Chi 200 triệu đồng làm đẹp ở thẩm mỹ viện, người phụ nữ nhận lại sự đau đớn
Một phụ nữ đã chi 200 triệu đồng để nâng ngực, giảm mỡ bụng tại một cơ sở thẩm mỹ ở TP.HCM.
Dù được thẩm mỹ viện cam kết bảo hành 15 năm nhưng bộ ngực trăm triệu tụt dáng sau một tháng, sau đó sưng viêm. Chi trăm triệu đồng cho 12 ống xilanh “nhân bản tế bào”
Chị Ngô Thị Ly (38 tuổi, Lâm Đồng, tên nhân vật đã thay đổi) biết đến Viện thẩm mỹ quốc tế Manhattan, 330-332 Cao Thắng, quận 10, TP.HCM qua các trang Facebook. Thấy quảng cáo hấp dẫn, tư vấn tận tình nên chị cho rằng đây là cơ sở lớn.
Vì mắc bệnh tim (hở van, thông liên nhĩ, giãn tâm thất, tăng áp phổi) nên chị Ly không dám phẫu thuật đặt túi ngực. Tuy nhiên, thẩm mỹ viện này khẳng định làm được “100% không biến chứng và ảnh hưởng sức khỏe”.
Tháng 12/2022, chị Ly quyết định đến cơ sở này chi tiền làm các dịch vụ: Gói nâng ngực bao đẹp (cấy tế bào tự thân) với chi phí 110 triệu đồng, enzym giảm mỡ bụng dưới giá 33 triệu đồng.
“Lần đầu tiên, nhân viên lấy 2 ống máu của tôi rồi nói đi nhân bản tế bào. Sau khoảng 1 tiếng họ quay lại với khoảng 12 ống xilanh có chất giống như gel màu vàng nhạt. Họ tiêm chất đó vào ngực tôi, trước đó có tiêm thuốc giảm đau, không gây tê, gây mê”, chị Ly kể lại.
Riêng dịch vụ nâng ngực bằng tế bào gốc có giá 110 triệu đồng. Ảnh: NVCC.
Cơ sở này cam kết bảo hành “ngực bao đẹp” 15 năm. Nhưng mới sau 1 tháng, chị Ly hốt hoảng thấy bộ ngực trị giá trăm triệu bị biến dạng. Chị quay lại thẩm mỹ viện và được lý giải là vì “cơ địa”. Chị tiếp tục tiêm chất được gọi là tế bào gốc, thực hiện dịch vụ “cấy sợi liên kết” với số tiền 33,6 triệu đồng.
Đến tháng 9/2023, chị Ly “dặm” lại lần tiếp theo. Chị bị lấy 2 ống máu, thực hiện dịch vụ “treo sợi sa trễ” với số tiền 24 triệu đồng. Tổng chi phí làm đẹp đã lên đến 200 triệu đồng.
“Lần này ngực tôi đau suốt một tuần. Thẩm mỹ viện bảo tôi mua thêm thuốc uống. Sau nhiều ngày không giảm, họ yêu cầu tôi xuống TP.HCM để kiểm tra. Tôi không đồng ý mà sang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khám, kết quả là tôi bị áp- xe ngực phải”, chị kể.
Ngực mưng mủ, áp xe vẫn “đảm bảo giải quyết đơn giản”?
Video đang HOT
Theo chị Ly, phía thẩm mỹ viện Manhattan đề nghị để “bác sĩ” của họ xử lý bên ngực phải đang sưng đau, đảm bảo an toàn và đơn giản.
“Người ta tiêm chất gì đó vào ngực phải rồi nặn mạnh, tôi nghe “ót ót” như có dịch chảy ra, họ lấy đồ để hứng nhưng không cho tôi nhìn. Tôi rất đau, ngực đỏ lên, thâm tím và nổi gân máu. Hai tuần sau tôi quay lại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tái khám trong tình trạng ngực trái sưng đau, viêm vú và nổi cục”, chị Ly kể.
Lúc này, chị mới khai rõ với bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP.HCM rằng đã làm ngực và xin tư vấn có nên để thẩm mỹ viện can thiệp như với ngực phải hay không. “Bác sĩ bảo tuyệt đối không vì lần này ngực trái đã nổi cục, không thể để họ nặn dịch mủ như trước”, chị kể.
Thế nhưng ở thẩm mỹ viện, chị Ly lại bị thuyết phục vì họ “cam đoan xử lý được, chỉ tiêm thuốc tăng đề kháng cho nhanh khỏi, không nặn dịch”. Người phụ nữ khẳng định ở trong phòng thủ thuật, chị bị tiêm một mũi tiêm không rõ loại rồi tiếp tục nặn dịch như lần đầu.
“Tôi khóc ngay trên bàn thủ thuật vì ức chế, đau đớn. Họ nói một đường làm một nẻo. Mẹ tôi không được vào phòng mà chỉ có tôi và người của thẩm mỹ viện. Sau rất nhiều lần xuống làm việc, tôi gặp một anh tự nhận là chủ mới của cơ sở, không giải quyết được sự việc. Tôi quá mệt mỏi vì tâm lý và sức khỏe bị ảnh hưởng mà không biết kêu ai, rất bế tắc”, chị nói.
Kết quả kiểm tra của chị Ly trong lần kiểm tra hồi tháng 10 và 11/2023 tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Ảnh: NVCC.
Thẩm mỹ viện quốc tế chỉ là spa, bất ngờ thay tên đổi chủ
Theo số điện thoại trên phiếu bảo hành nâng ngực của chị Ly, chúng tôi liên hệ “Viện thẩm mỹ quốc tế Manhattan”, một người đàn ông cầm máy. Khi nghe giới thiệu là phóng viên, điện thoại không còn tín hiệu.
Chúng tôi tiếp tục liên hệ với ông Q.V, người nhận là chủ mới của cơ sở thẩm mỹ ở địa chỉ 330 Cao Thắng, quận 10. Người này xác nhận có biết về vụ khiếu nại của chị Ly. Theo ông V., ông mới mua lại cơ sở thẩm mỹ Manhattan vào tháng 10/2023 trong khi chị Ly nâng ngực vào tháng 12/2022. Cơ sở cũng đã đổi tên khác.
“Đến nay, chị Ly và chủ cũ của cơ sở chưa tìm được tiếng nói chung. Tôi đứng ở giữa và chuyển yêu cầu của chị cho chủ cũ. Nếu chị đi khám thì tôi hỗ trợ chi phí đi lại chứ không thể hoàn phí dịch vụ được”, ông Việt nói.
Người này cũng cho biết có một vài trường hợp là khách cũ của “thẩm mỹ viện Manhattan” cũng đến gặp ông phản hồi, khiếu nại. “Tôi vẫn nhận bảo hành chăm sóc các dịch vụ spa, thẩm mỹ chăm sóc da nhưng can thiệp xâm lấn như trường hợp chị Ly thì không được. Khi mua lại chỗ này, họ cũng chỉ bàn giao là spa thôi, không thấy nói gì về các dịch vụ xâm lấn”, ông Việt nói.
Thực tế, tháng 1/2023, tại địa chỉ 330-332 Cao Thắng, quận 10, bà Lê Thị Vệ, chủ hộ kinh doanh Thẩm mỹ viện Manhattan đã bị phạt 33 triệu đồng, cơ sở bị đình chỉ hoạt động 4,5 tháng. Một kỹ thuật viên chăm sóc da ngang nhiên khám chữa bệnh cũng bị phạt hơn 37 triệu đồng. Như vậy, “Viện thẩm mỹ quốc tế Manhattan” như quảng cáo trên Facebook chỉ được hoạt động chăm sóc da.
Tin nhắn tư vấn của nhân viên thẩm mỹ viện. Ảnh chụp màn hình.
Chị Ngô Thị Ly cũng không phải người kêu cứu duy nhất. Sở Y tế TP.HCM đã nhậN phản ánh về các vi phạm của cơ sở tại địa chỉ 330 Cao Thắng, quận 10 qua nhiều kênh thông tin. Trong đó, có liên quan đến việc tiêm chất làm đầy vào ngực khách nhưng giới thiệu là “cấy tế bào gốc”. Thanh tra Sở Y tế đã kiểm tra, đang mời họp xử lý theo quy định.
Trao đổi với VietNamNet, Phó giáo sư, bác sĩ Đỗ Quang Hùng, Nguyên trưởng khoa Thẩm mỹ tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, khẳng định kỹ thuật “nâng ngực bằng tế bào gốc” hoàn toàn không có trong danh mục kỹ thuật được Bộ Y tế cho phép.
“Nếu người thực hiện kỹ thuật thẩm mỹ có tính chất xâm lấn cho khách hàng mà không có chứng chỉ hành nghề, sai quy định pháp luật, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của khách hàng”, bác sĩ Hùng nói.
Làm rõ việc nhân viên trung tâm pháp y thu 14 triệu, cản xe chuyển thi thể
Người dân tố nhân viên Trung tâm Pháp y TP Đà Nẵng tự ý thu tiền không đúng quy định, ngăn xe cứu thương đưa thi thể người thân về quê an táng.
Tối 8/8, ông Mai Xuân Ngọc - Giám đốc Trung tâm Pháp y Đà Nẵng cho biết, sẽ họp và làm rõ thông tin phản ánh việc nhân viên pháp y bị tố chặn xe chở thi thể về quê, yêu cầu dùng xe dịch vụ.
Cùng ngày, anh Trần Hoàng H. (quê Hải Dương) phản ánh, người nhà anh là chị B.T.H. gặp tai nạn xe tải, tử vong trên đường Võ Nguyên Giáp (TP Đà Nẵng) vào sáng 7/8.
Ngay sau khi nhận hung tin, gia đình anh H. lập tức thu xếp vào Đà Nẵng. Đến 20h cùng ngày, gia đình có mặt tại Trung tâm Pháp y TP Đà Nẵng (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) để nhận bàn giao thi thể.
Xe cấp cứu của người nhà nạn nhân thuê bị chặn lại. Ảnh: G.X
Theo anh H., lúc này, gia đình được ông Lê Viết Dũng (y công tại trung tâm) yêu cầu chuyển 14 triệu đồng vào số tài khoản mang tên Lê Viết Dũng rồi mới được vào trong gặp nạn nhân.
Số tiền này, ông Dũng cho rằng đó là chi phí để khám nghiệm, may thẩm mỹ và tiêm thuốc cho tử thi.
Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền xong, gia đình thuê xe cấp cứu để đưa thi thể về quê thì bị ông Dũng ngăn lại. Người này yêu cầu phải dùng xe cấp cứu do trung tâm đã gọi từ trước. Quá bức xúc gia đình gọi báo công an thì tình hình mới được giải quyết để có thể đưa thi thể nạn nhân về quê.
Liên quan đến vụ việc, ông Lê Viết Dũng cho hay, khoản tiền 14 triệu đồng chuyển vào tài khoản cá nhân đó là "dịch vụ riêng" gồm may tái tạo, vệ sinh, quần áo cho thi thể nạn nhân.
"Trung tâm không có chức năng này nhưng vì người nhà liên hệ, nhờ làm để thẩm mỹ cho nạn nhân nên anh em mới làm", ông Dũng nói.
Về vấn đề không cho xe của người nhà nhận thi thể, ông Dũng cho rằng mình chỉ gọi dùm.
"Có một người bảo là gọi dùm xe chở tử thi nên tôi tra số trên mạng rồi gọi. Tôi không cho xe vào nhận thi thể là vì không biết xe nào của ai. Với lại bên trong, các thầy đang cúng nên không ai vào được", ông Dũng phân trần.
Ông Mai Xuân Ngọc xác nhận, ông Lê Viết Dũng cùng các bác sĩ, giám định viên có trong kíp trực đêm 7/8.
Theo Giám đốc trung tâm, ông Dũng không phải là bác sĩ, chỉ là y công chuyên giúp việc cho các bác sĩ, giám định viên khi giám định tử thi.
Người này cũng khẳng định, số tiền 14 triệu đồng người nhà nạn nhân chuyển cho ông Dũng không có trong nhiệm vụ, công tác được phân công của trung tâm. Đồng thời, trung tâm không có quyền, nghĩa vụ chỉ định xe cứu thương.
"Chúng tôi sẽ họp và đánh giá lại vụ việc. Quan điểm là nếu có sai phạm phải xử lý nghiêm, phê bình, rút kinh nghiệm. Vụ việc dẫu có vụ lợi cá nhân hay không cũng đã gây bức xúc cho người nhà nạn nhân, nhất là trong thời điểm người thân vừa mới gặp nạn qua đời", ông Ngọc nói.
Hải Phòng: Mất điện, 4 người bị mắc kẹt trong thang máy tại cơ sở thẩm mỹ Cảnh sát PCCC và CNCH Công an TP.Hải Phòng kịp thời có mặt giải cứu 4 người bị mắc kẹt bên trong cầu thang máy tại cơ sở thẩm mỹ số 3 Lô 12 Thế Lữ, P.Hạ Lý (Q.Hồng Bàng) do mất điện đột ngột. Khoảng 15 giờ ngày 5.6, khu vực P.Hạ Lý (Q.Hồng Bàng, TP.Hải Phòng) bị mất điện đột ngột...