Chỉ 19,4% giáo viên THPT đạt trình độ trên chuẩn
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố số liệu thống kê tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn của từng bậc học hiện nay. Trong đó đáng chú ý là chỉ 19,4% giáo viên THPT đạt trình độ trên chuẩn.
Năm học mới, nhà trường tăng cường hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu – B.THANH
Ngày 17.8, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 bậc trung học. Theo đó, Sở công bố số liệu thống kê tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn của từng bậc học hiện nay. Cụ thể, bậc tiểu học dẫn đầu với 96,7%, tiếp theo đến bậc THCS với 85,3%, bậc mầm non 62%. Còn lại 2 bậc học có tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn thấp là THPT với 19,4% và GDTX với 15,93%.
Ngoài ra, Sở cũng thông tin số lượng trường học và học sinh ngoài công lập. So với 5 năm trước, hiện nay, số trường ngoài công lập tăng 168 trường (24,7%) và số học sinh đang theo học cũng tăng 58.192 học sinh (26,2%). Thành phố hiện có 21 trường phổ thông có yếu tố nước ngoài với trên 1.345 giáo viên, hơn 10.799 học sinh (5.080 học sinh Việt Nam) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường học tập tốt cho con, em người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Việt Nam công tác hoặc kinh doanh, góp phần thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của thành phố bằng cách cung cấp chương trình giáo dục quốc tế có uy tín và được công nhận trên toàn thế giới.
Trong năm học mới 2018 – 2019, Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định tiếp tục chỉ đạo các trường đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học tập. Chú trọng hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phương pháp làm việc theo nhóm, tự chinh phục kiến thức thay cho việc nhồi nhét kiến thức. Tăng cường tổ chức cho học sinh tham gia các tiết học ngoài nhà trường nhằm gắn liền lý thuyết với thực tiễn; khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện để học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Đồng thời hướng dẫn trường chú trọng giảm tải chương trình nhằm khắc phục tình trạng quá tải, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, đạo đức của học sinh, sinh viên theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm đánh giá nội dung học tập sang đánh giá phẩm chất và năng lực của người học.
Theo thanhnien.vn
Đây là 11 điều giáo viên khuyên phụ huynh nên chuẩn bị cho trẻ trước khi con vào lớp 1
Khi con vào lớp 1, trẻ có bỡ ngỡ hay dễ dàng hòa nhập với môi trường học tập mới hay không phụ thuộc một phần vào sự chuẩn bị chu đáo của cha mẹ.
Vào đầu năm học mới, giáo viên luôn là những người bận rộn nhất khi phải chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho lớp học và cả kế hoạch giảng dạy trong năm. Tuy nhiên, trong việc học tập của con cái, đặc biệt là với gia đình nào có con vào lớp 1, cha mẹ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc đưa đón con đi học, việc cha mẹ bắt tay vào chuẩn bị cho năm học mới, năm học đầu tiên trong sự nghiệp đèn sách của con sẽ khiến cho trẻ cảm nhận được sự quan trọng của việc học hành và khởi đầu thuận lợi.
Dưới đây là 11 điều mà các giáo viên khuyên phụ huynh nên chú ý chuẩn bị cho con mình trước khi con vào lớp 1.
1. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
Video đang HOT
Việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cho trẻ. Nếu như vào năm học mới, trong danh sách đồ dùng học tập của trẻ yêu cầu một vài bộ lắp ráp hay màu vẽ, hãy chuẩn bị trước thay vì đợi đến lúc đi học để trẻ chủ động làm quen.
2. Quan tâm đến những thông tin tựu trường
Sẵn sàng đọc và tìm hiểu những thông tin liên quan đến việc tựu trường ở sổ liên lạc, lịch hay thông báo của trường. Tất cả những thông tin về năm học mới sẽ cho bạn biết phải chuẩn bị những gì cho con của mình.
3. Đưa trẻ đi tham quan trường
Việc được tiếp xúc và làm quen với trường và lớp học giữ vai trò đặc biệt quan trọng khi trẻ bắt đầu bước vào lớp 1. Khi đến trường, việc được gặp gỡ với giáo viên, quen với cách bố trí phòng học sẽ giúp cho trẻ quen thuộc và thoải mái hơn vào ngày đầu tiên đi học.
4. Đặt mục tiêu cho năm học
Đặt mục tiêu là điều cần thiết cho trẻ khi đi học. Việc này giúp cho trẻ có định hướng để học tập và phấn đấu trong suốt năm học. Bạn có thể đề ra một vài phần thưởng để làm động viên cho trẻ nếu như trẻ có tiến bộ trong năm học.
5. Nói cho trẻ biết về những quy tắc ở trường học
Bạn nên lên một danh sách về những quy tắc ở trường học và chia sẻ điều đó cho con của mình. Việc nắm rõ các nội quy, duy định ở trường sẽ thuận lợi hơn cho trẻ khi bắt đầu đi học lớp 1.
6. Tạo cho trẻ sự hào hứng
Trước khi đi học lớp 1, bạn nên chia sẻ cho trẻ về những điều trẻ sẽ được học tại trường, những trò chơi trẻ có thể tham gia và những kiến thức mà trẻ sẽ có được khi tham gia các hoạt động. Việc trẻ hào hứng, thích thú với việc đi học sẽ giúp cho trẻ trở thành một học sinh tích cực và năng động.
7. Chỉ cho trẻ tìm đến giáo viên để được giúp đỡ
Nếu như con bạn cần sự giúp đỡ ở trường, hãy nói với trẻ rằng trẻ có thể tìm đến các giáo viên để được hỗ trợ. Dạy cho trẻ rằng hãy tôn trọng, tin tưởng và lắng nghe theo lời giáo viên, bởi vì ở trường chính họ là những người đáng tin tưởng nhất.
8. Hoàn thành hết bài tập hè
Bài tập hè luôn là nỗi ám ảnh đối với học sinh tuy nhiên trẻ cần phải hoàn thành hết bài tập hè trước khi đi học để có thể bắt đầu một năm học mới thoải mái hơn nhiều.
9. Sắp xếp ba lô và sách vở
Trước khi đi học, ngoài việc chuẩn bị sách vở và ba lô, trẻ cũng cần học cách sắp xếp chúng một cách hợp lý. Những trẻ lớn hơn có thể tự mình làm mọi việc, nhưng đối với trẻ nhỏ, bạn nên dạy trẻ sắp xếp sách vở và đồ dùng bên trong ba lô một cách gọn gàng.
10. Chuẩn bị cho trẻ một khu vực yên tĩnh để học bài
Khi con vào lớp 1, trẻ luôn luôn có bài tập để làm ở nhà hay cần phải ôn lại bài vở trên lớp, vì vậy bạn cần chuẩn bị sẵn cho trẻ một khu vực yên tĩnh để học tập. Cách tốt nhất là sắp xếp phòng học cho trẻ cách xa ti vi, phòng khách để trẻ có thể thoải mái học bài.
11. Lập cho trẻ một thời gian biểu
Bạn cũng nên chuẩn bị cho trẻ một thời gian biểu phù hợp. Một cuốn lịch có ghi chú tất cả những công việc quan trọng phải làm hàng ngày sẽ giúp cho trẻ quen với việc sắp xếp công việc phù hợp và hoàn thành một cách nhanh chóng mà không lo bỏ lỡ.
Theo Trí Thức Trẻ
TP.HCM dành 220 tỉ đồng hỗ trợ giáo viên mầm non Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, tổng dự toán kinh phí hỗ trợ thu nhập cho giáo viên mầm non năm 2018 xấp xỉ 220 tỉ đồng. Ảnh minh họa: Lam Ngọc Số kinh phí nói trên dành cho việc hỗ trợ 25% tiền lương/tháng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục mầm non công...