Chỉ lấy hơn 7 điểm/môn, mức lương và tốc độ tăng lương thuộc top đầu, ngành học này vẫn khát nhân lực
Có mức lương lên đến 8 con số, tốc độ tăng lương xếp thứ 2, ngành học này đang thiếu hụt trầm trọng nhân sự có trình độ chuyên môn.
Ngành có thu nhập top đầu nhưng luôn khát nhân lực
Mới đây, Talentnet-Mercer đã công bố báo cáo khảo sát lương thưởng 2022. Cuộc khảo sát diễn ra ở trên 600 công ty thuộc 17 ngành nghề khác nhau cùng hơn 3.300 vị trí đến từ hơn 483.000 người lao động trên khắp Việt Nam.
Báo cáo đã chỉ ra 3 top ngành có mức độ tăng lương cao nhất, trong đó có ngành bảo hiểm. Cụ thể, dẫn đầu, ngành công nghệ cao với mức tăng lên đến 8,88%, ngành bảo hiểm xếp ở vị trí thứ 2 với mức tăng đạt 8,2%, tiếp theo sau, dược phẩm và thiết bị y tế có mức tăng đạt 7,6%.
Không chỉ có mức độ tăng lương cao, bảo hiểm cũng thuộc nhóm ngành có mức thu nhập bình quân cao nhất. Cụ thể, theo Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2021 do Bộ Kế hoạch và đầu tư công bố, nhóm ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có mức thu nhập bình quân cao nhất trong các ngành kinh tế với 24,5 triệu đồng/người/tháng.
Dẫu lương cao, và là ngành có tốc độ tăng trưởng hai chữ số ngay cả trong thời kỳ bùng nổ của đại dịch, song bảo hiểm vẫn là ngành đang thiếu hụt nhân sự chuyên môn.
Theo kết quả đánh giá uy tín của các công ty bảo hiểm do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report-VNR), thu hút nguồn nhân lực phù hợp có thể là thách thức lớn nhất mà các công ty bảo hiểm phải đối mặt vào năm 2022. Đáng chú ý, tỷ lệ nhân sự tốt nghiệp từ chuyên ngành bảo hiểm dưới 10% diễn ra khá phổ biến, được ghi nhận tại 40% doanh nghiệp bảo hiểm.
Chia sẻ trên Nhịp sống kinh tế, đại diện của Vietnam Report khuyến nghị: “Việc thiếu hụt nhân sự có kỹ năng chuyển đổi số cũng là một bài toán nan giải đối với các DNBH hiện nay, cản trở việc đánh giá rủi ro có thể gặp phải liên quan đến bảo mật thông tin, dữ liệu.
Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ nhân sự am hiểu về Insurtech tại các công ty bảo hiểm chủ yếu ở mức 50-70%. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân viên hiện có cũng như tuyển dụng thêm những nhân sự có sự am hiểu về Insurtech”.
Ngành bảo hiểm?
Ngành Bảo hiểm (tiếng Anh là Insurance) ra đời trong nền kinh tế hội nhập, giúp con người có được một sự đảm bảo an toàn nhất về mặt tài chính và tinh thần trong cuộc sống cũng như trong sản xuất kinh doanh, bởi vì ở bất cứ nơi đâu và trong hoàn cảnh nào con người cũng dễ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống và công việc.
Ngành Bảo hiểm giúp thực hiện những chính sách vĩ mô về ổn định kinh tế, khả năng kiềm chế lạm phát, giúp cân đối nền kinh tế trong thời đại hội nhập; góp phần to lớn trong việc bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn và giúp tiết kiệm được các chi phí về đầu tư.
Hiện nay, Việt Nam có 3 trường đại học đào tạo chuyên ngành này, gồm Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Lao động – Xã hội (cơ sở Hà Nội), Đại học Kinh tế TP.HCM. Năm 2022, Đại học Kinh tế Quốc dân xét tuyển chuyên ngành này với mức điểm 26,4, Đại học Kinh tế TP.HCM có điểm tuyển sinh là 24,8 điểm, Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở Hà Nội) là 21,15 điểm.
Với mức điểm này, trung bình mỗi môn từ hơn 7-8,8 điểm là thí sinh có thể theo đuổi chuyên ngành bảo hiểm.
Cơ hội việc làm
Nhiều người thường nghĩ rằng học ngành này chỉ làm môi giới bảo hiểm. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở những vị trí sau:
- Nhà nghiên cứu Bảo hiểm.
- Cán bộ quản lý tài chính của công ty Bảo hiểm.
- Cán bộ định phí.
- Cán bộ đàm phán và kí kết hợp đồng.
- Cán bộ phân tích, đánh giá rủi ro.
Video đang HOT
- Cán bộ giám định, bồi thường thiệt hại.
- Cán bộ quản lý doanh mục đầu tư.
- Cán bộ nhà nước về bảo hiểm.
- Cán bộ phát triển bảo hiểm.
Một ngành học đi làm khá vất vả nhưng mức lương 'đáng đồng tiền bát gạo'
Đây là một trong những ngành nghề đang phát triển với mức lương thưởng hấp dẫn.
Trong những năm gần đây, tổ chức sự kiện trở thành ngành nghề phát triển, được nhiều sinh viên lựa chọn. Ngành nghề này đang khan hiếm nhân lực, mở ra cánh cửa việc làm dành cho các bạn trẻ. Tuy nhiên, nhiều bạn quan tâm đến ngành nghề Tổ chức sự kiện nhưng còn khá mơ hồ về nó. Đừng lo lắng, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.
NGÀNH HỌC TỔ CHỨC SỰ KIỆN LÀ GÌ?
Ngành tổ chức sự kiện là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người, diễn ra trong các lĩnh vực: Văn hóa, chính trị, xã hội,... quy tụ số lượng lớn người tham gia tại một địa điểm và thời gian nhất định. Sự kiện thường truyền tải một thông điệp cụ thể tạo sự thu hút với đối tượng tham gia.
Tổ chức sự kiện đang là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm. (Ảnh minh họa)
Chẳng hạn như chúng ta thường thấy những sự kiện quen thuộc là: World Cup, cuộc thi hoa hậu, hội nghị, hội thảo, hội chợ, lễ giới thiệu sản phẩm mới hay gần gũi hơn là bữa tiệc sinh nhật, tiệc cưới hỏi,...
Tổ chức sự kiện là hoạt động thực hiện các công việc như: Lên kế hoạch và triển khai, viết kịch bản, tính chi phí,... Người làm nghề này sẽ phải kiểm soát sự kiện từ lúc bắt đầu đến kết thúc, xử lý các tình huống phát sinh, đảm bảo cho sự kiện diễn ra suôn sẻ nhất. Một sự kiện diễn ra thành công khi hoàn thành đúng mục đích của ngưởi tổ chức và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh doanh nghiệp, tổ chức.
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN CÓ KHI THEO ĐUỔI NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN
1. Sự yêu nghề: Yêu nghề chính là yếu tố giúp bạn không chán nản, bỏ cuộc trước những khó khăn, thách thức. Yêu nghề sẽ tạo ra những năng lượng tích cực, đánh bật mọi mệt mỏi và đặc biệt bạn sẽ không bao giờ hối hận trước những quyết định của mình.
2. Sức khỏe tốt: Sức khỏe tốt để chiến đấu với những đêm thức trắng chuẩn bị dự án. Ngoài ra, khi chọn ngành nghề này sẽ xác định có nhiều hôm đi sớm về khuya để chuẩn bị tốt cho sự kiện sắp diễn ra. Vì vậy, bạn hãy chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. Sức khỏe tốt mới có thể đối mặt với những áp lực, cẳng thẳng trong công việc.
3. Có khả năng lãnh đạo, quản lý: Một người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp sẽ quản lý một ekip. Ngoài ra, họ còn phải quản lý hàng ngàn những thứ phát sinh khác như: Giờ giấc, trang thiết bị,... Họ phải biết cách sắp xếp mọi thứ một cách koa học và thông minh để tránh bị stress, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Người làm nghề tổ chức sự kiện cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng. (Ảnh minh họa)
4. Có khả năng đàm phán, giao tiếp: Một sự kiện diễn ra bao gồm rất nhiều người làm các ngành nghề khác nhau, đòi hỏi bạn phải có khả năng đàm phán và giao tiếp tốt. Có như vậy mới đạt được những lợi ích lớn lao. Đồng thời, giao tiếp tốt còn giúp giải quyết được khó khăn, vướng mắc trong công việc.
5. Có ngoại hình ưa nhìn: Ngoại hình tốt hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình giao tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí được giao. Trong ngành sự kiện, ngoại hình sẽ giúp bạn nâng cao được giá trị. Thế nhưng, đôi khi sự khôn khéo trong cách nói chuyện cũng giúp ghi điểm đối với mọi người. Vì vậy, nếu không có ngoại hình tốt thì bạn hãy cố gắng trau dồi khả năng giao tiếp nhé!
6. Chăm chỉ, kiên nhẫn và bình tĩnh: Chăm chỉ, kiên nhẫn là yếu tố quyết định thành công trong mọi việc, ngành tổ chức sự kiện cũng không ngoại lệ. Dù ở bất cứ tình huống, hoàn cảnh nào, bạn cũng đừng hốt hoảng, căng thẳng bởi sẽ không thể giải quyết được việc gì, thậm chí chỉ khiến mọi chuyện trở nên xấu hơn. Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn, điều này sẽ giúp thay đổi mọi chuyện theo hướng tích cực nhất.
7. Trang bị ngoại ngữ tốt: Làm trong ngành tổ chức sự kiện thì ngoại ngữ là một yếu tố rất quan trọng. Nó vừa giúp bạn dễ dàng tham khảo tài liệu phục vụ tốt cho công việc. Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ tốt cũng mở ra nhiều vị trí công việc hơn cho bạn.
Muốn có vị trí cao trong ngành tổ chức sự kiện, bạn cần trang bị thêm Tiếng Anh cho mình. (Ảnh minh họa)
CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC TRONG NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN
Nhân sự là yếu tố quan trọng trong ngành tổ chức sự kiện, là nguồn khơi cho những ý tưởng sáng tạo, là người thực hiện nhiều việc trong một sự kiện. Công việc trong ngành được phân chia thành từng vị trí khác nhau như:
1. Đạo diễn sự kiện
Là người có vị trí cao nhất trong đội ngũ nhân sự và nắm giữ vai trò quan trọng mỗi khi tổ chức sự kiện. Đạo diễn sự kiện được chia ra phụ trách từng mảng riêng như: Đạo diễn sân khấu, đạo diễn âm nhạc, đạo diễn kịch bản, đạo diễn ánh sáng.
Nhiệm vụ: Xây dựng ý tưởng, thực hiện và đảm bảo chương trình diễn ra theo kế hoạch
Mức lương: 20 - 50 triệu đồng.
2. Điều phối viên sự kiện (chạy sự kiện)
Điều phối viên là những người hoạt động nhiều tại bàn điều khiển, cánh gà.
Nhiệm vụ: Đảm bảo sự kiện hoạt động trơn tru bằng cách điều phối nhân sự, âm thanh, ánh sáng,...
Mức lương: Trung bình 10 triệu đồng.
Đạo diễn tổ chức sự kiện là người có mức lương thưởng hấp dẫn nhất. (Ảnh minh họa)
3. Nhân viên kinh doanh sự kiện (Sale event)
Nhiệm vụ: Tư vấn cho khách hàng những ý tưởng tổ chức sự kiện, địa điểm tổ chức sự kiện, các thiết bị cần thiết trong sự kiện. Đặc biệt, họ có nhiệm vụ thuyết phục khách hàng lựa chọn dịch vụ tổ chức sự kiện của công ty mình.
Mức lương: 10 - 30 triệu đồng.
4. Hỗ trợ sự kiện
Công việc hỗ trợ sự kiện thường phù hợp đối với sinh viên, thực tập sinh, làm việc parttime để tích lũy kinh nghiệm, có cơ hội quan sát thực tế những gì được học ở trường.
Nhiệm vụ: Hỗ trợ những công việc nhỏ, lặt vặt trong sự kiện như bê đồ, cài mic,...
Mức lương: 500 nghìn đồng - 1 triệu đồng.
5. Thiết kế
Thiết kế đồ họa 2D: Thiết kế backdrop, banner, standee, quà tặng cho sự kiện đồng thời thiết kế card, profile, hồ sơ năng lực cho công ty,... Mức lương: 10 - 15 triệu đồng.
Thiết kế đồ họa 3D đóng vai trò quan trọng, thiết kế dựng sân khấu 3D, dựng chương trình sự kiện 3D theo yêu cầu từ khách hàng. Mức lương: 15 - 30 triệu đồng.
6. Người phụ trách âm thanh, ánh sáng
Nhiệm vụ: Là người chịu trách nhiệm điều khiển âm thanh, ánh sáng cho sự kiện.
Mức lương: 1 - 5 triệu đồng/sự kiện.
7. Content writer
Nhiệm vụ: Người phụ trách xây dựng nội dung của sự kiện, lên ý tưởng và nội dung để truyền thông sự kiện.
Mức lương: 8 - 12 triệu đồng.
Ngành nghề này tương đối vất vả. (Ảnh minh họa)
HỌC TỔ CHỨC SỰ KIỆN THI KHỐI GÌ, Ở NHỮNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÀO?
Nếu chọn ngành tổ chức sự kiện, bạn có thể chọn các khối như: A, A1, C, D và học ngành PR, quản trị sự kiện, đạo diễn, truyền thông,... Bên cạnh đó, ngành tổ chức sự kiện luôn cần những người có năng lực, kinh nghiệm làm việc thực tế tại những sự kiện. Vì vậy, ngoài việc học trên lớp, các bạn nên dành nhiều thời gian đi thực tập tại các công ty tổ chức sự kiện để tích lũy kinh nghiệm.
Dưới đây là một số trường đạo tạo chuyên nghiệp ngành Tổ chức sự kiện:
Đại học Tôn Đức Thắng - Chuyên ngành Kinh doanh thể thao và Tổ chức sự kiện.
Đại học Ngoại ngữ và Tin học TP. HCM - Chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM - Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Chuyên ngành Quản trị sự kiện.
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hà Nội: Chuyên ngành Quản trị sự kiện khoa du lịch.
Đại học Văn hóa Hà Nội - Chuyên ngành tổ chức sự kiện văn hóa.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Các ngành PR.
Đại học Văn Lang - Chuyên ngành Quan hệ công chúng.
Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Báo chí.
Đại học Quốc gia TP. HCM - Khoa Báo chí.
Cao đẳng FPT - Chuyên ngành Quan hệ công chúng PR, Tổ chức sự kiện.
Đại học Sân khấu Điện ảnh - Khoa Đạo diễn sân khấu.
Một ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng dồi dào, mức lương rất cao, càng về sau càng triển vọng: vài chục năm nữa cũng không lo thất nghiệp Mức lương của ngành này chỉ tóm gọn trong ba từ: Đáng mơ ước. Ngoài sở thích, năng lực, trước ngưỡng cửa đại học, việc lựa chọn ngành học có tiềm năng trong tương lai để bớt lâm vào cảnh cặm cụi 4 năm học rồi phải chật vật tìm kiếm việc làm hay học gì lương cao là điều cần cân nhắc....