Chỉ bố trí làm thêm giờ khi được người lao động đồng ý
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Theo dự thảo, người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về làm thêm giờ. Người sử dụng lao động chỉ được bố trí người lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động.
Về nghỉ bù sau đợt làm thêm nhiều ngày, trường hợp người lao động có ngày nghỉ hằng tuần cố định, sau mỗi đợt làm thêm 07 ngày liên tục, người lao động phải được bố trí nghỉ vào ngày tiếp theo đợt làm thêm để bù cho ngày nghỉ hằng tuần đã không được nghỉ. Người sử dụng lao động phải trả lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định Điều 97 Bộ luật lao động cho thời gian làm thêm, không phải trả lương ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần.
Ảnh minh họa
Trường hợp do chu kỳ lao động, người lao động không thể nghỉ hằng tuần cố định thì việc bố trí nghỉ bù sau đợt làm thêm nhiều ngày như sau: Nếu đợt làm thêm 07 ngày liên tục trùng với ngày nghỉ trong tháng thì phải bố trí cho người lao động nghỉ bù như quy định trên; Nếu đợt làm thêm 07 ngày liên tục không trùng ngày nghỉ trong tháng thì người sử dụng lao động vẫn phải cho nghỉ vào ngày tiếp theo đợt làm thêm. Người sử dụng lao động phải trả lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định Điều 97 Bộ luật lao động cho thời gian làm thêm, không phải trả lương ngày nghỉ bù.
Việc hoán đổi ngày nghỉ bù này với ngày nghỉ hàng tuần đã bố trí do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận hoán đổi, thì người sử dụng lao động vẫn phải bố trí nghỉ đủ 4 ngày nghỉ hằng tuần trong tháng theo kế hoạch đã xây dựng, ngoài ngày nghỉ bù.
Riêng đối với công việc có tính chất đặc biệt theo quy định tại Điều 117 Bộ luật lao động thì thực hiện theo hướng dẫn của văn bản quy phạm pháp luật đặc thù.
Làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
Dự thảo quy định, các trường hợp khác được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm để giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP là các trường hợp sau: a) Giải quyết công việc gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, phụ thuộc vào thời điểm các chủ hàng yêu cầu, bao gồm công việc sản xuất, lắp ráp linh kiện điện, điện tử; b) Giải quyết công việc có tính chất thời vụ; c) Giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước được như hậu quả thời tiết, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn; thiếu nguồn cung lao động; thiếu điện; nguyên liệu đầu vào không được cung cấp kịp thời theo kế hoạch.
Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, người sử dụng lao động phải bảo đảm các nguyên tắc sau: Thực hiện việc thỏa thuận làm thêm giờ theo quy định; Thông báo bằng văn bản về Sở lao động – Thương binh và Xã hội về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm theo mẫu chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện.
Video đang HOT
Ngoài ra, người lao động được trả lương những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 1 Điều 114 Bộ luật lao động trong các trường hợp sau đây: Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật lao động; chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.
Theo Chinhphu.vn
Lương tối thiểu vùng: Mức chốt tại cuộc họp ngày 3/9 là bao nhiêu?
Sau 2 phiên đàm phán tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 không thành công. Cuộc họp ngày 3/9 là cơ hội cuối cùng để Tổng LĐLĐ VN và VCCI tìm ra con số chung. Tuy nhiên, khả năng Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia phải đứng ra chọn phương án cuối cùng là không nhỏ.
Thông tin tăng lương tối thiểu thu hút sự quan tâm của nhiều người lao động
Khoảng cách lớn 6%
Lý do của việc Chủ tịch hội đồng tiền lương Quốc gia buộc phải đứng ra chọn phương án đề xuất tăng lương cuối cùng, bởi khoảng cách của 2 bên vẫn cách xa nhau.
Lần họp đầu tiên vào ngày 5/8, Phòng Công nghiệp và Thương mại VN (VCCI), đại diện cho người sử dụng lao động, đề xuất từ 7-10 % tương đương với mức 250.000-350.000 đồng/mức cho 4 vùng lương.
Tổng LĐLĐ VN, đại diện cho người lao động đề xuất mức 16,7 % tương đương với mức 350.000-550.000 đồng/mức.
Sau 20 ngày, lần họp thứ 2 diễn ra vào ngày 25/8, VCCI và Tổng LĐLĐ VN vẫn bảo lưu mức đề xuất tăng của riêng mình. Khoảng cách của 2 mức đề xuất là khoảng 6%.
Phía Tổng LĐLĐ VN cho rằng năm 2014, các bên còn thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2015 hơn 14%. "Năm 2015 không có lý gì hạ mức tăng xuống. Tối thiểu mức tăng phải bằng năm trước, tương đương với mức 400.000 đồng/vùng" - ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN nhận định.
Ngay tại cuộc họp, các bên đều để mở phương án đề nghị Hội đồng tiền lương chọn phương án nếu không có sự đồng thuận cuối cùng.
Cuộc họp Hội đồng tiền lương Quốc gia sáng 25/8.
Thời gian đã quá gấp
Phát biểu sau cuộc họp Hội đồng tiền lương Quốc gia hôm 25/8 tại Hà Nội, ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia - cho rằng thời gian cho việc thống nhất mức đề xuất tăng lương tối thiểu không còn nhiều. Trong khi đó, khoảng cách 2 bên còn quá xa.
Trả lời về việc Chủ tịch Hội đồng tiền lương sẽ chọn phương án tăng cuối cùng, ông Phạm Minh Huân cho rằng đó chỉ là phương án cuối cùng khi không còn cách nào khác.
"Tôi vẫn mong muốn 2 bên có sự hài hòa và tìm ra tiếng nói chung. Tuy nhiên, 2 bên đều có những lý lẽ phân tích riêng của mình. VCCI tập trung về khía cạnh những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, sự tồn tại, cạnh tranh và phát triển.
Các bên đã hết "Quota" xin dừng họp. Theo quy định của Hội đồng tiền lương Quốc gia, trong mỗi đợt họp tăng lương cho năm sau, các bên đều có quyền xin dừng cuộc họp 1 lần. Hôm 5/8, phía VCCI đã xin dừng họp. Tiếp sau, hôm 25/8, Tổng LĐLĐ VN cũng đã xin dừng. Như vậy, cuộc họp tới đây vào ngày 3/9 sẽ là dịp cuối cùng để chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 trình Chính phủ phê duyệt.
Phía Tổng LĐLĐ VN phân tích nhu cầu cũng như thực trạng đời sống khó khăn của người lao động. Tuy nhiên phương án của các bên không gần lại được nhau. Tổng LĐLĐ VN vẫn đề xuất mức 16,7 %, đại điện của người sử dụng lao động đề nghị tăng trên 10%".
Mặc dù lạc quan nhưng ông Phạm Minh Huân có những dự đoán riêng về trường hợp phiên họp ngày 3/9 bất thành: "Tôi đoán rằng cuối cùng Hội đồng sẽ phải chọn 1 phương án để trình Thủ tướng Chính phủ. Tất nhiên, chúng tôi sẽ phải tính kỹ vì sao Hội đồng lại chọn phương án đó, những tác động thuận và không thuận" - ông Phạm Minh Huân nói.
Mức chốt bao nhiêu vào ngày 3/9?
Khoảng cách 6 % giữa quan điểm của VCCI và Tổng LĐLĐ VN là một bài toán không đơn giản cho các nhà quản lý.
Điều này cũng dễ hiểu bởi việc dịch chuyển một tỉ lệ phần trăm rất nhỏ trong đề xuất tăng lương tối thiểu vùng sẽ tác động không nhỏ tới số lượng 15-16 triệu lao động làm công ăn lương chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Đồng thời, việc điều chỉnh cũng đòi hỏi hơn 400.000 doanh nghiệp sẽ phải chi 1 khoản kinh phí khổng lồ từ việc tăng lương này, gồm: Tăng mức lương tối thiểu, tăng khoản đóng BHXH, BHYT...
Đứng ở góc độ khách quan, nhiều chuyên gia cũng có những phân tích và dự đoán riêng.
Ông Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng: "Mức tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2016 từ 10% đến 12% là hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy nhanh lộ trình thực hiện mức tiền lương tối thiểu bằng nhu cầu sống tối thiểu vào năm 2018".
Còn bà Tống Thị Minh - Vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) - dự đoán mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 từ 10-11%. Giải thích về dự đoán cá nhân này, bà Tống Thị Minh cho rằng: "Mức điều chỉnh này vừa đáp ứng một phần mức sống tối thiểu của người lao động, đặc biệt là lao động yếu thế được chia sẻ những thành tựu chung của nền kinh tế.
Đồng thời việc tăng lương cũng phải phù hợp với bối cảnh chung của nền kinh tế, tương quan với sự phát triển của doanh nghiệp, vấn đề đảm bảo việc làm, thu nhập của người lao động, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của quốc gia".
Trong khi đó, ông Phạm Minh Huân, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia, người (theo nguyên tắc) sẽ "bấm nút" chọn phương án tăng lương tối vùng năm 2016 cuối cùng nếu các bên không có đồng thuận lại chưa đưa ra mức dự đoán cụ thể.
"Có thể sau dịp nghỉ Quốc khánh 2/9, các bên sẽ suy nghĩ và đề ra mức tăng hợp lý và hài hòa hơn. Khi đó việc điều chỉnh sẽ còn nhiều thay đổi theo thực tế" - ông Phạm Minh Huân nói.
"Từ 1/1/2016, một số chính sách mới có hiệu lực, quy định về xây dựng thang lương, bảng lương trong các doanh nghiệp Nhà nước, đóng - hưởng bảo BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn sẽ có hiệu lực. Chỉ tính riêng chi phí đóng BHYT, BHXH, phí công đoàn trên làm tăng chi phí lao động của doanh nghiệp lên 15-17% (tương ứng với 1,2-1,5% tổng chi phí của doanh nghiệp) do mức lương tham gia BHXH, BHYT hiện tại ở các chỉ bằng 60-70% tiền lương của người lao động. Đây là khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp trong năm 2016"- bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết.
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
"Lương hưu "ăn theo" lương Bộ trưởng như tôi là không hợp lý" Dẫn chứng từ chính ví dụ của bản thân, đóng bảo hiểm cả đời làm việc qua nhiều mức khác nhau nhưng lương hưu sẽ được hưởng theo mức trung bình 10 năm cuối cùng "ăn lương" Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Các vấn đề Xã hội của QH Trương Thị Mai nhận định, điều bất hợp lý đó là nguyên nhân đe...