“Chết lịm” khoảnh khắc voi con âu yếm mẹ
Khoảnh khắc voi con âu yếm mẹ bằng cách cuốn vòi vào chiếc ngà của voi mẹ khiến nhiều người xúc động.
(Nguồn: Daily Mail)
Bị các thành viên khác trong đàn chen lấn trong khi chờ sang đường để tới nơi uống nước trong công viên động vật hoang dã Madikwe ở Nam Phi, voi con hoảng hốt chạy về phía mẹ của nó. Lúc này, hành động của voi con âu yếm mẹ khiến nhiều người xúc động. (Nguồn: Daily Mail)
Voi con đưa chiếc vòi nhỏ bé của nó cuốn chặt lấy ngà của voi mẹ như muốn được an ủi.
(Nguồn: Daily Mail)
Một số chú voi con giết thời gian bằng cách nghịch cành cây khô khi đứng chờ gần mẹ của chúng. Nhưng sau đó, voi mẹ đã lấy cành cây khô và vứt đi chỗ khác.
Voi mẹ cho voi con ăn tạm trong hành trình tới nơi uống nước. (Nguồn: Daily Mail)
(Nguồn: Daily Mail)
Những hình ảnh của voi con bên mẹ được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia Corlette Wessels khi đàn voi đang muốn qua đường giao thông để tới một đập nước gần đó.
Voi con quỳ xuống để nghịch đất trong khi đứng cùng các thành viên khác trong đàn. (Nguồn: Daily Mail)
Hà Vũ
Theo Kiến thức
1001 thắc mắc: Vì sao chim không có răng, đậu trên dây điện mà không bị giật?
Tổ tiên của loài chim có răng sao bây giờ các loài chim đang sinh sống trên Trái Đất lại không còn răng, điều gì đã làm ra sự khác biệt đó. Vì sao chim đậu trên dây điện mà lại không bị giật chết?
Theo các nhà khoa học, cách đây 65 triệu năm một thiên thạch có kích thước khổng lồ đã va vào Trái Đất và gây ra một vụ đại tuyệt chủng. Bởi vì, sau biến cố này, có khoảng 17% số họ, 50% số chi và 75% số loài đã hoàn toàn biến mất trên hành tinh xanh.
Sự kiện này còn kết thúc thời kỳ thống trị của các chi khủng long to lớn như: Tyrannosaurus (chi khủng long bạo chúa) hay Triceratops (chi khủng long 3 sừng)... Thậm chí, vào thời điểm đó, thảm họa tuyệt chủng đã khiến Trái Đất trở nên vô cùng đáng sợ với những cơn mưa axit, bầu khí quyển bị ô nhiễm bởi khói, bụi của núi lửa.
Tuy nhiên, điều này lại mở ra con đường cho sự phát triển của các loài động vật có vú, các loài chim có răng và tổ tiên của loài chim hiện nay (phân nhóm Maniraptoran - họ khủng long bao gồm cả chim) trở thành những kẻ thống trị trên mặt đất thời bấy giờ.
Thế nhưng, đến thời kỳ chuyển tiếp từ kỷ Phấn Trắng sang kỷ Paleogen (kỷ Cổ Cận), tất cả các loài chim có răng đều đột ngột chết sạch.
Theo nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học do thạc sĩ Derek Larson thuộc trường đại học Toronto (Canada) dẫn đầu, nguyên nhân dẫn đến việc này là do nguồn thức ăn khan hiếm, khiến các loài có răng, ăn thịt bị diệt vong, chỉ còn các loài có mỏ, không răng, ăn hạt như tổ tiên của loài chim hiện nay mới sống sót.
Như vậy, các loài chim hiện nay đều không có răng là do tổ tiên của chúng đã sống sót qua nạn đại tuyệt chủng nhờ vào chế độ ăn hạt. Nếu chúng có răng nhỏ và ăn thịt, chúng sẽ tuyệt chủng giống như các loài có răng thuộc nhóm Maniraptoran và sẽ không có loài chim như ngày nay.
1001 thắc mắc: Vì sao chim không có răng, đậu trên dây điện mà không bị giật?
Vì sao chim đậu trên cây không bị điện giật?
Bởi vì mang giày cách điện nên chim không bị giật khi đậu trên dây điện? Không phải như vậy.
Dòng điện là dòng chuyển động của các electron qua dây dẫn. Nó luôn đi theo con đường dễ dàng nhất, tức là luôn tìm con đường ít điện trở nhất để chạy qua.
Dây cáp tải điện thường được làm bằng đồng. Đồng có điện trở suất thấp nhất và là một chất dẫn điện rất tốt.
Trong khi đó, cơ thể chim có điện trở suất cao hơn và là chất dẫn điện kém hơn đồng rất nhiều. Do đó, dòng điện sẽ bỏ qua cơ thể chim mà truyền qua dây cáp tải điện. Kết quả là chim không bị giật.
Bên cạnh đó, dòng điện đi từ nơi có điện thế cao nhất đến nơi có điện thế thấp nhất. Các dây cáp tải điện thường có điện thế khác nhau. Nếu hai chân của chim đặt trên cùng một dây cáp thì chúng có cùng điện thế. Do đó, chim không bị giật.
Tuy nhiên, nếu chim đặt trên lên hai dây cáp khác nhau (có điện thế khác nhau) dòng điện sẽ đi qua cơ thể chim từ sợi cáp có điện thế cao đến sợi cáp có điện thế thấp hơn khiến chim bị điện giật.
Vì sao chim ngủ trên cành cây không bị ngã?
Loài chim có thể đứng im trên cây, vẫn ngủ ngon lành mà chẳng hề lộn cổ rơi xuống đất. Đó là do cấu tạo ngón chân của loài chim rất thích hợp để nắm chặt các cành cứng. Khi đáp xuống cành cây nó cong xương ống chân và xương bàn chân, rồi nằm phục trên cành.
Lúc này, sức nặng của thân đều tập trung trên xương bàn chân, dây chằng ở sau xương bàn chân thít chặt, đồng thời kéo cong dây chằng trên xương bàn chân, thế là bàn chân cong xuống, nắm chặt cành cây. Vì vậy, chim ở trên cành cây, dù có ngủ, nhờ sức nặng của cơ thể mà nắm chặt lấy cành cây. Khi nào chim đứng thẳng lên, thì đầu mút bàn chân sẽ duỗi ra.
Ngoài ra, vì não bộ của chim phát triển hơn não bộ của động vật bò sát, bán cầu đại não tuy chưa có nếp nhăn, nhưng kích thước so ra đã tăng lên nhiều. Tiểu não phát triển nhất, thuỳ thị giác rất lớn, đặc điểm này không chỉ thích nghi với đời sống bay lượn giỏi mà còn điều tiết vận động và thị giác, giữ cho cơ thể thăng bằng thật tốt cho nên chim ở được trên cành cây.
Theo Tiền Phong
Voi mẹ nổi điên, sư tử nhận cái kết ê chề Một con voi chưa trưởng thành trước đó lao tới nhưng chỉ tới khi voi mẹ xuất hiện, mọi chuyện mới đổi chiều. Tình mẫu tử của những loại động vật luôn khiến người ta phải khâm phục và lần này cũng không phải ngoại lệ. Một con voi đã nổi điên lao vào hai con sư tử để giải cứu voi con...