Chị em song sinh cùng đỗ ĐH, cùng vào Đảng
Hai chị em sinh đôi cùng đậu đại học và vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng cùng một lần – đó là Nguyễn Thị Trà Giang và Nguyễn Thị Trà Anh,cựu học sinh lớp 12A7, Trường THPT Phan Đình Phùng, TP Hà Tĩnh.
Hai chị em sinh đôi Trà Giang và Trà Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, bố làm kế toán cho các doanh nghiệp, mẹ là giáo viên trường làng, bố mẹ hai em bươn chải nuôi con ăn học. Chỗ ở của họ là một ngôi nhà cấp 4 đơn sơ trong ngõ hẽm thuộc tổ 15, phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh. Hai chị em Trà Giang và Trà Anh lớn lên cùng học chung một trường, một lớp và vừa qua cùng thi đậu vào Học viện Ngân hàng Trà Giang đạt 20 điểm còn Trà Anh 19,5 điểm. Hai em nhận được giấy báo nhập học đúng vào ngày 2/9 vừa rồivà đó cũng là ngày cả hai em vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng tại Chi bộ Hóa sinh thuộc Đảng bộ Trường THPT Phan Đình Phùng. Thật là một sự trùng hợp thú vị.
Hai chị em Trà Giang và Trà Anh (đứng giữa) trong lễ kết nạp Đảng viên mới của Trường THPT Phan Đình Phùng, TP Hà Tĩnh.
Cô giáo Nguyễn Thị Hiền – GV chủ nhiệm hai em suốt 3 năm học THPT cho biết, cả hai em đều là học sinh giỏi cũng là cán bộ lớp nhiệt tình và năng nổ công việc được giao. Còn anh chị Chung và Hoàn – bố mẹ của hai em không khỏi bồi hồi xúc động vì những thành tích mà con mình phấn đấu đạt được.
Tâm sự với chúng tôi, anh Chung bùi ngùi kể lại chuỗi ngày đầy gian truân vất vả: “Vợ tôi mang thai mới được sáu tháng rưỡi thì sinh hai cháu. Trà Giang sinh được hơn mười phút thì Trà Anh ra đời. Vì đẻ thiếu quá nhiều tháng nên mỗi cháu chỉ nặng hơn 1kg. Lúc đó, cả hai vợ chồng tôi đều không có việc làm ổn định, lăn lộn làm đến hàng chục nghề nhưng chẳng nghề nào bền vững nào là bán cháo, bán hàng thuê, giữ xe đạp… Do thiếu thốn về kinh tế, không có tiền để bồi dưỡng sức khỏe nên cả hai đứa trẻ bị còi xương, ức nhô cao, một vùng xương đầu bị thiếu nên thóp lại, sau bốn năm các cháu mới mọc được tóc. Hai đứa cứ phập phồng trông mà thắt cả ruột.
Mặc dầu vậy, khi hai con đã lớn, tôi động viên vợ đi học Cao đẳng Sư phạm. Lại một chuỗi ngày vừa nuôi con, vừa theo học. Cả gia đình kéo nhau hết ở trọ chỗ này đến trọ chỗ khác. Khi ra trường, vợ tôi được phân dạy ở trường Tân Vịnh thuộc xã Hỗ Độ cách nhà đến hơn chục km. Mới ra trường, tiền lương ít ỏi còn phải chi tiền xăng xe cho hai lượt đi về mỗi ngày. Thế nhưng, nhờ hai cháu biết hoàn cảnh nghèo của gia đình nên ngoài việc chăm chỉ học tập còn luôn ngoan ngoãn phụ giúp bố mẹ những nhiều việc vặt trong nhà như nấu ăn, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa… Đêm đến, xong công việc gia đình, mỗi cháu một góc học tập, cặm cụi với bài vở, nhiều đêm bố mẹ phải thúc giục các cháu mới chịu đi ngủ “.
Video đang HOT
Tôi chia tay gia đình anh Chung cũng là lúc hai em Trà Giang và Trà Anh chuẩn bị lên đường để đi ra trường nhập học, chúng tôi ngỏ ý muốn biết yếu tố nào để hai chị em có được kết quả đáng mừng này, hai em chỉ nhỏ nhẹ bày tỏ ý nghĩ thật đơn giản: “Cũng do hoàn cảnh gia đình vất vả nên chúng cháu phải dốc tâm mà học hành khỏi phụ lòng bố mẹ nuôi dưỡng và sự gửi gắm tin cậy của thầy cô, bạn bè”.
Nguyễn Tiến Chương
Giáo viên Trường THPT Phan Đình Phùng, TP Hà Tĩnh
Theo dân trí
Nữ sinh nghèo đậu hai trường đại học
Không cha, nhà thuộc diện đặc biệt nghèo, mẹ hay đau bệnh... Trần Đoàn Thảo Nguyên (thôn Quan Châu, xã Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng), đậu 2 trường ĐH với số điểm cao, nhưng ước mơ giảng đường vẫn đầy chông chênh phía trước.
Nhà của Nguyên ở cuối thôn Quan Châu là bốn bức vách, lợp mái tôn, bên trong có chiếc bàn cũ và 1 chiếc xe đạp. Gần xế trưa, Nguyên cùng mẹ mới về, mồ hôi nhễ nhại vì vừa đi gặt thuê về.
"Hai mẹ con gặt ráng sào ruộng cho ông Minh ở thôn bên để chiều còn sang gặt cho bà Ánh", Nguyên kể.
Hòa Châu đang vào vụ thu hoạch, không có ruộng, hai mẹ con tất tả xin đi cấy, gặt thuê.
Bếp nấu ăn lộ thiên giữa nắng mưa của hai mẹ con Nguyên
"Nếu trả công theo ngày, mỗi ngày hai mẹ con được 200-300 ngàn đồng, còn theo sào thì 100-120 ngàn đồng/sào. Phải tranh thủ gặt không hết mùa. Giờ đồng ruộng ít hẳn, nhường đất cho đường sá, dự án hết", bà Trần Thị Liên (45 tuổi), mẹ Nguyên nói.
Từ lớp 4 lớp 5, Nguyên đã thạo việc tỉa đậu, bắp, làm cỏ, chăn bò? Vài chị to khỏe trong làng cũng khó bì kịp khả năng tháo vát, chăm chỉ của Nguyên.
Nhắc đến bố, đôi mắt Nguyên đượm buồn, Nguyên kể: Từ nhỏ mẹ không hay kể về bố. Mỗi lần nói, mẹ lại khóc. Chắc tại bố thấy nhà nghèo nên bỏ chúng em đi. Một mình mẹ gồng gánh gia đình nghèo...?
Ngặt nỗi bà Liên hay bị chứng đau đầu kinh niên, thấp khớp hành hạ. Năm 2005, bà vay mượn dựng căn nhà tạm hiện nay. Lúc làm thiếu hụt tiền, bà con trong xóm thương cảm nên người giúp tiền, người giúp tre, tôn mới có thể hoàn thiện.
Đến giờ, ngay cả khu bếp, vệ sinh cũng chưa hoàn thiện. Khoảng trống đất vườn nhà bên được mẹ con bà Liên xin kê 3 viên gạch để đun thổi. Nhiều lúc trời mưa, cả nhà nhìn nhau nhịn đói, vì chẳng tìm nổi chỗ đun nấu.
Học Trường THPT Hòa Vang cách nhà gần chục cây số, mỗi ngày, Nguyên thức dậy thật sớm, chạy bộ tới trường. Đến năm cuối cấp, gia đình dành dụm chút tiền mua chiếc xe đạp cũ.
Bà Trần Thị Thích, bà ngoại Nguyên, bảo: quần áo cháu mặc cũng được người ta cho. Nguyễn Phạm Thanh Bình (bạn cùng lớp Nguyên), nói: Bạn ấy tội nhất lớp, nhiều bạn khó khăn nhưng không ai nghèo như thế.
Sách vở đầu năm học, Nguyên cũng bị thiếu...? Nhưng Nguyên vẫn làm cả lớp "ghen tị" về thành tích học tập. Không có tiền học thêm, ôn luyện, em tự học ở nhà là chính. Mỗi ngày, phụ mẹ lo việc nhà đến 8-9 giờ tối, nên Nguyên phải thức đến tận 1-2 giờ sáng để ôn luyện.
"Những buổi cấy gặt về, Nguyên quá mệt, ngủ gục trên bàn, nhưng vừa tỉnh giấc cháu lại vớ sách vở học", bà Liên kể. Chỗ học của Nguyên chỉ là một chiếc bàn cọc cạch, phía trên treo đầy nồi niêu.
Cầm 2 tờ giấy báo nhập học ngành sư phạm Toán (ĐHSP Đà Nẵng) và SP tiếng Anh (ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng), Nguyên nói: Em chọn học ngành sư phạm Toán vì không phải đóng học phí và có KTX giá rẻ cho sinh viên. Em thích học ngoại ngữ nhưng lại sợ phải tốn nhiều tiền mua dụng cụ học tập, các phương tiện hỗ trợ nghe, nói, luyện viết...?
Vừa nhập học vài ngày, nỗi lo chi phí ập đến gia đình nghèo. "Trường thông báo phải đóng gần 1,5 triệu đồng các khoản tiền đầu năm. Em mới đóng được 800 ngàn đồng thôi, còn lại xin nợ thêm vài tuần nữa khi có tiền bán đậu, gặt lúa thuê sẽ nộp nốt", Nguyên nói.
Theo tiền phong
Phát ngôn hài hước, cô giáo Sử khiến teen phát cuồng Mặc dù phụ trách một môn học được coi là "khó nhằn" với học sinh Phan Đình Phùng, nhưng cô Dung dạy sử có hẳn cả một hội phát cuồng vì cô trên mạng xã hội. Đang công tác tại trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội), cô Dung phụ trách giảng dạy môn Sử được các teen yêu mến bởi cá tính...