Chỉ 3 năm nữa thôi, chúng ta sẽ chứng kiến cuộc chiến không khoan nhượng giữa Amazon và Alibaba tại thị trường Việt Nam?
Chỉ 3 năm nữa thôi, chúng ta sẽ chứng kiến cuộc chiến không khoan nhượng giữa Amazon và Alibaba tại thị trường Việt Nam?
Mới đây, Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công thương đã công bố hợp tác với Amazon Global Selling để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử (TMĐT).
Tức, Amazon tiến vào thị trường TMĐT ở mảng B2B (Business to Business – Doanh nghiệp tới Doanh nghiệp) – nhắm tới hỗ trợ những nhà buôn xuất khẩu qua Amazon, chứ chưa bày tỏ ý định với mảng B2C (Business to Consumer – Doanh nghiệp tới Khách hàng) – bán hàng cho người dùng Việt Nam.
10 năm trước, Alibaba đã tiến vào Việt Nam theo cách của Amazon bây giờ – nhắm tới việc hút nhà xuất khẩu Việt Nam bán hàng qua kênh Alibaba.com
Việc hợp tác với những nhà buôn là bên thứ 3 giống như một bước tiền trạm để Amazon chính thức gia nhập thị trường Việt Nam với đầy đủ những dịch vụ mà họ cung cấp, tờ Nikkei nhận định.
Ít ai biết 10 năm trước, Alibaba của tỷ phú Jack Ma đã tiến vào Việt Nam theo cách của Amazon bây giờ – nhắm tới việc hút nhà xuất khẩu Việt Nam bán hàng qua kênh Alibaba.com, thông qua các đại lý ủy quyền trực tiếp. Doanh nghiệp đầu tiên hợp tác với Alibaba là CTCP Đầu tư và Công nghệ OSB, vào năm 2009.
Hai doanh nghiệp tiếp theo lần lượt trở thành đại lý ủy quyền trực tiếp của Alibaba tại Việt Nam là CTCP Tập đoàn edX (2016) và CTCP Internet Novaon (2017).
Còn với mô hình Marketplace (sàn TMĐT có quản lý), Amazon đã bước một chân vào thị trường Đông Nam Á, với bàn đạp đầu tiên là Singapore năm 2017. Trong khi đó, với động thái mua lại Lazada, Alibaba đã cùng lúc đặt dấu chân của mình tại 6 thị trường trọng điểm của Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Ông Nguyễn Minh Quý, CEO CTCP Internet Novaon – đơn vị hợp tác với các nền tảng hàng đầu thế giới như Google, Facebook, Alibaba … và tự xây dựng các nền tảng số, đã có những chia sẻ với Trí thức trẻ quanh câu chuyện bắt tay giữa Bộ Công thương và Amazon mới đây.
Novaon thành lập năm 2006, đã phục vụ hơn 42.000 doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á. Đơn vị thành viên Novaon Ads thậm chí vượt các đơn vị đến từ Thái Lan và Singapore, trở thành đối tác cao cấp của Google có thị phần lớn nhất Đông Nam Á.
Amazon có thể tiến vào thị trường Việt Nam theo hướng M&A?
* Thưa ông, ông nhìn nhận thế nào về động thái Amazon bắt tay Bộ Công thương hỗ trợ doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu thông qua TMĐT mới đây?
Video đang HOT
Ông Nguyễn Minh Quý – CEO CTCP Internet Novaon.
Ông Nguyễn Minh Quý – CEO CTCP Internet Novaon: Trước hết việc Amazon bắt tay Bộ Công Thương là một việc đáng mừng và có nhiều lợi ích cho Việt Nam. Tuy nhiên, cần hiểu rõ mục tiêu cao nhất của Amazon trong hành động này là nhằm xúc tiến xuất khẩu, nhiều hơn là nhằm tấn công thị trường Việt Nam, bởi những lý do sau:
Thứ nhất, Việt Nam là nước xuất khẩu mạnh thuộc top thế giới với kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 245 tỷ USD.
Thứ 2, các Nhà bán hàng xuyên biên giới (Cross-border Merchant) của Việt Nam thuộc top cao trên thế giới về sự năng động và khả năng bán hàng toàn cầu.
Thứ 3, lực lượng tham gia bán hàng xuyên biên giới Việt Nam trong vài năm qua tăng 200 – 300% về số lượng, nhưng cần nhiều sự hỗ trợ, đào tạo nhằm nâng cao năng lực bán hàng quốc tế để tạo bứt phá doanh thu.
* Năm 2017, Amazon đã tiến vào thị trường Singapore – một thị trường dân số 5,6 triệu người với thu nhập cao. Ông có nghĩ rằng Amazon sẽ bỏ qua thị trường Việt Nam với số dân 96 triệu người với tỷ lệ người trung lưu đang tăng mạnh?
Amazon có lối chơi vô cùng mạnh mẽ và quyết liệt
Amazon sẽ không bỏ qua thị trường Việt Nam, nhưng họ sẽ không quá coi thị trường Việt Nam là ưu tiên. Tỷ lệ thanh toán tại thời điểm giao hàng (COD) của Việt Nam quá cao trên 80%, điều này khiến cho các nền tảng mang tính địa phương cao thuận lợi hơn các nền tảng quốc tế.
Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh của thị trường Việt Nam hiện tại tương đối cao giữa các đơn vị đầu ngành. Vì vậy, nếu tấn công thị trường Việt Nam hay Đông Nam Á, theo tôi, phương án M&A (mua bán – sáp nhập) là phương án đáng được cân nhắc.
Việt Nam sẽ là nơi diễn ra cuộc chiến giữa Amazon và Alibaba?
* Nếu Amazon vào Việt Nam thì sao? Việc này sẽ tác động thế nào tới thị trường TMĐT và cả bán lẻ truyền thống của Việt Nam? Câu chuyện Amazon làm suy yếu ngành bán lẻ tại Mỹ có thể lặp lại ở Việt Nam hay không?
Dù Amazon có vào Việt Nam hay không, thì với tốc độ tăng trưởng của TMĐT năm gần nhất ở mức 24% (theo Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2018) thì trong 5-10 năm tới, TMĐT chắc chắn lấn sân bán lẻ truyền thống về thị phần.
Ở Trung Quốc, tỷ lệ TMĐT trên tổng ngành bán lẻ đã đạt gần tới con số 20%. Các nhà bán lẻ truyền thống Việt Nam đều đang có những dự phòng theo hướng bán lẻ đa kênh (Omni channel) và chuyển đổi số để sẵn sàng cho cuộc đối đầu không khoan nhượng này.
Nếu có việc Amazon nhảy vào thị trường Việt Nam , chắc chắn tốc độ tăng tỷ lệ này sẽ tăng lên, vì thị trường sẽ trở nên vô cùng sôi động và khắc nghiệt. Cần lưu ý, lối chơi của Amazon vô cùng mạnh mẽ và quyết liệt.
* Theo ông, thị trường Việt Nam có thể chứng kiến cuộc chiến giữa Alibaba và Amazon ra sao?
Cuộc chiến đó đã và đang diễn ra trên bình diện toàn cầu. Các mảng kinh doanh cốt lõi của 2 công ty từ mảng TMĐT, Cloud, đến dữ liệu lớn, thiết bị thông minh đều có sự đụng độ lớn.
Thị trường Việt Nam, đụng độ đang xảy ra chủ yếu ở hai mảng:
Thứ 1, mảng thu hút nhà xuất khẩu lên Amazon và lên Aliababa.com (B2B) và Aliexpress (B2C),
Thứ 2, mảng Cloud giữa Aliyun và Amazon Web Service (AWS).
Gần đây, Alibaba mới thành lập 2 trung tâm dữ liệu tại Indonesia, thể hiện tham vọng lớn với Đông Nam Á về mảng Cloud.
Việc đụng độ mảng kinh doanh lõi tại thị trường Vịệt Nam, dự báo trong 3 năm chắc chắn diễn ra, quan trọng là theo cách nào mà thôi.
* Xin cảm ơn ông!
Theo GenK
Bộ Công thương hợp tác Amazon, doanh nghiệp Việt đón 'cuộc chơi lớn'
Ông Bernard Tay, Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á đánh giá Việt Nam có tiềm năng hàng đầu Đông Nam Á xuất khẩu hàng hóa qua Amazon. Ông này cho rằng, Việt Nam là một quốc gia có nhiều mặt hàng thế mạnh, có thể dễ dàng bán hàng trên nền tảng của doanh nghiệp này.
Quái thú ăn thịt người vùng Gévaudan: nỗi kinh hãi của người dân Pháp hồi thế kỷ 18Đừng quên Google có dự án Soli cực kỳ tiềm năng nhé: vừa đạt thành tựu mới, sờ từ xa biết sách có bao nhiêu trang
Chiều 14/1, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) công bố hợp tác với Amazon Global Selling để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu (XK) thông qua thương mại điện tử.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cùng Cục trưởng Cục XTTM Vũ Bá Phú và ông ông Bernard Tay, Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á ấn nút công bố hợp tác giữa 2 bên
Cụ thể, đại diện Amazon sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiếp cận thị trường thế giới, phát triển thương hiệu trên Amazon.com.
Đơn vị này cũng có các chương trình đào tạo cho các DNNVV Việt Nam về thương mại điện tử để xúc tiến thương mại, XK hàng hóa và học kỹ năng bán hàng toàn cầu trên đế chế thương mại điện tử lớn này.
Ông Bernard Tay, Giám đốc Amazon Global Selling khu vực Đông Nam Á, đánh giá Việt Nam là một quốc gia có nhiều mặt hàng thế mạnh, có thể dễ dàng bán hàng trên nền tảng của doanh nghiệp này.
"Việt Nam có thế mạnh về các mặt hàng như đồ gia dụng, may mặc, giày da, thủ công mỹ nghệ... là những mặt hàng có thể bán rất tốt trên Amazon. Chúng tôi đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng hàng đầu Đông Nam Á để xuất khẩu hàng hóa qua Amazon", ông Tay nói.
Vị này cũng đánh giá cao Việt Nam có cộng đồng người trẻ lớn, sáng tạo, có khả năng tiếp cận và bán hàng một cách dễ dàng trên trang thương mại điện tử này. Qua đó, có thể tiếp cận khoảng 300 triệu khách hàng và 175 trung tâm hoàn thiện sản phẩm của hãng trên toàn cầu.
Tiềm năng là có, tuy nhiên, rào cản về ngôn ngữ khiến nhiều DN hay những người bán lẻ Việt Nam khó tiếp cận với các sàn thương mại điện tử. Để khắc phục điều đó, tháng 9/2018 phía Amazon Global Selling đã cho mắt trang Tiếng Việt và một Fanpage bằng Tiếng Việt trên Facebook để hỗ trợ các DN, người bán lẻ có thể tạo tài khoản trên Amazon.
Các trang web hay fanpage này còn giúp cho những người có nhu cầu bán hàng trên đây tìm hiểu được xu hướng mua hàng trên toàn cầu.
Giám đốc khu vực của Amazon Global Selling tin rằng: "Các DN Việt Nam nổi tiếng với năng lực sản xuất hàng đầu, khi kết hợp với nguồn lực từ khắp thế giới của Amazon sẽ tạo điều kiện để các DN Việt Nam phát triển và xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế."
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, cho rằng đây là một bước đi quan trọng giúp hàng hóa Việt Nam XK ra thế giới.
"Có đến 98% trong hơn 700.000 DN ở Việt Nam là DNNVV. Song, các DN này hiện đang gặp rất nhiều thách thức trong xuất khẩu hàng hoá, nhất là về thông tin, dự báo thị trường, năng lực cạnh tranh và tìm kiếm khách hàng. Do đó, tiếp cận được 300 triệu khách hàng trên Amazon là một cơ hội rất lớn cho các DN Việt", ông Phú chia sẻ.
Theo GenK
Việt Nam có thể bắt kịp làn sóng AI của thế giới Các khách mời của Zalo AI Summit đều thừa nhận phát triển các sản phẩm tích hợp AI tại Việt Nam còn nhiều thách thức, nhưng những người xuất phát sớm đang nắm lợi thế. Zalo AI Summit 2018 là lần thứ hai Zalo tổ chức cuộc hội thảo chuyên nghiệp về lĩnh vực AI. Với kinh nghiệm làm việc thực tế tại...