Chỉ có 1 doanh nghiệp đủ điều kiện vay gói 16.000 tỷ
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN), gói 16.000 tỷ đồng đến nay vẫn chưa được giải ngân cho doanh nghiệp nào.
Thông tin đưa ra tại cuộc họp báo kết quả hoạt động ngân hàng quý III của NHNN sáng 22/9 cho hay, hiện cả nước mới chỉ có 1 doanh nghiệp đủ điều kiện vay gói tín dụng 16.000 tỷ đồng trong chương trình cho vay lãi suất 0% đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc theo Nghị quyết 42 của Chính phủ và Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, điều kiện giải ngân quá khắt khe khiến doanh nghiệp chưa thể tiếp cận nguồn vốn vay này.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, NHNN đã ban hành đầy đủ cơ sở pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện và đã sẵn sàng nguồn vốn 16.000 tỷ đồng để hỗ trợ Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có 1 doanh nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt danh sách đủ điều kiện vay vốn, thế nhưng doanh nghiệp này đã tự cân đối nguồn trả lương cho người lao động mà không vay gói này. Như vậy, gói 16.000 tỷ này đến nay vẫn chưa được giải ngân cho doanh nghiệp nào.
Gói tín dụng 16.000 tỷ đồng, lãi suất 0% chưa tìm được người vay
Video đang HOT
Theo Bộ LĐ-TB-XH, nguyên nhân doanh nghiệp chưa chủ động lập hồ sơ vay vốn, xác nhận các chế độ hỗ trợ cho người lao động do e ngại việc chứng minh khó khăn tài chính có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã khống chế tốt dịch đợt 1, các doanh nghiệp cho lao động nghỉ việc luân phiên, không có lao động ngừng việc liên tục một tháng nên không đủ điều kiện được UBND tỉnh phê duyệt danh sách vay vốn theo quy định.
Trả lời trên báo Đầu tư, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Văn Thanh khẳng định, Bộ đang sửa đổi điều kiện tiếp cận gói vay 16.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp trả lương. Theo đó, Bộ đề nghị Chính phủ bỏ tiêu chí doanh nghiệp không có nguồn thu mới được vay.
“Doanh nghiệp chỉ cần giảm doanh thu và gặp khó khăn là sẽ được vay gói tín dụng 16.000 tỷ đồng này, không cần đến mức không có doanh thu”, Thứ trưởng khẳng định.
Lý giải việc đưa ra tiêu chí khắt khe khiến gói tín dụng 16.000 tỷ đồng không thể giải ngân, Thứ trưởng cho biết, thời điểm ban hành văn bản hướng dẫn triể khai gói tín dụng 16.000 tỷ đồng, Bộ phải cân nhắc đến khả năng chịu đựng của ngân sách, đề phòng sự trục lợi chính sách đồng thời cũng chưa biết khi nào dịch bệnh mới kết thúc. Tuy nhiên, hiện điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp đã tốt hơn, tác động của Covid-19 cũng rõ hơn nên sự điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp là cần thiết.
Theo đại diện NHNN cho biết, trên cơ sở đề xuất của Bộ LĐ-TB-XH, Thủ tướng Chính phủ đã họp với các địa phương, đưa ra một số sửa đổi Quyết định 15. Sau khi có sự điều chỉnh, gói hỗ trợ này sẽ được đẩy nhanh tiến độ giải ngân và triển khai hiệu quả.
Cần bước đi cụ thể hiện thực hoá ngân hàng xanh
ThS. Phạm Xuân Hoè - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng cho rằng, ngân hàng cần chủ động xây dựng bộ phận chuyên trách trong việc hình thành, tư vấn về hệ thống quản lý môi trường và xã hội. Phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh phải đi cùng với tăng cường hoạt động quảng bá, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân và DN.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tổng kết rằng, ngân hàng xanh chính là ngân hàng bền vững. Hay nói cách khác, ngân hàng chỉ có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững nếu đặt các lợi ích của mình gắn liền với lợi ích của xã hội, môi trường. Trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ vai trò của tín dụng xanh đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Khi các vấn đề an ninh năng lượng trở nên cấp thiết, vai trò của các TCTD ngày càng rõ nét. Xanh hoá dòng vốn tín dụng cũng là định hướng của NHNN đối với các NHTM.
Phát biểu tại Đại hội Đảng bộ cơ quan NHTW nhiệm kỳ 2020-2025 mới đây, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cũng nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy phát triển "ngân hàng xanh"; tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các-bon.
Một số ngân hàng đã áp dụng sổ tay đánh giá rủi ro môi trường xã hội khi tiến hành cấp tín dụng
Có thể thấy những năm gần đây các TCTD đã dần quan tâm hơn tới phát triển hoạt động ngân hàng xanh, thực hiện cung cấp một số sản phẩm tín dụng xanh.
Cuối tháng 7/2020, TPBank ký kết hợp đồng dài hạn khoản vay tín dụng xanh trị giá 20 triệu USD (khoảng 463 tỷ đồng) trong vòng ba năm từ Quỹ Hợp tác khí hậu toàn cầu (GCPF). Sau Nam A Bank, TPBank là ngân hàng thứ hai ký kết hợp tác với GCPF triển khai chương trình cấp vốn cho khách hàng với lãi suất ưu đãi cho mục đích vay góp phần bảo vệ môi trường, phát triển tín dụng xanh. Các khoản vay tín dụng ở TPBank cũng rất phong phú dành cho cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân như: vay mua xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải cao, đầu tư điện mặt trời hộ gia đình, hệ thống thiết bị tiết kiệm điện...
Một loạt các NHTM cũng có những động thái tích cực trong việc đầu tư tín dụng cho các dự án xanh như: HSBC Việt Nam ký kết hợp đồng tín dụng xanh nhằm tài trợ dự án xây dựng nhà máy nhựa tái chế của CTCP Sản xuất nhựa Duy Tân. Sacombank cho biết, ngân hàng dành đến 8.500 tỷ đồng với lãi suất cho vay từ 6%/năm đối với khách hàng DN mới và hiện hữu, có nhu cầu sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực "xanh" hoặc có quy trình hoạt động không gây ảnh hưởng, có khả năng bảo vệ tài nguyên, môi trường... cùng một số lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên khác...
Báo cáo về huy động tài chính phát triển năng lượng Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (World Bank) chỉ ra rằng, nguồn năng lượng tái tạo là khu vực có danh mục đầu tư lớn thứ hai trong đầu tư nguồn điện giai đoạn 2016-2030 với tổng nhu cầu khoảng 27-33 tỷ USD nhằm tăng công suất năng lượng tái tạo từ 12 GW hiện tại lên 30 GW vào năm 2030.
Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia tài chính - ngân hàng ghi nhận, tín dụng cho năng lượng tái tạo đang được nhiều ngân hàng hướng tới, như VietinBank mới đây cho biết sẽ sớm triển khai sản phẩm dịch vụ cấp tín dụng nhằm hỗ trợ cho các dự án điện mặt trời mái nhà, quy mô gói tín dụng cho sản phẩm này lên tới 10 nghìn tỷ đồng, với mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 8,1%. TPBank cũng vừa tung ra gói tín dụng "Tài trợ dự án điện mặt trời mái nhà dành cho DN" áp dụng cho tất cả các DN có nhu cầu vay vốn đầu tư dự án điện mặt trời mái nhà, không phân biệt phân khúc. Đại diện MB cũng chia sẻ, nhà băng này có định hướng sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, thu xếp vốn cho 1.000 MW điện gió và 1.000 MW mặt trời trong cuối năm 2020 và 2021.
ThS. Phạm Xuân Hoè - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng cho rằng, ngân hàng cần chủ động xây dựng bộ phận chuyên trách trong việc hình thành, tư vấn về hệ thống quản lý môi trường và xã hội. Phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh phải đi cùng với tăng cường hoạt động quảng bá, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân và DN. Chuyên gia của Commerzbank AG (CHLB Đức) chia sẻ, muốn đóng góp vào sự bền vững của môi trường bên ngoài, xanh hoá hoạt động nội bộ của ngân hàng là vô cùng quan trọng.
Với các dự án xanh, chi phí đầu tư thường là rất lớn, giá thành sản phẩm cao, thời gian thu hồi vốn dài. Theo chuyên gia, Chính phủ nên có cơ chế hỗ trợ thông qua chính sách thuế, cam kết giá đầu ra ổn định cho DN đầu tư đối với các dự án thuộc diện ưu tiên hướng tới bảo vệ môi trường. Ngân hàng cam kết cung ứng vốn dài hạn, lãi suất ưu đãi.
Một chuyên gia nêu quan điểm: Việc tạo ra một thị trường cạnh tranh về cung cấp năng lượng tái tạo cho vùng nông thôn, thông qua kết hợp giữa hỗ trợ lãi suất, vốn và các ưu đãi tài chính khác là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế về các vấn đề liên quan đến tài chính xanh, trao đổi giữa các nhà lập chính sách để sớm ban hành và hoàn thiện các quy định liên quan tới tài chính xanh cho tất cả các định chế tài chính. Và không chỉ về khung khổ pháp lý, tín dụng xanh chỉ có thể phát huy hiệu quả tốt khi có được sự nhất trí cao của các bên liên quan như bộ/ngành chủ quản, DN, người tiêu dùng.
Hỗ trợ đúng đối tượng Các cơ quan chức năng cần hết sức tỉnh táo trong các khâu rà soát đối tượng thực sự bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, để không bỏ sót doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể thực sự khó khăn, nhưng cũng không để lọt những phần tử cơ hội trục lợi chính sách. Rà soát kỹ để nguồn vốn...