Chị em thận trọng khi bị viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung là tình trạng lớp niêm mạc lót tử cung bị nhiễm khuẩn, gây nên phản ứng viêm.
Viêm nội mạc tử cung ( VNMTC) thường khá phổ biến ở một số đối tượng như phụ nữ sau sinh, sau nạo phá thai hay can thiệp buồng tử cung.
Nội mạc tử cung là gì, khi nào bị viêm?
Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc mềm, xốp ở bên trong tử cung, đây là nơi tiếp nhận trứng sau khi thụ tinh và nuôi dưỡng chúng phát triển thành bào thai. Nếu trứng không rụng, các mô nội mạc tử cung sẽ bị phá hủy và được tống ra ngoài, tạo thành chu kỳ kinh nguyệt.
Viêm nội mạc tử cung là viêm lớp trong cùng của tử cun. Nó xuất hiện ở dạng cấp tính hoặc mãn tính.
Triệu chứng bị viêm nội mạc tử cung
Triệu chứng chung của VNMTC là đau bụng dữ dội trước và trong khi hành kinh, đau khi sinh hoạt tình dục. Bệnh nhân thường thấy mệt mỏi, đau buốt đường tiết niệu, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa…
Triệu chứng chung của viêm nội mạc tử cung là đau bụng dữ dội trước và trong khi hành kinh, đau khi sinh hoạt tình dục.
Video đang HOT
Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng này còn kèm theo dị ứng, thường xuyên bị viêm nhiễm ở vùng kín. Khi bị VNMTC cấp người bệnh thấy đau bụng dưới, ra nhiều khí hư kèm mủ, sốt. Nếu điều trị không đúng hoặc không chữa trị, bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, mà biểu hiện chính thường là đau bụng dưới, chảy máu tử cung, rối loạn kinh nguyệt.
VNMTC mạn tính với triệu chứng chướng bụng, dịch âm đạo có máu, thay đổi về chất và mùi. Có thể táo bón, cảm giác khó chịu, đau ở bụng dưới, thường xảy ra đồng thời với bệnh viêm tiểu khung, do lao, nhiễm khuẩn chlamydia hay do ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung.
Nguyên nhân viêm nội mạc tử cung
Nguyên nhân gây VNMTC thường do vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, lậu cầu, chlamydia, lao…) hoặc do vi khuẩn lan truyền từ dưới lên trong hoặc sau khi bị viêm cổ tử cung, viêm âm đạo. nhiễm trùng sau sảy, đẻ bị sót nhau.
Thông thường, trong âm đạo sẽ có 1 thảm vi khuẩn thường trú. Viêm nội mạc tử cung có thể được gây ra khi lượng vi khuẩn tự nhiên này thay đổi sau một số điều kiện nhất định.
Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung thường do vi khuẩn.
Tuy vậy VNMTC thường gặp nhất là do bị nhiễm trùng gây ra sau sảy thai hoặc sau khi sinh con, đặc biệt là sau khi chuyển dạ dài hoặc sinh mổ. Bạn cũng có nhiều khả năng bị viêm nội mạc tử cung sau khi làm thủ thuật liên quan đến tử cung thông qua cổ tử cung.
VNMTC nếu không được điều trị đúng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, dính tử cung, viêm phần phụ gây dính tắc vòi trứng. Và hậu quả cuối cùng là vô sinh do tinh trùng không gặp trứng để thụ tinh, trứng đã thụ tinh không về được tử cung làm tổ, tử cung không đảm bảo chức năng cho trứng làm tổ.
Người bệnh cần làm gì?
Khi có các biểu hiện như trên người bệnh cần đi khám chuyên khoa để có chỉ định điều trị. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc điều trị vì có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và khó chữa khỏi hoàn toàn. Cần giữ vệ sinh cơ thể dực biệt là vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm. Do đó để tránh mắc phải bệnh, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách . Nên thay đồ lót thường xuyên. Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn.
Ngoài ra chị em cần dùng thêm các sản phẩm có chứa thành phần thảo dược tự nhiên để hỗ trợ phòng và điều trị bệnh. Nên đi khám phụ khoa định kỳ 2lần/năm để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, tránh biến chứng xảy ra.
Tử cung bất thường có thể gây hiếm muộn?
Tử cung là bộ phận sinh sản quan trọng nhất của phụ nữ, khi có sự bất thường ở tử cung không chỉ gây ảnh hưởng về sinh lý mà còn là nguyên nhân gây nên tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ.
Những bất thường ở tử cung có nhiều loại, có khi là những dị tật bẩm sinh, có khi là bệnh mắc phải... Dù là do nguyên nhân nào thì cũng cần phải được tìm hiểu, thăm khám và điều trị sớm nhất có thể để không bị các biến chứng nguy hiểm đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến thiên chức làm mẹ.
Khi có sự bất thường ở tử cung không chỉ gây nhiều ảnh hưởng về sinh lý mà còn là nguyên nhân gây nên tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ.
Bất thường bẩm sinh
Không có tử cung: dị tật bẩm sinh không có tử cung chính là tử cung bị teo đi, chỉ còn lại vết tích bào thai và một màng mỏng ở vị trí của tử cung. Hầu hết những người mắc dị tật này thường kèm theo không có âm đạo, nhưng buồng trứng, ống dẫn trứng vẫn hoạt động bình thường. Bệnh nhân phát triển thể chất, giới tính bình thường.Tử cung đôi: Có 2 tử cung, mỗi tử cung có một cổ tử cung riêng biệt kèm theo 2 âm đạo. Có 2 tử cung, 2 cổ tử cung nhưng lại chỉ một âm đạo. Có 2 tử cung nhưng lại chung nhau một cổ tử cung. Dị tật này gây vô sinh vì khối lượng của mỗi tử cung quá nhỏ.Nhi hóa tử cung. Nguyên nhân thường gặp là do nội tiết tố giảm hay cơ thể tiết nội tiết tố nữ dưới mức nhu cầu cần thiết của cơ thể. Khi bị nhi hóa tử cung, bạn không có kinh từ nhỏ, kinh nguyệt rất ít, kinh thưa và không đều, kích thước chỉ bằng tử cung của các bé gái. Khi thăm khám, bác sĩ dựa vào khám phụ khoa bao gồm âm hộ, âm đạo, tử cung và hai phần phụ có bất thường hay không. Trường hợp có tử cung nhi tính thường kèm theo không có buồng trứng hay không có âm đạo do đó không mang thai được.
Những tổn thương bệnh lý
Tử cung là cơ quan dễ bị tổn thương do các bệnh mắc phải. Khi có bệnh, khả năng thụ thai thậm không mang thai được là rất cao. Có thể gặp các trường hợp sau:
Dính tử cung: Dính buồng tử cung là hiện tượng thành tử cung phía trước và thành tử cung phía sau bị dính vào với nhau. Nguyên nhân dính buồng tử cung thường do bị sót nhau thai, hậu quả của việc can thiệp vào tử cung để xử trí các bệnh liên quan, viêm nhiễm phụ khoa kéo dài, tái phát và nạo hút thai gặp biến chứng.
Trường hợp buồng tử cung bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc bị tổn thương làm cho buồng tử cung dính các mặt lại với nhau hoàn toàn (sẽ gây vô kinh) hoặc một phần (gây kinh ít và đau bụng kinh). Những tổn thương này ở niêm mạc tử cung khiến trứng thụ tinh không làm tổ được tại đó gây vô sinh.
Bất thường cổ tử cung: Chất dịch nhầy ở cổ tử cung quá ít, kém chất lượng, có kháng thể kháng tinh trùng làm cho tinh trùng khó sống và không thể bơi qua được sẽ làm cho tỷ lệ có thai giảm. Hơn nữa nếu bạn có cấu trúc cổ tử cung bị dị dạng hoặc bịt kín do bẩm sinh, viêm nhiễm cổ tử cung, biến chứng xơ hóa cổ tử cung sau điều trị (đốt lạnh hay đốt điện cổ tử cung), nạo thai, sẩy thai, tổn thương cổ tử cung sau sinh cũng có thể gây ra vô sinh.
Tắc vòi tử cung: Tử cung có 2 vòi, là 2 ống dẫn từ thân tử cung sang 2 bên, tiếp giáp với buồng trứng, thu nhận trứng chín rụng xuống để thụ tinh với tinh trùng Tắc vòi tử cung gây ra bởi nhiều nguyên nhân như sinh hoạt tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín sai cách, mắc các bệnh phụ khoa. Bên cạnh đó, việc nạo phá thai nhiều lần, các khối u ở vòi trứng... cũng khiến tắc vòi tử cung. Ngoài ra vòi tử cung có thể bẩm sinh bị chít hẹp hoặc bị khối u chèn ép, ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng và trứng, gây cản trở quá trình thụ tinh.
Tử cung có khối u: Thường gặp là các u xơ tử cung. Các khối u này khi to lên sẽ làm buồng tử cung biến dạng, không thuận lợi cho phôi thai làm tổ. Có khi tuy khối u không lớn nhưng lại ở vị trí sát với lỗ thông lên vòi tử cung gây tắc, là trở ngại lớn khiến trứng không thể thụ thai.
Khi tử cung gặp những bất thường cho dù bất cứ nguyên nhân nào, bạn cần tìm cách giải pháp khắc phục.
Cách khắc phục và hạn chế
Khi tử cung gặp những bất thường cho dù bất cứ nguyên nhân nào, bạn cần tìm cách giải pháp khắc phục cũng như để tử cung không gặp rắc rối thì cần thực hiện những lời khuyên hữu ích sau:
Phải vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, dung dịch vệ sinh phần phụ đảm bảo, chất lượng. Nhất là khi bạn trong thời kỳ rụng trứng, kinh nguyệt, thai nghén, sinh con...Sinh hoạt và quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy.Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.Lựa chọn thực phẩm xanh, sạch. Uống nước đủ trong ngày.Khi có các dấu hiệu bất thưòng phải đi gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, đúng.
Những thực phẩm giúp chị em thải độc buồng trứng, phòng bệnh phụ khoa Việc chăm sóc các cơ quan sinh sản như buồng trứng và tử cung có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp chị em hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa. Buồng trứng đặc biệt quan trọng với chị em phụ nữ. Ngoài chức năng sinh sản, nó còn đảm nhiệm nhiều chức năng nội tiết...