Chị em sinh đôi cùng đậu Học viện Kỹ thuật quân sự
Kỳ thi vừa qua, 2 chị em sinh đôi Dung Huyền (sống tại Đắk Lắk) cùng đỗ vào Học viện Kỹ thuật Quân sự. Dung được 27,25 điểm, còn Huyền đạt 28,25 điểm.
Thiếu tá Trần Văn Hội, trợ lý Quân lực Ban Chỉ huy quân sự huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) khẳng định, việc cả hai chị em sinh đôi Dung – Huyền ở một xã vùng sâu Tây Nguyên cùng đỗ vào Học viện Kỹ thuật quân sự thực là một kỳ tích, đáng khâm phục!”.
Chị em sinh đôi Dung và Huyền. Ảnh: Tiền Phong.
Năm nay, chỉ có một số ít trường quân sự tuyển nữ, chỉ tiêu tuyển thí sinh nữ rất thấp (10%), trong khi số thí sinh dự tuyển lại rất cao, nên “tỷ lệ chọi” tất nhiên rất gay gắt. Trong số 30 thí sinh của huyện Cư M’gar trúng tuyển vào các trường Quân sự năm 2015, đặc biệt nhất là trường hợp hai thí sinh Đậu Thị Kim Dung và Đậu Thị Thanh Huyền (SN 1996) trú tại thôn 5, xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, là chị em sinh đôi với diện mạo giống nhau như hai giọt nước.
Sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều làm nông, nhưng với truyền thống hiếu học của quê hương xứ Nghệ, 5 anh chị em trong gia đình này đều học giỏi. Dung và Huyền có 2 anh làm giáo viên, một anh làm công an. Dung và Huyền sau giờ lên lớp học còn giúp bố mẹ làm việc nhà, chăm sóc ruộng nương.
Với ước mơ cháy bỏng được mang trên mình màu áo lính, qua ti vi, sách, báo vẫn thấy các anh bộ đội giúp dân khắc phục hậu quả bão lụt, lao động sản xuất thật gần gũi, thân thương, nên ước mơ trở thành bộ đội luôn ấp ủ trong hai chị em sinh đôi.
Kỳ thi vừa qua, Dung và Huyền đã nộp hồ sơ thi vào Học viện Kỹ thuật quân sự, kết quả cả hai cùng đỗ Dung được tổng điểm 27,25 điểm, còn Huyền được 28,25 điểm. Ở nhà Dung làm chị, Huyền làm em. Cả hai chung trường chung lớp từ khi bắt đầu đi học, đến nay lại cùng đỗ vào một trường đại học.
Video đang HOT
“Để thi đỗ vào Học viện Kỹ thuật quân sự, 2 chị em đã phải cố gắng rất nhiều. Năm ngoái hai chị em đã thi vào trường này, nhưng không đậu, vì em (Huyền) chỉ đạt tổng 25 điểm còn Dung 24,5 điểm, trong khi điểm chuẩn dành cho nữ miền Nam là 26.
Hai chị em buồn khóc một thời gian rồi lại động viên nhau tiếp tục ngày đêm “dùi mài kinh sử”. Năm nay quyết tâm thi lại vào trường quân đội thêm lần nữa. Khi biết điểm thi, 2 chị em nộp hồ sơ vào trường và hồi hộp chờ đợi trường công bố điểm chuẩn. Khi biết kết quả trúng tuyển, 2 chị em mừng quá ôm nhau… khóc”- Huyền kể.
Đầu tháng 9 này Dung và Huyền tạm xa gia đình ra Hà Nội nhập học. Trong môi trường quân đội các em còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng với bản chất cần cù, chịu khó, hẳn hai chị em sinh đôi sẽ tiếp tục phát huy các ưu điểm đã có
Theo Trung Hải/Tiền Phong
Nữ sinh chỉ dám khoe giấy báo lên bàn thờ cha mẹ rồi cất
Căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi bố mẹ của ba chị em. Người chị cả trong nhà đành phải tạm gác giấc mơ vào đại học để kiếm tiền nuôi 2 em.
Hoa vô đơn chi
Trong căn nhà nhỏ xập xệ nằm cuối xóm 14 (xã Nghi Liên, TP Vinh, Nghệ An) của 3 chị em Đặng Thị Huyền Trang (sinh năm 1997) từ những tháng qua thiếu vắng tiếng cười, chỉ có nỗi cô quạnh, mùi khói nhang và những nỗi đau khôn nguôi. Cuối năm 2013, tai họa ập xuống mái ấm của Trang khi cả bố lẫn mẹ đều lần lượt ra đi vì bệnh tật.
Vừa đi làm về, Trang vội vàng chạy ra vườn hái rau vào nấu cơm để kịp cho 2 đứa em đi học về ăn. Mới 18 tuổi nhưng người chị cả mồ côi này như một người trưởng thành thực sự bởi những trăn trở, lo lắng từ khi mình trở thành người trụ cột chính trong gia đình.
Trang chuẩn bị cơm trưa cho các em. Ảnh: Gia Đình & Xã Hội.
Trang kể, bố em vốn hay đau yếu nhưng chỉ nghĩ là cơn đau bình thường nên không đi thăm khám mà vẫn cố đi khắp nơi làm phụ hồ. Cuối năm 2013, trong một lần đang trong khi làm việc, bố em bắt đầu thấy đau nhói rồi ngất xỉu, đi khám anh mới biết bị ung thư gan giai đoạn cuối. Nhập viện điều trị được 2 tháng, bố của Trang được trả về rồi qua đời trong vòng tay của người thân.
Mất đi người trụ cột trong gia đình, chị Nguyễn Thị Vĩnh (sinh năm 1976, mẹ của Trang) vừa làm mẹ vừa làm cha để lo ăn học cho ba con. Tưởng chừng nỗi đau đó đã là quá lớn đối với gia đình, nhưng tai họa lại tiếp tục đeo bám khi các bác sỹ cho biết chị bị u máu trong gan. Khối u máu quá lớn choán hết gan nên không thể can thiệp bằng phẫu thuật, chỉ có các giải pháp cầm cự để hạn chế u phát triển.
Số tiền chữa trị cho chồng chưa kịp trả hết nay lại phải đi vay mướn khắp nơi để chạy chữa bệnh cho chị Vĩnh khiến hoàn cảnh gia đình càng trở nên bị đát. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều lần Trang định bỏ học để đi làm thuê kiếm tiền mua thuốc cho mẹ và cho em ăn học, nhưng chị Vĩnh kiên quyết phản đối và muốn cho các con theo học tới cùng bằng mọi giá.
"Rồi mẹ cũng bỏ chúng em mà đi, em không biết phải làm sao nữa. Em thì không sao, có thể tự lo cho mình được nhưng để lo cho cả hai đứa sau nữa thì...", Trang ngẹn ngào nước mắt.
Cầm giấy báo nhập học trong tay nhưng Trang không dám quyết định đi tiếp vì nghĩ cho 2 người em của mình. Ảnh: Gia Đình & Xã Hội.
Nhường giấc mơ cho em
Mỗi lần vào thắp hương cho bố mẹ, nước mắt của cô bé 18 tuổi lại nhạt nhòa. Trang cho biết, vì mẹ không muốn chị em Trang nghỉ học giữa chừng nên sau khi mẹ mất, cô vẫn gắng gượng vừa đi làm thêm kiếm tiền vừa chăm sóc em. Lâm vào bước đường cùng, nhưng Trang vẫn không bỏ bê việc học của mình. Suốt 3 năm cấp 3, Trang luôn đạt học sinh giỏi toàn diện của trường.
Cầm giấy báo nhập học trong tay, Trang kính cẩn đem lên khoe với bố mẹ rồi vội vàng giấu kín vào trong tủ. Trong kỳ thi đại học vừa qua, người chị cả mồ côi này đã đậu vào Khoa Luật (Đại học Vinh) như mong ước của chị Vĩnh, nhưng để làm trọn được giấc mơ của mẹ thì Trang không còn đủ tự tin.
Ngày làm thủ tục nhập học đã cận kề, nhưng Trang không biết xoay đâu ra tiền để nạp. Dù một lúc xin làm thêm ở hai nơi nhưng với số tiền này cũng chỉ đủ để 3 chị em sống qua ngày và nạp một ít tiền học cho 2 đứa em. "Hai đứa nhỏ cũng ham học và học tốt lắm. Dù hoàn cảnh có khó khăn tới đâu đi nữa thì em cũng sẽ cố gắng để hai đứa không phải từ bỏ đi giấc mơ của mình", Trang tâm sự trong nước mắt.
Mất đi chỗ dựa, anh em họ hàng lại không giúp được gì nhiều, bà ngoại là chỗ dựa duy nhất cho Trang và em trai Đặng Đăng Hoàng học lớp 11 trường THPT Nguyễn Duy Trinh, cùng đứa em út mới 9 tuổi. Thấy Trang vẫn luôn nung nấu giấc mơ vào đại học của mình, nhiều lần ngoại động viên em tiếp tục đi học, việc chăm sóc các em ở nhà ngoại sẽ lo.
"Nhiều lần em cũng tính nếu đi học thì em lên thành phố kiếm việc làm rồi vừa học vừa làm, từ trường tới nhà cũng chỉ khoảng 10 km nên em sẽ không ở trọ để đỡ thêm chi phí. Nhưng chi phí học đại học cao rứa em sợ không làm nổi, hơn nữa nếu đi học thì em không có thời gian để chăm sóc cho các em", Trang nghẹn ngào chia sẻ về tương lại của mình.
Theo Đô Ha - Thiên Ân/Bao Gia đinh va Xa hôi
Cô gái rửa xe thuê đỗ hai trường đại học Phạm Thị Nhung đỗ hai trường đại học trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Ước mơ đến giảng đường của nữ sinh lên Hà Nội rửa xe thuê kiếm sống đã thành hiện thực. Từ chối nhiều lời giúp đỡ Những ngày cuối cùng của đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, giọng Phạm Thị Nhung reo vui trong điện thoại...