Chỉ dạy học nội dung cốt lõi: SGK cũng cần giảm tải
Bộ GD-ĐT sẽ ban hành các nội dung học tập cốt lõi, có sự điều chỉnh, để thầy và trò dựa theo đó triển khai, ứng phó với tình hình mới.
Dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng nặng nề đến ngành giáo dục. Giáo viên, học sinh, phụ huynh gặp rất nhiều khó khăn cả về đời sống và trong hoạt động học tập, nhất là việc học trực tuyến trong thời gian dài ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh.
Báo Thanh niên dẫn lời chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ theo dõi từng ngày tình hình dịch bệnh tại các địa phương và ‘ra các chỉ đạo xử lý mang tính phi truyền thống’ . Trong một vài ngày tới, Bộ sẽ ban hành các nội dung học tập cốt lõi, có sự điều chỉnh, để thầy và trò dựa theo đó triển khai, ứng phó với tình hình mới.
Các tỉnh, thành cùng Trung ương đang thống kê tới tận từng trường hợp khó khăn không thể học trực tuyến và sẽ có giải pháp cho từng việc. Sẽ có hàng loạt biện pháp hỗ trợ và ‘bọc lót’ cho nhau.
Những ngày học sinh được tới trường học trực tiếp, các thầy cô sẽ phải dành thời gian củng cố, rà soát kiến thức, bồi dưỡng theo nhóm cho các đối tượng không thể học trực tuyến…
Trước đó, tại buổi tọa đàm trực tuyến ‘ Năm học mới trong đại dịch’ do báo Người lao động tổ chức hôm 6/9, PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cũng thông tin về phương án giảm tải chương trình khi học trực tuyến.
Video đang HOT
Nội dung dạy học sẽ được chọn lọc cho phù hợp với tình hình thực tế. Ảnh minh họa: Tuổi trẻ.
Theo đó, Bộ GD-ĐT đã có công văn về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Nguyên tắc là tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành, tích hợp một số nội dung thành các chủ đề, điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục. Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn là không dạy, đọc thêm, không làm, không thực hiện, không yêu cầu…. Năm học này, Bộ tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng thiết thực, phù hợp với bối cảnh dịch bệnh.
Ngoài việc giảm tải nội dung dạy học trực tuyến, nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng sách giáo khoa cũng rất cần được giảm tải, tránh tốn kém cho học sinh và phụ huynh.
Điển hình như lớp 1 năm nay, học sinh chọn học 1 trong 3 bộ sách là Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục và bộ sách Cánh diều của NXB Đại học Sư phạm TP.HCM. Giá mỗi bộ sách niêm yết công khai dao động trên dưới 200.000 đồng/bộ, tuy nhiên giá sách đăng ký mua qua mỗi trường một khác, thậm chí có trường một bộ sách lớp 1 có giá lên tới gần 800.000 đồng. Nguyên nhân phần lớn là vì có thêm nhiều sách bổ trợ ngoài sách giáo khoa bắt buộc.
Chẳng hạn, bộ sách có giá gần 800.000 mà nhiều phụ huynh chia sẻ có cả các sách như Bài tập đạo đức, bài tập âm nhạc, bài tập Mĩ thuật, bài tập Tự nhiên và xã hội, bài tập Hoạt động trải nghiệm. Riêng bộ thực hành Toán-Tiếng Việt lớp 1 dùng cho học sinh ở đây có giá 179.000 đồng.
Với kinh nghiệm từ năm trước, nhiều phụ huynh cho biết, con em họ không thực sự cần đến nhiều sách bổ trợ như vậy, thậm chí có những quyển từ đầu năm đến cuối năm vẫn nằm yên trong ngăn vì không dùng đến.
Bộ Giáo dục nói gì về đề xuất kéo dài năm học của TP.HCM?
Trước kiến nghị của TP.HCM về việc xem xét kéo dài thời gian năm học, đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng, theo các văn bản hướng dẫn hiện tại, TP.HCM hoàn toàn có thể chủ động kéo dài thêm 1 tháng.
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 28/8, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thành phố không thể bắt đầu năm học mới bằng hình thức học trực tiếp truyền thống. Theo đó, học sinh trung học sẽ học trực tuyến bắt đầu từ ngày 1/9, còn bậc tiểu học từ ngày 8/9. Học sinh mầm non sẽ bắt đầu năm học muộn hơn khi tình hình dịch bệnh ổn định.
TP.HCM cũng chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế và chuẩn bị đầy đủ, chu đáo cho việc học trực tuyến hết học kỳ I. Các địa phương kiểm soát dịch tốt sẽ tổ chức dạy trực tiếp ngay khi đủ điều kiện, tận dụng tối đa thời gian dạy trực tiếp, đặc biệt với lớp 1, lớp 2, lớp 6 và lớp cuối cấp.
Tuy nhiên, nhận định tình hình dịch bệnh có thể còn kéo dài, việc dạy học trực tuyến không thể thay thế hoàn toàn việc học trực tiếp, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét việc kéo dài thời gian năm học để đảm bảo chất lượng giáo dục, đặc biệt với các khối lớp nhỏ 1, 2, 3.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT).
Về điều này, trao đổi với VietNamNet , ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay, theo khung chương trình kết thúc năm học trước ngày 31/5/2022 thực chất trong đó đã có 2 tuần dự phòng cho những trường hợp đặc biệt như phòng chống thiên tai, khí hậu, thời tiết,...
"Trong khung kế hoạch thời gian năm học của Bộ GD-ĐT, mỗi học kỳ đều có một tuần đệm, như là tuần dự phòng để đảm bảo có thể linh hoạt trong xây dựng kế hoạch thời gian năm học tại địa phương (khung thời gian năm học của Bộ GD-ĐT là 37 tuần, trong khi chương trình học thì được thiết kế chỉ 35 tuần).
Ngoài ra, theo Công văn số 2551/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quyền quyết định thời gian kéo dài năm học không quá 15 ngày, để bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình giáo dục trong trường hợp đặc biệt. Như vậy, các địa phương hoàn toàn có thể chủ động để có thể có thêm 1 tháng", ông Thành nói.
Ông Thành cho hay, ít nhất 1 tháng đó thì vẫn còn đủ thời gian để địa phương chủ động và chưa cần phải xin kéo dài thêm.
"Chưa kể, trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học cũng hướng dẫn các địa phương cố gắng bố trí cho các trường dạy nhiều hơn 6 buổi/tuần. Có nghĩa thời gian thực học là 35 tuần với chương trình 1 buổi/ngày, 6 buổi/tuần; nhưng nếu trường bố trí nhiều hơn 6 buổi/tuần thì có thể khoảng thời gian thực đến trường có thể nhỏ hơn 35 tuần thực tế nhưng vẫn đảm bảo được chương trình", ông Thành nói.
Theo ông Thành, sau đó, nếu trường hợp bất khả kháng tiếp diễn, địa phương mới thống nhất với Bộ GD-ĐT để có phương án, có thể tương tự như năm học 2019-2020.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai chương trình Sóng và máy tính cho em Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình "Sóng và máy tính cho em" nhằm hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến. Học sinh Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội, bắt đầu năm học mới 2021-2022 theo hình thức trực...