Chị em sinh 3 cùng đỗ đại học danh giá
Có một câu chuyện rất ngoạn mục trong mùa thi đại học năm nay: ba chị em sinh ba cùng đạt số điểm rất cao vào các trường Ngoại thương, Kinh tế và Y dược.
Ba chị em Châu Thanh, Đan Thanh, Bảo Thanh.
Đó là ba chị em Nguyễn Châu Thanh, Nguyễn Đan Thanh và Nguyễn Bảo Thanh, ở ấp 4, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Ba cô gái sinh năm 1995, thi vào trường đại học Kinh tế TP.HCM và đại học Ngoại thương TP.HCM với số điểm lần lượt là 25,5, 26 và 26,5; vào ngành răng – hàm – mặt và ngành dược đại học Y dược TP.HCM (khối B) với số điểm lần lượt là 27, 27,5 và 27,5.
Học giỏi, ngoan hiền
Bà Trịnh Thị Thu Ba, mẹ của ba cô gái, cho biết: “Ba chị em lúc nào cũng học cùng với nhau. Cháu nào làm bài trước môn nào thì phải chờ đứa sau để học chung”. Những lúc rảnh rỗi, cả ba chị em thường dò bài, đố bài nhau nên việc nhớ bài thêm dễ dàng hơn. 12 năm liền, cả ba chị em luôn là học sinh xuất sắc của trường.
Bà Thu Ba kể chuyện vui: “Lúc còn nhỏ, nhiều lúc thấy một đứa khóc, không hiểu chuyện gì, vào hỏi mới hay hai đứa kia làm bài tập môn này xong chuyển sang môn khác học bài nhưng đứa còn lại chưa làm bài xong không chịu. Các cháu đã thỏa thuận cùng nhau học và cùng nhau làm. Vậy nên một đứa giỏi là tất cả phải giỏi”.
Video đang HOT
Những ngày còn học trường huyện ở Định Quán, ba chị em đã trở nên nổi bật với các bạn và thầy cô trong trường vì cả ba rất giống nhau và đều ngoan hiền, học giỏi. Nhà làm dịch vụ nấu ăn cho đám tiệc nên ngoài việc đến trường, ba chị em cũng thường phụ mẹ, từ dọn dẹp, làm rau tới giặt phơi khăn bàn tiệc đám cưới…
Đến năm lớp 12, để cho ba cô con gái có thời gian học tập, gia đình đã chuyển ba em lên học tại trường THPT Nguyễn Khuyến (TP.HCM). Những ngày đầu xa nhà, ba chị em ai cũng buồn, nhớ ba mẹ, bạn bè nhưng rồi quấn quýt động viên nhau cố gắng học.
Để cùng có điểm cao với khối B cũng là bất ngờ với ba chị em vì từ lớp 10 đến học kỳ 1 lớp 12 cả ba đều xác định thi khối A. Sang học kỳ 2 lớp 12, được sự hướng dẫn của gia đình, ba cô gái mới chọn thi khối B để theo nghiệp y dược. Vậy mà vẫn thi với điểm số rất cao.
“Nhà có 5 cô tiên”
Ba chị em Châu Thanh, Đan Thanh, Bảo Thanh cho biết mình chọn thi khối B đại học Y dược TP.HCM và khối A ngành kinh tế là “học theo” người chị thứ hai Nguyễn Thanh Nhân. Thanh Nhân (21 tuổi) hiện đang học năm 4 đại học Ngoại thương cơ sở 2 tại TP.HCM. Trước đó Nhân cũng thi đậu đại học Y dược TP.HCM ngành răng – hàm – mặt nhưng cô gái này không chọn ngành y. Trong gia đình này, cô chị cả trong nhà là Nguyễn Thanh Tú (24 tuổi) đã tốt nghiệp học viện Ngân hàng năm 2007.
Bà Thu Ba cho biết do ba chị em cùng lớp, đi đâu làm gì cũng đi chung nên đôi lúc khiến nhiều người nhầm lẫn. “Từ nhỏ đến lớn mua gì cũng đòi mua giống nhau, nếu một em mất gì đó là phải mua lại hết cho cả ba mới chịu”. Trong căn phòng nhỏ của ba cô gái đầy ắp búp bê với ba ngăn gọn gàng. Điều đặc biệt là mỗi ngăn đều có những con búp bê giống hệt nhau, đây cũng là sở thích từ nhỏ của ba chị em cho đến bây giờ.
Mỉm cười hạnh phúc nhìn ba chị em, bà Thu Ba tâm sự: “Hồi nhỏ lúc mới sinh ba ở bệnh viện Từ Dũ, nhiều người tìm đến mua ba đứa nhỏ với giá 5 chỉ vàng vì cho rằng tôi không thể nuôi một lúc ba đứa trẻ. Đúng là sinh ba nuôi rất cực, từ lúc mang thai tôi đã phải không đi lại được nhiều vì cơ thể tăng lên đến 25kg. Mỗi đêm tôi chỉ có thể ngủ được vài chục phút, thậm chí mướn người giúp việc tới họ thấy ba đứa trẻ là sợ không dám làm. Giờ này mấy đứa con lớn lên, hiền lành, chăm học, ra đường nhiều người mừng cho gia đình, tôi cũng thấy tự hào”.
Theo Tuoitre
Nên giao kỳ thi tốt nghiệp THPT về sở
Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT thì các trường lập tức bước vào cuộc đua học ngày học đêm, cắt xén môn học, dồn toàn tâm cho một kỳ thi nhưng không phản ánh năng lực toàn diện của học sinh.
Trước thông tin nhiều chiều về việc nên tiếp tục duy trì hay bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT (Báo Người Lao Động ngày 2 và 3/8 đã phản ánh), hầu hết hiệu trưởng các trường THPT tại TPHCM đều ủng hộ việc phải có một kỳ thi kiểm tra chất lượng nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phải xác định cụ thể là để kiểm tra quá trình dạy và học qua 12 năm phổ thông hay làm cơ sở để tuyển sinh ĐH, CĐ. Thực tế nhiều năm qua, Bộ GD-ĐT chỉ tổ chức được một kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc (năm 2007). Nguyên nhân vì sao, do cách tổ chức thiếu khoa học, chạy theo thành tích, hay việc xác định tính chất kỳ thi chưa chính xác?
Áp lực kinh khủng
Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho rằng mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là đánh giá quá trình dạy và học nhưng thực tế cho thấy việc tổ chức thi như những năm qua chưa đạt yêu cầu. Bằng chứng là có những tỉ lệ đỗ "rất đẹp". Có những địa phương thì đấy là tỉ lệ thực chất và ngược lại. Một khi Bộ GD-ĐT lơ là, không thể quản hết thì tiêu cực sẽ xảy ra. Vì vậy, nên giao việc tổ chức kỳ thi này về cho các sở GD-ĐT để các sở tự chịu trách nhiệm.
Mặt khác, kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, CĐ quá gần nhau, tạo áp lực kinh khủng cho cả người dạy lẫn người học. Một số trường THPT tư thục còn dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT hằng năm làm bảng thành tích để tuyển sinh nên áp lực cuối cùng dồn lên vai học sinh (HS) và giáo viên (GV).
"Khi công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT thì các trường lập tức bước vào cuộc đua. Có trường cho HS học ngày học đêm, cắt xén những môn học khác và dồn toàn tâm, toàn lực cho một kỳ thi nhưng không phản ánh năng lực toàn diện của HS, thiệt thòi cho các em" - ông Ngai nhấn mạnh.
Ảnh minh họa
Không dàn hàng ngang
Ông Nguyễn Văn Cải, Hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung (TP HCM), nêu quan điểm: "Muốn tổ chức một kỳ thi nghiêm túc thì phải chấn chỉnh nề nếp thi cử; giảm bớt môn học và nội dung sách giáo khoa từng môn; đổi mới cách kiểm tra, đánh giá là tự khắc sẽ đổi mới phương pháp dạy và học, như cách ra đề thi môn văn trong các kỳ thi gần đây. Như vậy sẽ hiệu quả và nhẹ nhàng hơn".
Bà Dương Thị Trúc Bạch, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP HCM), phân tích thêm: "13 môn học ở bậc phổ thông như hiện nay là quá nặng. HS có những sở thích và năng lực phát triển khác nhau. Phải có những môn bắt buộc và những môn tự chọn để HS lựa chọn. Nếu cứ dàn hàng ngang thì việc học chỉ để đối phó với thi cử và không thể đánh giá toàn diện chất lượng HS".
Nhiều cách cải tiến GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - cho rằng có nhiều cách cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nếu cách ra đề thi buộc HS phải chủ động sáng tạo trong làm bài thì sẽ thay đổi được cách dạy và học trong nhà trường. Phương án có thể tính đến là thí sinh phải thi 3 môn cơ bản là toán, văn, ngoại ngữ bên cạnh các môn tự chọn phù hợp với xu hướng lựa chọn ngành nghề tương lai của mình. Những môn không thi có thể lấy trọng số để xét tốt nghiệp. Bộ GD-ĐT cũng nên giao thêm quyền tự chủ cho các địa phương, chỉ tổ chức các đoàn thanh tra giám sát các kỳ thi, nơi nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm.
Theo VNE
Sẽ xem xét điểm sàn dựa trên năng lực thí sinh Những ngày thi đại học, cao đẳng năm 2013 vừa khép lại. Hàng triệu lượt thí sinh và gia đình đang hồi hộp chờ đợi ngày công bố kết quả điểm thi. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã có những giải đáp các thắc mắc của phụ huynh và thí sinh xung quanh công tác chấm thi...