Chi 19 nghìn tỷ đồng, Hà Nội vẫn thiếu trường lớp
Trong năm học 2017 – 2018, Hà Nội dành 19.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, chiếm tỷ lệ 25,5% mức chi từ ngân sách. Tuy nhiên, áp lực tăng dân số cơ học vẫn khiến nhiều khu vực vẫn rơi vào tình trạng thiếu trường lớp.
Tại hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019, ông Ngô Văn Quý – Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thừa nhận, công tác phân tuyến tuyển sinh của các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội còn chưa thực sự phù hợp. Việc quy hoạch trường lớp chưa đồng bộ dẫn đến tình trạng thiếu trường, lớp cục bộ.
Việc quy hoạch trường lớp chưa đồng bộ dẫn đến tình trạng thiếu trường, lớp cục bộ.
Hà Nội hiện có tổng cộng 2.641 trường mầm non, phổ thông và 2 trường trung cấp chuyên nghiệp với gần 55 nghìn nhóm lớp, gần 2 triệu học sinh. So với cùng kỳ năm trước đã tăng 60 trường, 5.083 nhóm lớp với hơn 134 nghìn học sinh.
Qua rà soát quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn 30 quận huyện, Sở GD&ĐT nhận thấy, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp tập trung trong các quận nội thành như Hà Đông, Hoàng Mai, Đống Đa, Nam Từ Liêm,… vẫn còn thiếu trường lớp; thiếu đất cho xây dựng trường học.
Trong khi đó, có nhiều huyện ngoại thành dễ bố trí địa điểm xây dựng trường như Ba Vì, Đông Anh, Ứng Hòa,… nhưng lại thiếu nguồn lực đầu tư.
Theo vietnamnet.vn
Video đang HOT
Hà Nội: Hàng trăm phụ huynh "bao vây" cổng trường vì phân tuyến
Hàng trăm phụ huynh "bao vây" cổng trường tiểu học Cao Bá Quát (Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội) để phản đối việc phân tuyến tuyển sinh khiến học sinh trong khu đô thị phải đi học rất xa. Trong khi đó, theo nhà trường, việc phân tuyến là theo kế hoạch, không phải nhà trường tự ý.
Phụ huynh bật khóc
Vài ngày gần đây, hàng trăm phụ huynh tụ tập trước cổng Trường tiểu học Cao Bá Quát để phản đối việc phân tuyến, khiến con em phải đi học quá xa. Nhiều phụ huynh, trong đó có cả những ông bố cũng phải bật khóc vì con bất ngờ được chuyển đến trường học khác xa hơn.
Chị Nguyễn Thị Hương, phụ huynh một học sinh ở khu đô thị Đặng Xá cho biết, cùng một khu đô thị nhưng những người có hộ khẩu ở Khu đô thị thì con em được học ở trường này. Trong khi những phụ huynh khác, do hộ khẩu thuộc địa phận xã Cổ Bi, cho dù mua nhà ở khu đô thị nhưng con em phải học ngoài khu đô thị xa hơn và điều đáng nói là trường chưa xây xong.
Chị Trần Thị Tr. cũng cho biết, nhiều phụ huynh phản ánh lên Phòng, Phòng chỉ lên Ủy ban. Phụ huynh sang Ủy ban thì Ủy ban bảo về trường vì Phòng đã có quyết định. "Chúng tôi như quả bóng bị đá qua đá lại trong khi năm học mới đã bắt đầu", chị Tr. bức xúc.
Phụ huynh tụ tập trước cổng trường Tiểu học Cao Bá Quát để phản đối việc phân tuyến (Ảnh: N. Hà).
Một phụ huynh khác cũng rất bức xúc khi cho rằng, hàng tháng mình đều thực hiện các khoản đóng góp ở địa bàn này nhưng con lại bị "cắt" cơ học sang khu vực khác. "Việc cắt đôi khu đô thị chia học sinh ra hai trường khác nhau là chưa thỏa đáng và không thấu tình đạt lý. Những cư dân chúng tôi nếu không có tiền thuê xe đưa đón con em thì phải cắt cử người đưa đi, điều đó là bất hợp lý", phụ huynh này nói.
Trường quá tải học sinh đầu cấp
Trao đổi với PV Dân trí ngày 10/8, bà Băng Tâm, Hiệu trưởng Trường tiểu học Cao Bá Quát cho biết, trường nghiêm túc thực hiện tuyển sinh theo công văn hướng dẫn của phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm.
Cụ thể, trường đã thông báo lên facebook, dán ở cổng trường các hướng dẫn hồ sơ tuyển sinh, thời gian tuyển sinh trực tuyến, thời gian tuyển sinh trực tiếp. Như vậy, trường đã thực hiện đúng hướng dẫn tuyển sinh cho tất cả các đối tượng phân tuyến tuyển sinh.
Về số lượng học sinh, theo Hiệu trưởng Tâm, năm nay trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh 500 nhưng số lượng học sinh đăng ký lên tới 563 em.
Phụ huynh đang trực tiếp xem thông tin tuyển sinh được dán ở cổng Trường tiểu học Cao Báo Quát.
"Khi có số lượng tăng hơn chỉ tiêu, trường đã báo cáo cấp trên xin ý kiến cấp trên và được chỉ đạo, tiếp tục nhận hồ sơ trực tiếp đến ngày 17/7. Do đó, trường nhận thêm 85 hồ sơ nữa.
Đồng thời, Phòng GD&ĐT cũng chỉ đạo, để giảm tải, một số học sinh sau này sẽ được phân sang ngôi trường mới là Trường Tiểu học Trung Thành sau khi xây dựng xong", bà Tâm cho hay.
Được biết, số học sinh Trường Cao Bá Quát nhận từ khi tuyển sinh đến nay đã được xếp thành 13 lớp, học bình thường sĩ số khoảng 50 học sinh. Thiếu phòng học, trường xếp tạm cả phòng chức năng.
Giảm tải nhưng cần thấu tình đạt lý
Trao đổi với PV Dân trí về nghi vấn phụ huynh đặt ra, nhà trường hạn chế số lượng học sinh đúng tuyển để nhận các suất trái tuyến, bà Tâm khẳng định, căn cứ trên hồ sơ, trường không có một đối tượng học sinh trái tuyến nào. Chỉ có đối tượng 1, 2, 3. Những đối tượng này đều thuộc đối tượng trường tiếp nhận.
Trước những bức xúc của dư luận, chiều 8/8, UBND huyện Gia Lâm đã có hướng xử lý về việc phân tuyến ở trường này. Lãnh đạo huyện nhận định, việc phân tuyến nhằm giảm tải là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, khi thực hiện đã "cắt" cơ học mà chưa tính đến thực tế.
Do vậy, để tránh những bức xúc không đáng có trong dư luận, UBND huyện quyết định: 279 học sinh đã có hộ khẩu thường trú ở đây, đều được học ở Trường tiểu học Cao Bá Quát. Còn lại 359 học sinh trong diện tạm trú, đều phải về trường mới.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Phó Chủ tịch Hà Nội: Không để sai phạm thi THPT gây hoang mang cho học sinh Ông Ngô Văn Quy - Pho Chu tich UBND TP Ha Nôi vưa yêu câu ra soat lai quy trinh thưc hiên cac khâu cua ky thi THPT quốc gia năm 2018 tại TP Hà Nội va không để những sai phạm (nếu có) trong kỳ thi gây tâm lý hoang mang cho học sinh, phụ huynh. Theo đó, văn ban đươc TP...