Chị em sinh đôi xây nhà trên mảnh đất 250m2, nhìn bên ngoài cứ ngỡ là 1 nhưng vào trong mới phát hiện sự thật bất ngờ
Hai ngôi nhà có chung sân và được thiết kế công năng giống nhau.
Trên mảnh đất 250 tại thị xã Hoà Thành, Tây Ninh, hai ngôi nhà liền kề được thiết kế cho 2 chị em sinh đôi. Nhìn bên ngoài, hình khối của công trình giống như 1 ngôi nhà nhưng bên trong là 2 nhà riêng biệt.
Với diện tích xây dựng 180m2, hai gia đình muốn 1 không gian thông thoáng, ánh sáng tự nhiên. Tất cả phòng ốc các tầng kết nối được với nhau. Ngôn ngữ kiến trúc mạch lạc, đơn giản và hiện đại.
Hai nhà được kết nối và thông nhau qua khoảng sân lớn phía trước và sân sau, không có hàng rào ngăn cách. Khu vực này vừa là khoảng sân để xe, vừa là sân chơi lớn. Như vậy, 2 gia đình có thể vui chơi hay tổ chức tiệc ở đây để tăng sự thân thiết và tính kết nối. Không gian sinh hoạt của 2 gia đình ở tầng trệt được kết nối thông qua khoảng sân phía trước và phía sau, đồng thời vẫn mang tính riêng tư với không gian sinh hoạt trong nhà.
Mặt tiền của ngôi nhà “sinh đôi”
Công năng của 2 nhà được thiết kế giống nhau. Tầng trệt gồm phòng khách và phòng ăn liên thông nhau. Để ngăn chia ước lượng khu vực phòng khách, kiến trúc sư đã thay đổi cao độ trần (sử dụng giải pháp lệch tầng). Ngoài ra, cầu thang bản thép giúp tạo cảm giác nhẹ nhàng, thông gió xuyên phòng và không cản view giữa các khu vực trong nhà. Hệ cửa kính lớn sát trần và 2 vách tường cũng góp phần tăng sự kết nối cho không gian trong và ngoài.
Thay vì ghế sofa, phòng khách được bố trí 1 chiếc phản dài để tạo sự gần gũi. Đây cũng là nơi vui chơi của con nhỏ và không gian nghỉ trưa của gia đình. Do khí hậu Tây Ninh nắng nóng nên phần hiên trước được thiết kế mái hiên xéo và đủ rộng để tạo phần đệm, nhằm hạn chế sự hanh nắng vào mùa hè và tạt mưa vào mùa đông.
Khu bếp được tách thành 1 khu riêng nhưng vẫn kết nối với phòng ăn và không gian sân sau của nhà. Khu vườn bố trí đối diện khu bếp để tăng mảng xanh cho ngôi nhà, đồng thời giúp đối lưu gió tốt hơn.
Phòng khách với phản gỗ dài thay cho sofa
Khu bếp rộng rãi, tiện nghi nằm đối diện khu vườn nhỏ
Video đang HOT
Cầu thang bằng thép
Khoảng thông tầng có thể nói là trái tim của ngôi nhà. Nó kết nối các phòng ngủ tầng 2 và đưa ánh sáng tự nhiên từ khe sáng trên mái tán xạ lên các mảng tường lớn rồi xuống tầng trệt. Cũng nhờ thiết kế thông tầng, gió sẽ được đối lưu theo trục đứng và trục ngang để xuyên qua không gian mỗi tầng.
Hai phòng ngủ có cửa sổ nhỏ để quan sát không gian sinh hoạt chung qua khoảng thông tầng. Toilet phòng ngủ chính được đặt vị trí phía Tây để cản nóng cho phòng ngủ chính. Ô cửa sổ lớn và lớp cây xanh phía trước tạo sự thông thoáng, đối lưu không khí và kín đáo cho toilet.
Phòng thờ 2 nhà đặt trên tầng 2, được thiết kế xen kẽ với nhau bởi 2 khu vườn nhỏ. Mảng cửa kính mở hai bên có thể kết nối 2 khu thờ với nhau để tạo sự thuận tiện mỗi khi thờ cúng.
Khoảng thông tầng là trái tim của ngôi nhà
Phòng ngủ được thiết kế toilet hướng Tây để cản nắng
Phòng thờ được 6717 studio thiết kế xen kẽ với 2 khu vườn nhỏ tạo mảng xanh
Nguồn: 6717 Studio
5 cách để tạo sự khác biệt cho không gian ăn uống của gia đình bạn
Nếu bạn đang băn khoăn với việc tạo một không gian ăn uống thực sự đẹp mắt và thoải mái dành cho các thành viên trong gia đình cũng như khách ghé thăm, đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.
Nhiều người nhận ra rằng, phòng ăn là nơi vô cùng quan trọng trong căn nhà. Vì thế, cách bố trí phòng ăn không chỉ tạo vẻ đẹp cho tổng thể không gian sống mà còn giúp mọi người thêm vui vẻ hơn khi quây quần thưởng thức các món ăn mỗi ngày.
Một không gian ăn uống theo kiểu truyền thống, tách biệt với các khu vực chức năng khác đã trở nên lỗi thời. Sự kết nối giữa các thành viên là yếu tố vô cùng quan trọng.
Vì thế, khi bố trí góc ăn uống, mọi người thường cố gắng lựa chọn một không gian thật ấn tượng, rộng thoáng và có thể bao quát tầm nhìn. Những ý tưởng thú vị không chỉ tạo góc ăn uống trở nên ấn tượng mà còn giúp ngôi nhà của bạn thêm tiện nghi, đẹp mắt.
1. Phòng ăn mở
Trong các căn nhà hiện đại, phòng ăn mở là một trong những xu hướng được lựa chọn. Một góc ăn uống mở trong căn nhà rộng có thể kết nối các khu vực với nhau một cách khéo léo, tạo cảm giác ấm cúng và tiện dụng. Góc ăn uống mở trong căn nhà hẹp có thể giúp không gian tiết kiệm diện tích nhưng vẫn đủ đầy tiện nghi.
Vì thế, hãy chọn một bộ bàn ăn thật xinh và đặt ở nơi có thể dễ dàng di chuyển đồ ăn khi nấu nướng và cũng dễ dàng trò chuyện với mọi người trong nhà sau khi ăn xong. Đừng quên thêm những tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc, những tấm thảm hay đèn trần với phong cách đặc biệt. Chắc chắn góc ăn uống trở thành điểm nhấn độc đáo, thu hút ánh nhìn khi bước vào nhà.
Góc ăn uống liên kết với các khu vực chức năng khác.
Không gian liền mạch với các khu vực khác.
Góc ăn uống bố trí ngay ở không gian chính.
2. Phân vùng thông minh
Cách phân vùng thông minh cũng là một trong những xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Góc ăn uống không bị tách bạch riêng biệt, không gian cũng chẳng hề bí bách, một vách ngăn bằng giá sách hay nội thất đều có thể tăng thêm diện tích lưu trữ hay điểm nhấn tuyệt vời cho không gian ăn uống nhà bạn.
Cách tiếp cận để phân định không gian này cho phép bạn thay đổi sơ đồ mặt bằng một cách dễ dàng và cũng cho phép không gian ăn uống và nhà bếp có sự kết nối liền mạch với các hoạt động của phòng khách.
Phân vùng đơn giản tạo sự riêng tư nhưng vẫn giữ được sự thoáng sáng.
Phân vùng bằng bức tường lửng.
Phân vùng bằng vách ngăn kính.
3. Không gian đa năng
Trong cuộc sống hiện đại, xu hướng được giao tiếp và gắn kết luôn là nhu cầu được mọi người ưa chuộng và hướng tới. Khu vực ăn uống cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng của ngôi nhà. Mọi người có thể chú tâm đến việc bố trí đầy đủ nội thất, đồ trang trí cho không gian ăn uống để có thể biến góc nhỏ này thành khu vực đa chức năng.
Mọi người hoàn toàn có thể sử dụng chúng không chỉ để dùng bữa mà còn để làm việc tại nhà, hoặc là khu làm bài tập cho các bạn nhỏ, hoặc là khu vực mở rộng của không gian sinh hoạt. Chỉ cần thêm một giá sách, một chiếc ghế và bàn ăn sẽ trở thành khu vực thư viện tiện ích. Cuộc sống hiện đại vẫn có sự kết nối đầy ấn tượng như thế để giúp ngôi nhà trở thành chốn nghỉ dưỡng thân yêu.
Góc nhỏ vừa ăn uống vừa là nơi học tập, đọc sách.
Góc ăn uống kiêm nơi làm việc.
Góc nhỏ đa năng, tiện lợi.
4. Tạo vẻ đẹp gần gũi với tự nhiên
Bên cạnh việc chú trọng đến công năng, mọi người thường chú ý về mặt thẩm mỹ. Bạn có thể tạo điểm nhấn cho bức tường cạnh góc ăn uống, thêm cây xanh, lọ hoa hay đơn giản là tạo sự đối lập màu sắc của bộ bàn ghế... Rất nhiều những ý tưởng thú vị sẽ mang đến cho căn phòng ăn uống vẻ đẹp tràn đầy sức sống. Sự thân thiện với môi trường, gần gũi với thiên nhiên cũng là cách làm đẹp vừa đơn giản vừa hiệu quả.
Không gian ăn uống thiết kế, trang trí với vật liệu gần gũi với tự nhiên.
Những sắc màu giản dị.
Không gian nhẹ nhàng, ấm cúng.
5. Thiết kế nhỏ và tiết kiệm không gian
Một góc ăn uống nhỏ xinh sẽ là xu hướng được nhiều gia đình hướng tới, đặc biệt là những người sống ở chung cư hay nhà phố có diện tích nhỏ. Hãy chọn bàn ăn hình tròn tiết kiệm diện tích hay mẫu bàn ăn hình vuông cá tính. Những chiếc ghế đơn giản với vẻ đẹp đặc biệt sẽ giúp cho không gian ăn uống trở nên "vừa vặn" và duyên dáng hơn trong nhà của bạn.
Tận dụng góc nhỏ làm nơi ăn uống.
Tối đa hóa diện tích phòng ăn.
Góc bàn vuông giúp không gian nhỏ thêm ngăn nắp.
Ngôi nhà 'sinh đôi' độc đáo ở Tây Ninh TWIN house là ngôi nhà được thiết kế liền kề nhau cho hai chị em sinh đôi, có công năng giống nhau. KTS 6717 studio cho biết, nhìn công trình TWIN house (nhà sinh đôi) nhìn tưởng là một công trình mà lại là hai. Bởi dù thiết kế hai nhà riêng biệt nhưng hình khối bên ngoài của công trình trông giống...