Chi không hết tiền quà của người hiến máu
Một y tá của Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM (TTHM) tình cờ phát hiện gần cả tỉ đồng của người hiến máu tình nguyện bị “ém” lại. Chỉ khi y tá này phản ảnh, TTHM mới thừa nhận dư tiền “do mua không làm tròn đủ số”.
Các bạn trẻ hiến máu nhân đạo tại một chương trình tình nguyện – Ảnh: HỮU KHOA
Gần hai năm qua, sự việc vẫn chưa được cơ quan nào kiểm tra, thanh tra làm sáng tỏ.
Không công khai tiền dư
Theo bà Nguyễn Thị Kim Chi (người tố cáo), thông tư 21/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành năm 2009 quy định mức chi quà tặng (sữa, thuốc bổ máu) một đơn vị máu 250ml cho người hiến máu tình nguyện là 80.000 đồng, 350ml là 110.000 đồng và 450ml là 140.000 đồng. Nhưng thực tế người hiến máu tình nguyện không được chi đủ quà tặng theo giá trị quy định.
Do tình cờ đọc được hóa đơn mua sữa, bà Chi phát hiện năm 2014 số tiền dư của người hiến máu lên tới gần 928 triệu đồng. Tuy nhiên, lãnh đạo TTHM không công khai tiền dư này cho CB-CNV trung tâm biết.
Chỉ khi bà Chi thắc mắc mới được lãnh đạo TTHM trả lời tiền dư này nằm trong quỹ cơ quan. Bà cho rằng tiền quà bồi dưỡng cho người hiến máu tình nguyện phải được chi hết cho người hiến máu, chứ không được sử dụng vào bất cứ mục đích nào.
Ngoài ra, việc thực hiện tiếp nhận máu, theo bà, có vấn đề vì một số nhân viên của TTHM không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến phải hủy 55 đơn vị máu, gây lãng phí; sai quy định trong an toàn truyền máu như: không đo huyết áp, không nghe tim mạch trước khi lấy máu; không có người theo dõi máy tính để xem người hiến máu đó đã đủ ngày để hiến máu tiếp hay chưa nên chất lượng máu không đảm bảo; bảo quản máu không đúng quy định (dưới 25 độ C), có lúc để máu ngoài trời có nhiệt độ 34 độ C; nơi hiến máu tổ chức ở những chỗ không đảm bảo vệ sinh, lấy số lượng máu quá nhiều nhưng không đủ điều kiện đảm bảo an toàn; dụng cụ lấy máu không được hấp vô trùng trước khi lấy máu; quy trình sát khuẩn không đúng kỹ thuật.
Video đang HOT
“Vì bức xúc với những sai phạm của lãnh đạo TTHM cũng như quy trình, cách tổ chức hiến máu tình nguyện không đúng quy định nên tôi đã nhiều lần viết đơn khiếu nại, tố cáo gửi đến các cơ quan có trách nhiệm, nhưng đến nay vẫn không có đơn vị nào tiến hành thanh tra, kết luận” – bà Chi bức xúc nói.
Không cố ý
Bà Trần Thị Như Tố – giám đốc TTHM – giải thích tiền mua quà (sữa, thuốc bổ) cho người hiến máu tình nguyện thấp hơn so với định mức là do TTHM được Công ty CP sữa Vinamilk hỗ trợ giảm giá trực tiếp trên hóa đơn cho mỗi hộp sữa, nên giá mua vào thấp hơn giá đã thông báo lúc ban đầu. Việc giảm giá này để hỗ trợ hoạt động của trung tâm.
Bà Tố thừa nhận năm 2014, tiền quà chi cho người hiến máu tình nguyện còn thừa gần 928 triệu đồng và số tiền này TTHM chỉ dùng để chi hỗ trợ cho người hiến máu tình nguyện như mua bảo hiểm y tế, trợ cấp khó khăn, ốm đau, nằm viện, ma chay, chăm lo quà tết; chi hỗ trợ tiền quà, tiền ăn, tiền xe đi lại cho người hiến máu dự bị (khi được trung tâm điều động đi hiến máu khẩn cấp; chi thanh toán hoàn trả máu cho người đã hiến máu khi nằm viện và phải truyền máu điều trị).
Tuy nhiên, theo biên bản làm việc của Hội Chữ thập đỏ TP, TTHM với bà Chi ngày 28-5-2015, gần 928 triệu đồng tiền thừa năm 2014 chi mua quà không hết cho người hiến máu tình nguyện là “do mua không làm tròn đủ số nên hằng năm sau khi kết toán có tồn dư”, chứ không phải do được giảm giá sữa như bà Tố giải thích.
Theo bà Tố, năm 2014 và 2015 TTHM đã chi mua bảo hiểm y tế, trợ cấp khó khăn, ốm đau, chăm lo tết cho người hiến máu nghèo gần 274 triệu đồng. Riêng năm 2016, TTHM tiếp tục sử dụng số tiền tồn từ việc chi mua quà cho người hiến máu để chi hỗ trợ lại cho người hiến máu tình nguyện.
“Trung tâm không cố ý mua quà bồi dưỡng cho người hiến máu thấp hơn định mức để lấy phần chênh lệch sử dụng cho mục đích khác” – bà khẳng định.
Về quy trình kỹ thuật tiếp nhận và bảo quản máu, bà Tố khẳng định: “Y tá khi làm nhiệm vụ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và bảo quản máu đúng quy định. Các xe hiến máu đều được trang bị tủ mát, đá khô và thùng vận chuyển máu, mẫu theo quy định”.
Bà xác nhận có việc sai phạm trong giao nhận máu dẫn đến hủy 55 đơn vị máu như bà Chi phản ảnh, nhưng đây là sự cố không mong muốn và các bộ phận liên quan đã được ban giám đốc cũ họp rút kinh nghiệm nhiều lần, xử lý một số nhân viên và buộc bồi hoàn tiền.
“Việc theo dõi thực hiện quy trình kỹ thuật tiếp nhận và bảo quản máu ngoài trách nhiệm chung của ban giám đốc còn đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ ở các khâu. Do đó không có việc ban giám đốc buông lỏng hoặc không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật tiếp nhận và bảo quản máu như phản ảnh của bà Chi” – bà Tố nói.
Đã họp giải quyết nhiều lần
Theo bác sĩ Lê Quang Ninh – phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện TP.HCM, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ TP, thời gian qua Hội Chữ thập đỏ TP đã nhiều lần nhận công văn đề nghị giải quyết đơn khiếu nại của bà Chi từ một số cơ quan chức năng chuyển đến.
Ông cho biết ban lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ TP, ban giám đốc Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP đã làm việc rất nhiều lần và trả lời, giải thích tất cả những nội dung khiếu nại nhưng bà Chi vẫn không chấp nhận.
Ông Ninh giải thích sở dĩ có việc dư tiền quà của người hiến máu tình nguyện là do khi mua quà tặng bị lẻ tiền. Ví dụ tiền mua quà quy định 100.000 đồng nhưng quà khi mua chỉ hết 99.000 đồng, còn 1.000 đồng, không mua gì thêm được. Do số lượng máu hiến của TP tiếp nhận hằng năm rất lớn (năm 2015 hơn 238.000 đơn vị máu – PV) nên số tiền dư lại rất lớn.
Theo Tuổi Trẻ
Vừa "hạ cánh" đã lộ khối tài sản "khủng" của Giám đốc Hoàng Sỹ Bình
Những ngày gần đây, dư luận ở Thanh Hóa liên tục bàn tán, xôn xao về việc nguyên Giám đốc Sở Y tế Hoàng Sỹ Bình đã đồng ý tuyển dụng hàng nghìn cán bộ mà không thông qua Chủ tịch UBND tỉnh này. Ngoài ra, hiện ông Bình còn "sở hữu" khối tài sản là bất động sản cực kỳ lớn, tọa lạc ở những vị trí đắc địa, có giá trị cao.
Vừa "hạ cánh" đã lộ khối tài sản "khủng" của Giám đốc Hoàng Sỹ Bình Ngôi biệt thự khủng đang hoàn thiện tại khu Đô thị Bình Minh, đứng tên con trai ông Bình. Ảnh: Văn Thanh
Tại Khu Đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa, người dân cho biết, ông Hoàng Sỹ Bình, sau khi nghỉ chức Giám đốc Sở Y tế thì đã tiến hành động thổ xây dựng một biệt thự khủng tại vị trí đắc đắc địa có tới 3 mặt tiền. Ngôi biệt này có số lượng 4 tầng, cao ngất ngưởng, bề thế, tọa lạc trên diện tích 410m2, thuộc lô R1, khu 2, Khu Đô thị Bình Minh. Hiện biệt thự "khủng" này đang trong quá trình hoàn thiện để đưa vào sử dụng. Tại biệt thự, các lao động đang tiến hành trang trí, ốp đá, quét sơn ... Theo tính toán chưa cụ thể của người dân thì riêng tiền đất của ngôi biệt thự cũng ngót ngét 10 tỷ đồng; tiền xây dựng và trang trí nội thất cũng lên đến hàng 10 tỷ đồng.
Theo điều tra được biết, người đứng tên ngôi biệt thự này là ông Hoàng Vân, sinh năm 1985, con trai ông Hoàng Sỹ Bình và bà Trần Thị Phương. Tuy nhiên, người dân ở đây cho rằng con trai ông Bình đang còn rất trẻ, lại mới chỉ làm ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa nên không thể có nhiều tỷ đồng để xây dựng ngôi biệt thự này. Mà đây chính là tài sản của vợ chồng ông Bình mua đứng tên cho con trai là Hoàng Vân ?
Ngoài ngôi biệt thự "khủng" của gia đình ông Bình đang xây dựng tại Khu Đô thị Bình Minh. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Hiện vợ chồng ông Bình đang sở hữu, đứng tên, nắm giữ một khối tài sản bất động sản khổng lồ gồm: Lô đất 03/09-MB 65, phường Trường Thi, diện tích 70m2, cấp GCNQSDĐ ngày 17/01/2003; 3 lô đất tại Khu Đô thị Bình Minh gồm lô đất liền kề 456, diện tích 120m2, khu 2, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa; lô 455, diện tích 120m2, khu 2, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa. Cả 2 lô đất này được cấp GCNQSDĐ ngày 27/8/2015; 1 lô đất biệt thự thuộc lô F5, khu 2, Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa, diện tích 318,25m2, cấp GCNQSDĐ ngày 25/1/2016. Ngoài ra, tại ô 12, Khu Đô thị Đông Bắc Ga, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa vợ chồng ông Bình cũng đứng tên lô đất 243,88m2, cấp GCNQSĐ ngày 2/6/2007.
Những bất động sản liệu có liên quan đến việc đồng ý cho tuyển dụng và bổ nhiệm sai quy định của ông Bình?. Ảnh: Văn Thanh
Như vậy, khối tài sản đứng tên vợ chồng ông Hoàng Sỹ Bình là 5 lô đất, có diện tích lên đến hàng 1.000m2, chưa nói đến những tài sản đứng tên con cái trong gia đình và tài sản di động hiện có. Hầu hết địa điểm của những lô đất này đều có giá trị rất lớn. Khối tài sản "khổng lồ" này liệu có được ông Hoàng Sỹ Bình kê khai trung thực theo Chỉ thị của Bộ Chính trị ? Tại sao cuối nhiệm kỳ, khi "hạ cánh" ông Bình lại bị "lộ" nhiều bất động sản đến vậy? Nguồn tiền này lấy ở đâu ra, có hay không chuyện tiêu cực trong việc ông Bình đồng ý tuyển dụng 3.721 người không báo cáo Chủ tịch tỉnh và bổ nhiệm hàng loạt cán bộ sai quy định? Những câu hỏi này xin gửi đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục tìm hiểu, thông tin đến bạn đọc về những sai phạm của nguyên Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa Hoàng Sỹ Bình trong thời gian tới.
Theo Thanh Tra
Hà Nội chi 700 tỷ cắt cỏ: "Đã phanh phui ra thì nên điều tra tới nơi tới chốn" "Những chuyện như vậy chỉ là một trong số vô vàn những chuyện khác, lãng phí khác xảy ra rất nhiều trong xã hội. Đó là chỉ là một trong những cái mà không ai biết lâu nay", bà Phạm Chi Lan bình luận về số tiền Hà Nội chi cho việc cắt cỏ, tỉa cây... Chi phí cắt cỏ, tỉa cây trên...