Chị em sinh đôi ở Nghệ An với ‘kỳ tích’ điểm 10 môn Lịch sử
Em đạt điểm tối đa là 10 và chị đạt 9,75 điểm môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia, Chu Thị Ngọc Thúy và Chu Thị Ngọc Thanh, học sinh lớp 12A11, Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn đã viết nên kỳ tích ở vùng quê hiếu học Diễn Châu (Nghệ An).
Tìm về nhà 2 chị em sinh đôi Chu Thị Ngọc Thúy và Chu Thị Ngọc Thanh ở xóm 6, xã Diễn Thắng, chúng tôi cảm nhận được niềm vui sướng, tự hào khôn xiết của bố mẹ, bà con làng xóm khi biết tin 2 chị em đã đạt được điểm thi xét tuyển đại học khối C rất cao.
Với 10 điểm Lịch sử, 9,25 điểm Địa lý, 8,5 điểm Ngữ văn, Chu Thị Ngọc Thúy đạt 27,75 điểm xét tuyển khối C. Trong khi đó, người chị gái Chu Thị Ngọc Thanh cũng không chịu thua kém với 9,75 điểm Lịch sử; 9,25 điểm Địa lý và 8 điểm Văn, tổng điểm xét tuyển 27 điểm.
Hai chị em bên góc học tập của mình. Ảnh: Mai Giang
Nhà có tới 4 chị em, bố làm công nhân, mẹ làm ruộng, hoàn cảnh không mấy dư giả nhưng cả 4 chị em đều say mê học tập. Cùng học giỏi, Thanh, Thúy giống nhau như 2 giọt nước khiến người ngoài khó mà nhận ra. Từ nhỏ, 2 chị em luôn có ý thức trong học tập cũng như phân chia công việc nhà, việc đồng áng để đỡ đần bố mẹ. Đậu vào Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, hoàn cảnh bố mẹ không mấy dư giả nên 2 chị em không tham gia các lớp học thêm hay ôn luyện mà phần lớn là tự học.
Ngọc Thúy chia sẻ: Hai chị em không đi học thêm ngoài mà chỉ tham gia ôn tập trên trường và tự học ở nhà là chính. Đầu năm học, 2 chị em mua khóa học Lịch sử và Địa lý trên mạng với giá hơn 300.000 đồng để học và luyện đề thi.
Lớp của Thanh, Thúy còn có 4 bạn đạt điểm tuyển khối C từ 25 điểm trở lên. Ảnh NVCC
Theo em, đề thi môn Sử ở kỳ thi THPT Quốc gia năm nay có vẻ dễ hơn, nhưng những câu hỏi đưa ra cũng rất thú vị, nhất là những câu vận dụng cao dễ gây nhiều phân vân. Vì vậy, cần phải có sự tư duy chứ không chỉ nắm chắc kiến thức cơ bản. Với đề này những bạn học chắc kiến thức sẽ được khoảng từ 8 – 9 điểm.
Video đang HOT
“Em may mắn được học Sử với các thầy, cô giỏi nên nhận ra rằng môn Sử rất có ích với cuộc sống. Nhờ học Sử mà ta nhận thức về xã hội một cách thấu đáo hơn. Bí quyết học Sử là hệ thống các vấn đề, sự kiện theo tiến trình thời gian, đồng thời tìm hiểu bản chất của mỗi vấn đề: Tại sao lại dẫn đến các sự kiện ấy… thì mình sẽ nhớ sự kiện lâu hơn.”
Em Chu Thị Ngọc Thanh.
Chị Ngô Thị Châu, mẹ của 2 em chia sẻ: Hôm đi thi về, thấy 2 chị em rất vui và nói làm bài tốt. Khi đã có kết quả, cả nhà vui sướng vô cùng. Kết quả này đã tạo động lực cho bố mẹ rất lớn để cố gắng nuôi các con ăn học đến nơi, đến chốn.
Chị em Thanh, Thúy cùng cô giáo dạy sử Hoàng Thị Hiệp. Ảnh NVCC
Một điều nữa làm nên thành tích đáng nể của 2 chị em đó là đam mê đọc sách. Nhiều thể loại sách văn học, lịch sử, địa lý được các em sưu tầm và dùng tiền tiêu vặt tích góp để mua, do vậy đã bổ trợ tốt cho việc học, nhất là môn Văn học, Lịch sử. Năm học 2017-2018, em Ngọc Thúy đoạt giải Nhì, em Ngọc Thanh giải Ba môn Lịch sử kỳ thi Học sinh giỏi tỉnh.
Cô giáo Hoàng Thị Hiệp, giáo viên dạy môn Lịch sử của 2 em chia sẻ: Ngoài việc truyền thụ kiến thức thì bản thân phải “truyền lửa” niềm đam mê của mình cho các học trò và để các em tự tin hơn vào bản thân mình, phải biết được năng lực của các em và từ đó sẽ xây dựng đề cương ôn tập sao cho phù hợp. Tôi cũng khuyên các em, trước khi đi thi, không nên lo lắng, đừng “e ngại” khi mình là học sinh trường huyện mà hãy tự tin, tập trung vào bài thi của mình. Cũng bởi luyện đề kỹ nên bước vào kỳ thi THPT Quốc gia các em không bị ngợp và làm bài tự tin.
Với điểm số này, Chu Thị Ngọc Thanh dự định sẽ đăng ký nguyện vọng 1 vào Khoa Quan hệ công chúng, Chu Thị Ngọc Thúy đăng ký xét tuyển vào Khoa Quốc tế học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
“Hai em Thanh, Thúy học đều các môn xã hội, đặc biệt nổi bật nhất là môn lịch sử. Các em có niềm đam mê đặc biệt với bộ môn này. Tinh thần tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu rất cao. Kết quả này là phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực học tập, không ngừng vượt khó vươn lên của 2 chị em Thanh và Thúy.”
Cô Hoàng Thị Hiệp – giáo viên dạy môn Lịch sử của 2 em Thanh và Thúy.
Mai Giang
Theo baonghean
Lộ diện nữ sinh vùng cao thi khối C cả 3 môn đều đạt từ 9 điểm trở lên ở Nghệ An
Trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, em Phạm Trần Thu Sương, ở bản Tờ, xã Yên Khê, huyện vùng cao Con Cuông, Nghệ An đạt tổng điểm khối C 30,25 (đã bao gồm điểm cộng).
Em Phạm Trần Thu Sương ngoài thời gian học vẫn phụ giúp cha mẹ việc nhà. Ảnh: Dân Trí.
Với Ngữ văn 9, Lịch sử 9,5 và Địa lý 9, cộng với điểm ưu tiên 2,75 vùng và dân tộc thiểu số, Sương đạt tổng điểm khối C 30,25 đồng thời nằm trong top thí sinh điểm cao nhất Nghệ An kỳ thi THPT quốc gia 2019.
Nói về kết quả thi đáng ngưỡng mộ này trên báo Dân Trí, Sương gãi đầu bày tỏ ngạc nhiên khi điểm khối C của mình cao hơn cả chị gái ruột Phạm Trần Thu Hoài thi cách đây hai năm. Năm 2017, chị gái của Sương đạt tổng điểm khối C là 27 điểm, có thể nói đó mức điểm kỷ lục tại trường huyện vùng cao - Trường THPT Con Cuông. Hiện chị gái Sương đang học tại Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Ở mảnh đất miền núi này, học sinh đỗ Đại học đã là kỳ tích, hai chị em trong một nhà đạt mức điểm ở top cao có thể nói là việc xưa nay chưa từng có.
Sương chia sẻ, thời gian em học không nhiều, có khi tối chỉ một tiếng đồng hồ nhưng đã ngồi vào bàn là em rất tập trung vào bài, quên hết mọi thứ xung quanh. Còn khi thấy mình đã mất tập trung em sẽ rời bàn học.
Ngoài cách học thông thường như nắm bài trên lớp, học nhóm, học thêm ở thầy cô, đọc Thương đọc rất nhiều tài liệu tham khảo. Riêng môn Văn, Sương có tìm tòi học thêm ở trên mạng.
Những năm đi học, Sương không sử dụng điện thoại di động, em vẫn dùng "ké" của bố mẹ khi em thấy chưa quá cần thiết. Mọi thông tin trường lớp, thầy cô, bạn bè trước đều nhờ máy "truyền tin" qua bố mẹ.
Với mong muốn trở thành giáo viên, Sương đang cân nhắc giữa nguyện vọng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Vinh.
Theo báo Thanh Niên, năm nay, ngoại trừ thủ khoa khối D01 (Toán, Văn, tiếng Anh) là một thí sinh đến từ Hà Nội với tổng số điểm là 28.4 thì thủ khoa các khối còn lại đều ở các vùng nông thôn, các "tỉnh lẻ" Thanh Hóa, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Thủ khoa khối A của cả nước là Vũ Đức Anh, Trường THPT Quảng Xương 1, tỉnh Thanh Hóa (29,05 điểm: toán 9,8; lý 9,25 và hóa học 10 điểm).
Thủ khoa khối B là Ngô Thu Hà, học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) với 29,8 điểm, thí sinh này tổng điểm toán, hóa, sinh là 29,8 điểm (toán 9,8; vật lý 10; hóa học 10). Thí sinh này cũng là "thủ khoa của thủ khoa" trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay.
Thủ khoa khối C toàn quốc, đó là Hoàng Thị Thái Bảo, cựu học sinh lớp 12C1, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An. Thái Bảo đạt 28,75 điểm với ngữ văn 9,25; lịch sử 9,75 và địa lý 9,75.
Thủ khoa khối A1 (toán, vật lý, tiếng Anh) đến từ Hà Tĩnh với 28,9 điểm. Thủ khoa khối C01 (toán, văn, vật lý) đến từ Nghệ An với 27,4 điểm.
Thanh Tùng
Theo ĐSPL
Đạt 27,75 khối C, nữ sinh dân tộc Thái đi làm thêm kiếm tiền vào ĐH Đạt 27,75 điểm khối C, nữ sinh Lục Thị Doanh (lớp 12C2, Trường THPT Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An) nằm trong tốp đầu học sinh điểm cao xứ Nghệ. Điều bất ngờ là em không tự thưởng cho mình thời gian nghỉ sau chuỗi ngày học tập căng thẳng, mà đã đi làm thêm. Nữ sinh người Thái - Lục...