Chi 10.000 USD mua quảng cáo trên báo để than phiền Internet chậm
Không chịu nổi tốc độ Internet của nhà cung cấp AT&T, người đàn ông 90 tuổi quyết định mua quảng cáo trên Wall Street Journal để than phiền.
Giống như nhiều người Mỹ, ông Aaron Epstein, 90 tuổi đã dành nhiều thời gian hơn mọi năm để xem TV, sử dụng Internet trong đại dịch Covid-19. Tốc độ Internet chậm chạp trở nên rõ ràng hơn khi nhu cầu sử dụng cao.
“Giống như là xem ảnh chứ không phải là xem phim”, ông Epstein chia sẻ với Washington Post về trải nghiệm xem phim trực tuyến.
Mẩu quảng cáo ông Aaron Epstein mua để đăng trên báo Wall Street Journal.
Không chịu nổi tốc độ Internet quá kém, người đàn ông này quyết định mua quảng cáo trên Wall Street Journal để than phiền. Ông đã chi 10.000 USD để mua một mẩu quảng cáo trên trang báo trực tuyến, nhắm tới độc giả tại Dallas và New York vào ngày 3/2.
“AT&T tự coi họ là người đi đầu trong lĩnh vực viễn thông. Thật đáng tiếc, với những người sống ở khu vực Bắc Hollywood, California, AT&T là sự thất vọng lớn”, ông Epstein viết trong mẩu quảng cáo.
“Dù AT&T quảng cáo tốc độ tới 100 MBS tới nhiều vùng quanh đây, tốc độ cao nhất mà chúng tôi có được từ AT&T chỉ là 3 MBS. Đối thủ của các anh cung cấp dịch vụ tới 200 MBS”, người đàn ông này nói rõ hơn, trước khi ký tên là “một khách hàng của AT&T từ năm 1960″.
Video đang HOT
Mẩu quảng cáo này đã thu hút sự chú ý trên mạng. Sau đó, 2 nhân viên kỹ thuật của AT&T đã tới khu vực ông Epstein sống và lắp mạng cáp quang. Ông cũng nhận cuộc gọi hỏi ý kiến của Tổng giám đốc AT&T John Stankey.
Ông Epstein cho rằng mình đã đánh vào đúng nỗi khó chịu của người dùng Internet khắp nơi. Người đàn ông này chia sẻ cách đây vài năm, tốc độ mạng nhà ông tuy chậm nhưng vẫn sử dụng được. Ông chỉ nhận ra mạng chậm như thế nào khi thời đại xem phim trực tuyến, với những dịch vụ như Roky hay Netflix bùng nổ.
Người đàn ông 90 tuổi này từng sở hữu cửa hàng bán đồ máy tính. Ảnh: Anne Epstein.
Tuy đã nhiều lần gọi cho nhà mạng và yêu cầu được nâng cấp gói dịch vụ Internet, ông Epstein đã không được đáp ứng. Ông cho biết mình vẫn kiên nhẫn chờ đợi, gọi điện yêu cầu hàng tuần vì là một người dùng trung thành của nhà mạng này.
“Cha mẹ tôi đã dùng dịch vụ điện thoại của AT&T từ khi tôi sinh ra vào năm 1930. Mỗi khi tôi than phiền về dịch vụ Internet hay điện thoại, nhân viên của AT&T đều rất đáng tin cậy”, người đàn ông này chia sẻ.
Mạng lag, cụ ông 90 tuổi đăng quảng cáo lên báo lớn để phàn nàn với CEO
Bỏ ra gần 2.5 triệu đồng/tháng, thế nhưng đường truyền Internet của một người dùng tại Mỹ chỉ đạt mức 3Mbps.
Với tầm quan trọng của Internet trong cuộc sống con người hiện nay, rõ ràng, không ai trong chúng ta muốn sử dụng một đường truyền với tốc độ chậm chạp. Thế nhưng, mỗi khi mạng chậm, đa phần chúng ta chỉ biết tự than thở, hoặc cùng lắm là gọi điện lên tổng đài chăm sóc khách hàng để phàn nàn.
Thế nhưng với Aaron Epstein, một cụ ông nay đã 90 tuổi, và cũng là một thuê bao lâu năm của nhà mạng AT&T (Mỹ) đã lựa chọn cách không thể nào táo bạo hơn. Ông Aaron đã đăng quảng cáo lên Wall Street Journal, một trong những tờ báo lớn nhất nước Mỹ, để công kích trực tiếp AT&T và CEO của tập đoàn này là ông John Stankey.
Sinh ra vào năm 1930 và bắt đầu sử dụng dịch vụ điện thoại của Pacific Bell (tiền thân của AT&T) từ năm 1960, ông Aaron Epstein rõ ràng là một trong những khách hàng lâu đời nhất của nhà mạng này. Thế nhưng, cách mà AT&T "đối xử" với ông Aaron có vẻ như không xứng đáng với sự trung thành của khách hàng.
Bức thư của ông Aaron Epstein gửi tới CEO AT&T trên Wall Street Journal
Ông Aaron cho biết tốc độ mạng tại nơi ông sinh sống là North Hollywood, bang California, chỉ đạt... 3Mbps. Khi kiểm tra thực tế, tốc độ này chỉ còn một nửa, đạt 1.5Mbps. "Điều này khiến tôi rất khó chịu, đặc biệt khi gia đình chúng tôi xem phim trực tuyến. Đôi lúc nó rất mượt, nhưng nhiều lúc khác nó lại chậm đến nỗi không thể sử dụng được."
Được biết, hiện tại đường truyền Internet mà ông Aaron đang sử dụng vẫn dựa trên công nghệ DSL cũ kỹ, chậm hơn đáng kể so với công nghệ cáp quang hiện nay. Hàng tháng, ông phải trả 110 USD (khoảng 2.5 triệu đồng) cho AT&T để có được đường truyền Internet trên, kèm theo hai đường điện thoại.
Nhằm bày tỏ sự thất vọng về chất lượng dịch vụ, hồi đầu tháng 2 vừa qua, ông Aaron Epstein đã bỏ ra 1100 USD để đăng quăng cáo lên tờ Wall Street Journal. Nội dung của đoạn quảng cáo chiếm 1/4 trang báo này là một bức thư gửi tới CEO AT&T, ông John Stankey.
"Gửi ông Stankey,
AT&T tự hào rằng mình là người dẫn dầu trong lĩnh vực truyền thông điện tử. Tiếc rằng, đối với người dùng tại North Hollywood, Californina, AT&T lại đem đến sự thất vọng vớn.
Rất nhiều hàng xóm của chúng tôi là những nhà sáng tạo nghệ thuật tại các studio lớn như Universal, Warner Brothers, Disney. Chúng tôi muốn có được công nghệ mới nhất và đã lựa chọn AT&T để cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao. Mặc dù AT&T quảng cáo tốc độ có thể lên tới 100Mbps tại các khu vực khác, nhưng tại đây, tốc độ tối đa mà chúng tôi có được chỉ là 3Mbps.
Đối thủ của AT&T giờ đây có tốc độ lên đến 200Mbps.
Tại sao AT&T, một công ty viễn thông hàng đầu, lại đối xử với chúng tôi tệ hại đến vậy?
Trân trọng,
Aaron M. Epstein, một khách hàng AT&T từ năm 1960."
Về phía AT&T, công ty này cho biết đã liên hệ với ông Aaron Epstein để giải quyết những khúc mắc, tuy nhiên chưa đưa ra câu trả lời cụ thể về kế hoạch nâng cấp đường truyền tại khu vực ông này sinh sống. Đại diện AT&T nói: "Chúng tôi đang liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ. Từ năm 2017-2019, chúng tôi đã đầu tư hơn 3.1 tỷ USD vào hạ tầng mạng lưới tại khu vực Los Angeles.
Chia sẻ với Motherboard , ông Aaron xác nhận đã được nhiều quản lý AT&T liên hệ sau mẩu quảng cáo trên. Dù vậy, ông không đặt kỳ vọng quá nhiều.
"Đó là điều mà họ đã nói với tôi trong suốt 5 năm qua" , Aaron nói về những lời hứa "suông" của AT&T về việc sẽ khắc phục vấn đề về tốc độ.
Công dân Nga bị phạt nếu sử dụng Internet của SpaceX Duma Quốc gia đang nghiên cứu về khoản tiền phạt từ 135 đến 13.500 USD với các cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ Internet vệ tinh của phương Tây. Dự luật được đề xuất nhằm ngăn công dân Nga truy cập Internet bằng các dịch vụ như Starlink của SpaceX, OneWeb, hoặc các hệ thống vệ tinh khác không phải...