thuộc vào cán bộ y tế tại cơ sở tiêm chủng.
“Việc nhập dữ liệu sẽ do chính cán bộ tại cơ sở tiêm chủng thực hiện. Người dân có thể kiểm tra chứng nhận tiêm chủng sau khi các cơ sở y tế nhập toàn bộ thông tin tiêm chủng lên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Do số lượng người tiêm rất lớn, các cơ sở y tế cần thời gian để nhập liệu thông tin của từng đối tượng, vì vậy một số người sẽ có chứng nhận tiêm chủng muộn vài ngày”, đại diện Viettel Solutions cho biết.
Ngoài ra, toàn bộ dữ liệu tiêm chủng do Bộ Y tế quản lý, được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn bảo mật, tính minh bạch và đồng bộ.
Đăng ký tiêm vaccine Covid-19 qua ứng dụng
Người dân có thể đăng ký tiêm chủng qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, hoặc đăng ký bằng giấy để được hỗ trợ nhập lên ứng dụng.
Việc tải ứng dụng có thể thực hiện bằng cách truy cập đường link https://hssk.kcb.vn/#/sskdt. Ngoài ra, người dân có thể tìm ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" do Văn phòng Bộ Y tế phát hành trên hai kho iOS và Android.
Ba bước đăng ký tiêm vaccine Covid-19 trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử.
Với người không sử dụng smartphone, việc đăng ký được thực hiện bằng giấy theo biểu mẫu, và gửi về UBND xã, phường, thị trấn. Sau đó, địa phương sẽ hỗ trợ nhập nội dung vào phần mềm Sổ sức khỏe điện tử. Tại một số tổ dân phố, việc đăng ký còn được thực hiện thông qua điền biểu mẫu trên Google Docs.
Để đăng ký tiêm vaccine qua smartphone, người dùng cần cài ứng dụng, sau đó đăng ký tài khoản bằng cách nhập họ tên, số điện thoại và mật khẩu.
Sau khi đăng ký và đăng nhập thành công, trên ứng dụng sẽ có tính năng Đăng ký tiêm chủng. Tại đây, người dùng cần nhập: địa chỉ, nghề nghiệp và đối tượng (theo mức độ ưu tiên tiêm vaccine), sau đó khai báo y tế, xác nhận đồng ý với các điều khoản về việc tiêm chủng.
Người dân tại Hà Nội có thể đăng ký tiêm qua tính năng của ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử.
Sau khi bấm Xác nhận, người dùng sẽ nhận được thông báo đăng ký thành công. Tuy nhiên, đây mới là bước "Thu thập nhu cầu và thông tin để lập danh sách đăng ký tiêm theo từng địa bàn". Khi có kế hoạch cụ thể, người dân sẽ được liên hệ qua số điện thoại. Sau khi tiêm, hệ thống sẽ cập nhật Chứng nhận tiêm chủng dưới dạng QR Code trên ứng dụng để dùng trong trường hợp cần thiết.
Theo UBND TP Hà Nội, việc đăng ký này nhằm giúp thành phố sẵn sàng tiếp nhận vaccine từ Bộ Y tế để chủ động tiêm chủng và phải hoàn thành trước ngày 10/7 tới.
Trước Hà Nội, TP HCM cũng đã triển khai Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tiêm vaccine Covid-19.
Ngoài tính năng Đăng ký tiêm, ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử còn có Mã số sức khỏe - một QR Code dùng để quét khi đến các cơ sở y tế. Việc này giúp giảm quy trình và thời gian khai báo theo hình thức thủ công trước đây. Thông tin của người dùng sẽ được đồng bộ trên hệ thống của Bộ Y tế, tránh việc nhập liệu sai và giúp quản lý công tác tiêm chủng chặt chẽ hơn.
Bluezone đạt trên 40 triệu lượt tải Ứng dụng Bluezone đạt trên 40 triệu lượt tải, tăng mạnh ở các địa phương như Bắc Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thống kê đến 5h chiều ngày 11/7, Bluezone đạt gần 40,1 triệu lượt tải kể từ khi ra mắt đến nay. Trên các kho ứng dụng cho iOS và Android, ứng dụng này vẫn liên tục giữ vị...