‘Chị đại’ người Mông
Đám thanh niên choai choai ở Sa Pa gọi Tẩn Thị Shu là “chị đại”, một từ họ học được trên mạng và thấy “rất đúng với chị Shu”.
Lớp học tiếng Anh của Sa Pa O Châu
Cô gái từng mù chữ cho đến tận 16 tuổi ấy không chỉ gây dựng cho mình một khoảng trời riêng là doanh nghiệp xã hội Sa Pa O Châu, mà còn đem đến cơ hội học hành và việc làm cho hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số mỗi năm.
Dạy tiếng Anh và nghề miễn phí cho thanh niên dân tộc thiểu số
Gần 10 năm trước, tôi quen Tẩn Thị Shu (sinh năm 1986) khi theo một nhóm tình nguyện viên người nước ngoài lên Sa Pa. Khi đó, tiếng Việt của Shu còn khó nghe, tôi hay đùa là muốn hiểu phải bắn phụ đề. Trong câu chuyện, thỉnh thoảng cô gái người Mông phải dùng tiếng Anh để diễn đạt ý của mình. Shu học tiếng Anh từ chính các khách du lịch đến Sa Pa, 22 tuổi, cô đã có 7 năm kinh nghiệm làm hướng dẫn viên.
“Em nói với các bạn, thay vì dành quá nhiều thời gian để nói chuyện yêu đương, phải dùng nó để học, vì ở tuổi này không học thì sau sẽ rất vất vả, lớn tuổi rồi mới “tỉnh ngộ” học lại càng vất vả gấp đôi”, Shu kể.
Shu có cái dạn dĩ của “dân bán hàng rong” từ nhỏ. Trong khi nhiều người trông thấy khách nước ngoài thì thẹn, Shu ngược lại, như cá tìm được nước, bắn tiếng Anh vèo vèo. Nhờ tiếng Anh, Shu kiếm được những khoản tiền đáng kể đầu tiên. Rồi từ đó, cô kết nối với bốn người bạn Úc, thành lập Sa Pa O Châu – tiếng Mông có nghĩa là Xin chào Sa Pa. Doanh nghiệp này chuyên làm các dịch vụ du lịch cộng đồng, đề cao tiêu chí dạy tiếng Anh miễn phí cho thanh niên dân tộc thiểu số, về sau Shu mở rộng ra cả việc dạy nghề, tất nhiên, cũng miễn phí.
Giáo viên tình nguyện đứng lớp tiếng Anh của Shu chính là các khách hàng của Sa Pa O Châu. Để thuyết phục khách, Shu kể cho họ nghe về cuộc sống khó khăn của thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số khi không được học hành và không có việc làm. Bản thân Shu là một nhân chứng sống cho việc này, khi lập ra Sa Pa O Châu cô mới tốt nghiệp lớp 10 hệ bổ túc văn hóa. Nhiều người bạn ngoại quốc bị câu chuyện của Shu hấp dẫn, tình nguyện ở lại. Zack Wagner, một thanh niên người Mỹ vốn chỉ định lên Sa Pa chơi, cuối cùng nán lại dạy tiếng Anh cho những người bạn nhỏ của Shu cả tháng trời.
Bẵng đi, giữa hai khoảng lặng của dịch COVID-19 vừa rồi tôi mới gặp lại Shu. Sa Pa O Châu giờ không chỉ đơn thuần là mạng lưới giúp khách du lịch liên kết với hướng dẫn viên bản địa nữa, mà có cả dịch vụ lưu trú (homestay và khách sạn). Ngoài cơ sở 1 ở Sa Pa, hiện Sa Pa O Châu đã có cơ sở 2 ở Hà Giang “to đẹp sành điệu hơn” như lời Shu giới thiệu và một chi nhánh dưới Hà Nội.
“Hiện em đang tuyển sinh lớp tiếng Anh miễn phí vào tháng 5 này. Sẽ dạy các bạn cả tiếng Anh và nghề, trong 9 tháng” Shu khẳng định. Thời gian 7 năm đủ biến Shu từ một người ngay cả từ “doanh nghiệp” và “kỹ thuật số” cũng cần giải thích, thì nay cô đã rất tự tin khi nói về marketing online hoặc thuyết trình bằng powerpoint.
Cô gái truyền cảm hứng
3 tuổi Shu đã bắt đầu theo mẹ đi bán hàng rong ở Sa Pa. Bố thường xuyên ốm đau, một mình mẹ Shu phải làm rất nhiều việc một lúc để nuôi nấng mấy chị em. Bảy năm trước Shu bảo tôi: nghèo làm em mặc cảm lắm, có lúc chỉ ước bố mẹ làm giáo viên, nhà mình giàu một chút. Bảy năm sau, vẫn cô gái ấy khẳng định chắc nịch: em chắc chắn sẽ không ngồi chờ một người đáp lại tình cảm của mình, ai bỏ lỡ tình cảm của em là người đó thiệt!
Trên quãng đường đi bán hàng, mỗi ngày Shu đều đi qua các trường học, cô bé người Mông khôn trước tuổi ấy khi đó chỉ ao ước, có đủ tiền để học. Cho nên, khi nghĩ đến những khao khát thơ bé ấy, Shu không ngần ngại bỏ công bỏ của để tạo điều kiện học hành cho những thanh thiếu niên cùng hoàn cảnh với mình.
Giàng Thị Cờ (Lao Chải, Sa Pa) là một trong những cô gái tìm được cơ hội đổi đời “nhờ chị Shu”. Trước đây, Cờ chỉ ở nhà làm ruộng, quanh năm vất vả nhưng vẫn đói nghèo. Được Shu hướng dẫn học tiếng Anh, hiện Cờ đã có chứng chỉ hướng dẫn viên, chuyên dẫn khách trekking (du lịch theo kiểu đi bộ dài ngày) và trải nghiệm homestay. Công việc này đem lại thu nhập ổn định cho Cờ, nó cũng tạo công ăn việc làm cho khoảng 50 người khác cùng bản nhờ làm dịch vụ.
Giàng Thị Du (Lao Chải, Sa Pa) cũng không được đi học từ nhỏ. Du an phận ở nhà làm ruộng và chuẩn bị lấy chồng sớm. Cũng là “chị đại Shu” thuyết phục cô lên thị trấn học. Ở Sa Pa O Châu, Du được học miễn phí và có dịp tiếp xúc với rất nhiều hoàn cảnh giống như mình. Du kể, bạn cùng phòng của cô là Hang Thị Lee, rất nhiều lần muốn bỏ học nhưng chị Shu lại mua quần áo và khuyên Lee kiên trì.
Trong số các học viên ở Sa Pa O Châu, có nhiều người đến từ tỉnh khác. Ví như Sùng Mí Phìn. Con đường của Phìn khá đặc biệt: anh tìm đến Sa Pa O Châu khi đã là một giáo viên miền núi. Sau một thời gian nhận thấy giáo viên không phải là công việc mơ ước của mình, Phìn quyết định bỏ dạy, mang theo 500 ngàn tìm đến Sa Pa O Châu xin học tiếng Anh trong sự phản đối quyết liệt của gia đình.
Thời gian đầu, sự “khó chơi” của một ngôn ngữ mới khiến Phìn rất nản, mỗi lần anh tập phát âm một từ mới là rất nhiều bạn lại cười bò. Định bụng bỏ dở ước mơ xa vời, Phìn tâm sự với Shu và được cô động viên: “Ở Hà Giang, du lịch phát triển nhanh quá, người dân bản địa không thích ứng được. Muốn làm du lịch chuyên nghiệp mình phải học từ bây giờ. Em là người trẻ, em phải học để đánh thức tư duy cho cả cộng đồng”.
Thế là Phìn cắn răng học tiếp, vừa học vừa xin làm bồi bàn, dọn phòng, lễ tân để học thêm nghề và kiếm thêm thu nhập. Năm 2019 Phìn tốt nghiệp về Hà Giang mở homestay. “White Hmong homestay” của Phìn hiện rất nổi tiếng ở Hà Giang.
Ngồi buồn là một từ xa xỉ
Shu bảo mỗi ngày cô làm việc từ 6 giờ sáng đến 9 giờ đêm, không có thời gian để nghĩ vẩn vơ, ngồi buồn càng là một từ xa xỉ. Sở dĩ có câu chuyện “ngồi buồn” này là vì học viên của Shu rất nhiều em còn đang ở độ tuổi teen (13-19 tuổi), rất dễ mắc những xáo trộn tâm lý và sa vào suy nghĩ mông lung, đặc biệt với những em yêu sớm.
Ở Sa Pa O Châu, Shu không chỉ là chủ doanh nghiệp bận rộn kiếm tiền mở lớp dạy nghề miễn phí, cô còn là giáo viên, kiêm bác sĩ tâm lý, kiêm hướng dẫn viên. Rất nhiều đứa trẻ nghèo đi chèo kéo khách du lịch mua hàng rong được Shu đón về cơ sở giờ đều đã có công ăn việc làm ổn định. Bản thân Shu, thời gian “ngồi buồn” hầu như được dành hết cho các khóa học mới. Thấy trên mạng có khóa học bổ ích về công việc của mình là Shu đăng ký.
16 tuổi mới biết đọc
Làng Lao Chải của Tẩn Thị Shu rất nghèo. Phần lớn phụ nữ và trẻ em trong làng đều lên Sa Pa bán đồ lưu niệm cho khách du lịch và không được đi học. Mãi đến năm 16 tuổi Shu mới biết đọc tiếng phổ thông.
Năm 2007, với sự giúp đỡ của một số khách du lịch Úc, Shu thành lập Sapa O Châu nhằm giúp du khách có thể liên hệ trực tiếp với các hướng dẫn viên bản địa, chứ không phải đặt tour thông qua các công ty du lịch lớn, mà các công ty này thường trả công cho hướng dẫn người dân tộc rất ít. Cho đến nay Sapa O Châu đã trở thành một công ty du lịch quốc tế chính thức và được cấp phép, cam kết mục tiêu hoạt động phi lợi nhuận. Công ty đã dạy nghề và tạo công ăn việc làm cho khoảng 200 người dân tộc thiểu số.
Tẩn Thị Shu
Lợi nhuận từ các tour du lịch của Sapa O Châu hiện được dùng để hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số với các lớp học tiếng Anh, dạy nghề, ký túc xá để các em có thể đi học trong thị trấn, cũng như học bổng cho các học sinh lớn hơn để các em có thể tiếp tục học về ngành khách sạn tại các thành phố, thị trấn khác trên mọi miền đất nước.
Nhờ những nỗ lực của mình, Shu từng được mời đến Anh, Mỹ, Australia và một loạt nước châu Á để chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch của bản thân. Tạp chí Forbes năm 2016 đã vinh danh cô gái người Mông Tẩn Thị Shu trong danh sách 30 người dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nhất Việt Nam.
Giáo viên cắm bản: Lựa chọn không nuối tiếc
Dành cả thanh xuân tươi đẹp của mình cho giáo dục vùng khó, nhưng cô Hoàng Thị Thanh Bình - giáo viên Trường Tiểu học Phố Cáo (Đồng Văn, Hà Giang) chưa bao giờ hối hận về lựa chọn của mình.
Cô Bình và học trò của mình. Ảnh: NVCC
Ngày ngày cô vẫn miệt mài bên trang giáo án để thắp sáng ước mơ cho học trò vùng cao.
Thanh xuân là những ngày "cắm bản"
Chiều cuối năm, sương mù giăng mắc khắp nơi, cao nguyên đá Đồng Văn chìm trong cái lạnh tê buốt. Cô Bình tất tả che chắn lớp học, chống gió lùa; thu gom củi khô để đốt lửa cho cô - trò đều ấm. Nhìn học trò run rẩy trong giá rét, cô không cầm lòng được và muốn làm nhiều điều hơn nữa để các em đỡ thiệt thòi. Bởi cô hiểu hạnh phúc giản dị của HS vùng dân tộc thiểu số là "cơm ăn đủ no, áo mặc đủ ấm" và ngày ngày vui bước đến trường học tập.
Cô Bình tâm sự: Từ nhỏ, tôi đã mơ ước được làm GV nên thường hay chơi trò cô giáo. Cũng bảng, phấn, cũng sách, thước... học trò là mấy em nhỏ trong xóm và tôi được bầu làm cô giáo. Cứ như thế, lớp học "trò chơi" của con trẻ đã được thành lập, rộn vang tiếng cười và chiều nào cũng ê, a những chữ "i tờ". Ấy vậy mà mấy em nhỏ trong xóm đều được cô Bình "dạy vỡ lòng" từ những "lớp học đồ hàng" như thế.
"Đứa nào, đứa nấy đều nghe răm rắp, có đứa gọi cô giáo Bình, có đứa chị giáo... Tuổi thơ của tôi cứ thế trôi qua - ngọt ngào và ấm áp" - cô Bình mỉm cười, phóng tầm mắt xa xăm, rồi thủ thỉ tâm sự: Mới đó mà đã gần 30 năm đứng trên bục giảng, làm bạn với "phấn trắng, bảng đen", núi rừng mờ sương và trùng điệp. 30 năm - cũng là chừng ấy thời gian cô gắn bó, miệt mài "gieo chữ" nơi rẻo cao Đồng Văn.
Cô kể: Năm 1991, tỉnh Hà Giang thiếu GV "cắm bản". Vừa học xong THPT, từ một cô gái sống ở thị trấn (thị trấn Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, Hà Giang), cô viết thư tình nguyện lên cao nguyên đá Đồng Văn dạy học; vừa thực hiện ước làm cô giáo, nhưng đồng thời cũng muốn cống hiến sức trẻ của mình cho vùng đất khó. "Ngày ấy, chẳng nghĩ gì đến khó khăn, gian khổ; cứ thế xách ba lô lên đường nhận nhiệm vụ. Đúng là tuổi xuân phơi phới, đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", cô Bình tự hào nói.
Cung đường đến trường của cô Bình. Ảnh: NVCC
Mong các con hiểu
Theo cô Bình, từ thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đến huyện Đồng Văn hơn 160 km đường đèo. Nơi cô Bình đến dạy học là một trong những bản nghèo nhất của huyện, cách trung tâm huyện Đồng Văn gần 20 km. Thời điểm đó, nơi đây đúng là "3 không": Không đường, không điện, không nước sinh hoạt. Gọi là lớp học nhưng thực chất là phòng học tạm nên mùa đông thì lạnh "thấu xương". Khó khăn nhất là bà con dân bản chưa nhận thức được sự học nên việc vận động học sinh đến trường là câu chuyện dài và lắm gian nan.
"Bà con quan niệm, đi học hay không như nhau, đều ăn mèn mén (món bột ngô của đồng bào Mông). Do đó, chúng tôi phải đến "từng ngõ, gõ từng nhà" để làm công tác tư tưởng với phụ huynh. Thậm chí, tình nguyện đưa, đón con em họ đến trường. Có HS đến lớp rồi, nhưng khi đứng trên bục giảng mới thấy bi hài và thất vọng. Các em sử dụng tiếng Mông nên cô - trò bất đồng ngôn ngữ.
Cô vừa giảng bài, vừa phải ký hiệu: Từ khẩu hình cho đến động tác hình thể. Ấy vậy mà HS chỉ biết cười sảng khoái vì chúng nhìn cô như một chú hề đang biểu diễn trong lớp, nhưng kiến thức bài học thì vẫn bằng không. Còn khi HS nói, cô chỉ biết căng tai, nheo mắt nhưng vẫn không hiểu các em nói gì và muốn gì", cô Bình nhớ lại.
Kiên trì, bền bỉ và không chùn bước hay coi đó là thử thách, đòi hỏi mình phải vượt qua; cuối cùng cô Bình đã vượt lên tất cả mọi khó khăn và trở thành GV "cứng" của Trường Tiểu học Phố Cáo. Mới đây, cô là GV của tỉnh Hà Giang được vinh danh tại Đại hội Thi đua yêu nước do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.
Quyết định là GV "cắm bản" đồng nghĩa với việc chấp nhận thiệt thòi, hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho giáo dục vùng khó. Khi lập gia đình riêng, cô cũng chấp nhận xa tổ ấm nhỏ của mình, xa con thơ khi vẫn còn khát dòng sữa mẹ.
Năm 1996, cô Bình sinh con gái đầu lòng. Bé được 9 tháng, cô gửi ông, bà để tiếp tục hành trình "cõng chữ" lên non của mình. Đến cháu thứ 2, cô Bình quyết định đón con lên ở cùng để mẹ - con có nhau. Nhưng vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt và cũng vì nhiều lý do khách quan, nên cô phải gửi về cho ông bà nuôi khi cháu được 4 tuổi. Để rồi mỗi tháng cô mong chờ cuộc sum họp gia đình ngắn ngủi, mẹ con âu yếm, hít hà lẫn nhau, rồi lại phải dứt lòng chia xa.
"Tôi thường đem theo chiếc khăn mặt, chiếc áo của con lên trường để vơi đi nỗi nhớ. Tôi không hối hận khi mình là cô giáo "cắm bản". Điều tôi trăn trở là, các con phải xa mẹ khi còn quá nhỏ nên thiếu sự ôm ấp, vuốt ve và những lời ru ngủ. Tôi mong các con hiểu cho công việc "gieo chữ" của một cô giáo "cắm bản". Đã nguyện là GV "cắm bản" thì phải tạm quên mình đi, bởi nơi vùng cao vẫn còn nhiều HS chờ cô giáo đến lớp dạy chữ" - cô Bình nói khi nước mắt lưng tròng.
Khi cô - trò hiểu nhau, bà con dân bản đã ủng hộ và hỗ trợ cô Hoàng Thị Thanh Bình rất nhiều từ những sinh hoạt thường nhật như: Mắm, muối, dầu thắp sáng... cho đến tự giác đưa con đến trường. Ngay trong những ngày lạnh giá, nhưng HS của cô Bình vẫn đến lớp đầy đủ, chăm ngoan học bài. Với cô, đó là thành công, bởi có những lúc tưởng chừng như không thể vượt qua khó khăn.
Thắp lửa hiếu học trên cao nguyên Mộc Châu Trong những năm gần đây, việc vận động con em đến trường với bà con dân tộc miền núi của huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) luôn được quan tâm. Bà Giàng Khánh Ly Bà Giàng Khánh Ly, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Mộc Châu cho biết, đây là huyện trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội và...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoài Lâm công khai bạn gái mới với nụ hôn chấn động, bài đăng của tình cũ 2k3 gây chú ý
Sao việt
23:04:44 23/02/2025
Ông Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của Mỹ
Thế giới
22:58:27 23/02/2025
Câu trả lời cho việc Lisa bị chê bai, "lép vế" trước Jennie
Nhạc quốc tế
22:45:27 23/02/2025
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "chiến đấu ung thư" liên tục được nhắc tên trên MXH: Động thái mới nhất từ người mẹ
Netizen
22:30:20 23/02/2025
Giả danh người tu hành, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 30 chùa
Pháp luật
22:18:29 23/02/2025
Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar
Sao âu mỹ
21:48:11 23/02/2025
Giúp MU có 1 điểm, Manuel Ugarte vẫn bị chỉ trích
Sao thể thao
21:36:18 23/02/2025
Quảng Bình: Qua suối trượt chân, 2 người đuối nước tử vong
Tin nổi bật
21:24:09 23/02/2025
Trịnh Sảng bị tố làm nhân tình của đại gia lừa đảo ở Mỹ, lộ điều khoản "bán thân" gây sốc?
Sao châu á
21:23:49 23/02/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến NSX Anh Tài - Chị Đẹp phải xin lỗi SOOBIN và người hâm mộ?
Tv show
21:14:04 23/02/2025