Chết điếng vì 3 từ: “Tội cưỡng bức”
Những ai đã sống ở Hà Nội cuối năm 2008 chắc không thể nào quên cơn mưa lũ lịch sử biến cả Thủ đô thành dòng sông mênh mông nước. Với riêng tôi, mấy ngày mưa lũ ấy còn có một kỷ niệm vô cùng đáng nhớ, mà đến giờ chồng tôi vẫn đùa, nó “thể hiện bản lĩnh luật sư của vợ”.
ảnh minh họa
Lúc ấy, tôi đang là sinh viên năm cuối trường Luật. Anh là chàng sĩ quan đóng ở Vĩnh Phúc. Bữa đó, dù Hà Nội mưa lớn, anh vẫn đến thăm tôi.
Thường, những lần ra thăm tôi trước, sau một ngày bên nhau đi chơi, ăn uống, anh sẽ về nhờ nhà bạn hoặc thuê nhà nghỉ ngủ lại, sáng hôm sau mới bắt xe về đơn vị. Nhưng hôm ấy, khi chúng tôi định chia tay, thì xung quanh đã thành biển nước.
Tôi và anh đã lội bộ ra tận đường lớn nhưng cuối cùng cũng đành bất lực quay về vì không có phương tiện gì lưu thông được. Lần đầu tiên sau mấy năm yêu nhau, anh đã ở lại chỗ tôi qua đêm vì lý do như thế.
Tôi trải chăn chiếu cho anh nằm dưới đất, còn tôi ngủ trên giường. Muốn bật điện, mở cửa cho “quang minh chính đại” nhưng ông trời như muốn thử chúng tôi, cơn mưa lớn cứ hắt vào và điện thì bị cắt, tôi đành đóng cửa, thắp nến ngồi nhìn anh.
Thấy tôi có vẻ lo lắng, anh hứa: “Em yên tâm, anh đàng hoàng lắm”. Tôi cũng đe trước: “Anh mà xớ rớ thì biết tay em”. Thế rồi tôi trùm chăn đi ngủ.
Video đang HOT
Nói là đi ngủ nhưng nào tôi có ngủ được. Tôi biết anh cũng thế. Lần đầu tiên nằm cùng nhau trong một căn phòng kín cửa, bao nhiêu chộn rộn trong lòng…
Mải mê với bao nhiêu ý nghĩ, tôi ngủ quên lúc nào không hay. Rồi tôi cảm giác như có gì đó giữ chặt lấy mình, có bàn tay luồn vào mái tóc, có nụ hôn ấm áp đặt nhẹ lên vành tai…
Tôi giật mình mở mắt thì thấy anh đang nằm bên cạnh, ôm chặt lấy tôi. Cơ thể tôi gần như không động cựa được nữa. Tôi hỏi anh cụt ngủn: “Gì thế?” – “Anh yêu em!”, anh trả lời chẳng ăn nhập gì.
Nếu như bình thường, chỗ chỉ có hai người, chắc tôi đã quát anh thật to
Nếu như bình thường, chỗ chỉ có hai người, chắc tôi đã quát anh thật to. Nhưng đây là khu trọ, tôi sợ bạn bè xung quanh cười. Tôi đẩy anh ra, nhưng cú đẩy của tôi chẳng có ý nghĩ gì với đôi tay rắn chắc của anh. Anh vẫn ôm hôn tôi ngấu nghiến, mặc tôi vùng vẫy.
Khi bàn tay anh lần mở đến hàng cúc áo, tôi lấy hết sức bình sinh đẩy bật anh ra. Anh kéo tôi lại, nài nỉ: “Cho anh đi, một lần thôi. Đằng nào rồi mình chẳng là vợ chồng”. Cứ thế, chúng tôi đẩy qua kéo lại, rồi anh giật mạnh tà áo tôi làm bật toang cả hàng cúc.
Tôi ngẩng lên, lạnh lùng: “Nếu anh ép em, em sẽ kiện anh tội cưỡng bức. Không phải chiếm được em rồi là em phải thành của anh đâu, em mãi mãi không bao giờ lấy một người có được mình bằng mọi cách như thế”.
Tôi không biết nước mắt hay câu nói cuối cùng của tôi có tác dụng, nhưng thấy cánh tay anh lỏng dần, mặt anh đỏ tía lên. Anh luống cuống xin lỗi tôi, kéo chăn đắp lên người tôi đang run lên vì sợ. Anh đã ôm tôi trong vòng tay, mặc cho tôi thổn thức và hai đứa tôi cứ ngồi vậy cho đến sáng.
Sau lần ấy anh không bao giờ ngủ lại chỗ tôi nữa, không thêm một lần đòi hỏi nào khác.
7 tháng sau, tôi ra trường, một đám cưới giản dị được tổ chức. Đêm tân hôn, khi nước mắt tôi lăn chầm chậm vì hạnh phúc thì anh thì thầm bên tai: “Lần ấy, em làm anh chết điếng vì ba từ “tội cưỡng bức”. Anh yêu em đàng hoàng cơ mà. Lại còn dọa kiện nữa, ghê thế!”.
Bây giờ chúng tôi đã có với nhau hai cô con gái. Lâu lâu anh lại trêu tôi: “Sau này bà luật sư nhớ dạy con gái vài chiêu nhé, để giữ mình”. Và cứ nhắc đến Hà Nội, đến mưa hay ngập úng thì tôi với anh lại nhìn nhau cười tủm tỉm nhớ về một kỷ niệm “để đời”.
Theo Kienthuc
"Vợ già bằng ba lần giậu"
Lúc thành công, khỏe mạnh, vui vẻ, không ít ông chồng "tham sắc bỏ ngãi" nhưng đến lúc thất bại, ốm đau, buồn khổ, người vợ từ thuở tào khang mới thực sự là người yêu thương, giúp đỡ mình.
Quên thuở hàn vi
Dáng vẻ khắc khổ, gầy gò khiến chị Lê Kim Minh (Tây Hồ - Hà Nội) già hơn nhiều so với tuổi 45 của mình. Gia đình bây giờ sung túc, nhưng chị vẫn tham công tiếc việc. Tối chị ngâm gạo, sáng dậy sớm đồ xôi, nấu thức ăn, mang ra góc phố gần nhà bán. Bằng gánh xôi này, chị đã nuôi chồng ăn học, thăng tiến, nuôi 3 đứa con khôn lớn, đứa đang học đại học, đứa học cấp 3. 25 năm trước, anh chị đều là công nhân, lấy nhau với hai bàn tay trắng, thu nhập cũng chỉ đủ tiền thuê nhà và ăn uống tằn tiệm. Chị sinh con, thấy gia đình nheo nhóc quá liền bỏ việc, học nghề đồ xôi, đi bán dạo. Đôi tay ngâm nước rồi lại thổi xôi bị nứt nẻ, khô ráp đến tóe máu. Mỗi mùa đông, chị đều phát khóc vì đau đớn, nhưng vẫn đeo găng để bán hàng. Đôi chân quẩy gánh xôi cũng mỏi rời, tê dại. Chị vất vả nhưng bù lại ngày nào cũng nhìn thấy tiền lãi. Hai đứa con có đồng quà, hộp sữa.
Còn anh Dũng - chồng chị Minh làm công nhân nhà máy, sau được cử lên làm quản đốc phân xưởng. Để rộng đường thăng tiến, anh lại đăng ký đi học hàm thụ lên đại học, rồi đi học quản lý. Đương nhiên, tiền học phí đều lấy từ gánh xôi của vợ. Nhưng chị Minh không quản ngại nhọc nhằn, vất vả. Điều hạnh phúc nhất của chị là tối tối, khi lê tấm thân mệt rã rời về nhà, chồng chị lại lấy cho chị chậu nước nóng, pha muối để ngâm chân. Xôi chị ngon, bán chạy, chị mở hẳn cửa hàng bán xôi "chuyên nghiệp", gia đình cũng "phất lên". Trong khi đó, chồng chị được đề bạt lên làm trưởng phòng rồi phó giám đốc. Ngày nào anh cũng đóng bộ sáng loáng, có ô tô đưa đón, đi hội họp, nhậu nhẹt với những người quyền cao chức trọng, có tiền, có thế. Chẳng biết từ bao giờ, anh Dũng đã ngã vào tay một người phụ nữ khác. Cô ta không chỉ trẻ trung mà còn ăn mặc thơm tho, son phấn sang trọng. Và đặc biệt, biết nói nhiều chuyện kinh tế vĩ mô, thơ văn bay bổng chứ không chỉ biết đến xôi và đám tiền lẻ như vợ anh. Si mê tình yêu, anh Dũng nhất định đòi ly hôn vợ để cưới vợ mới. Mọi người khuyên can thì anh phân trần: "Vợ tôi lúc nào cũng đầu bù tóc rối, không thức thời, chỉ biết bán xôi, an phận, không phấn đấu đi lên cùng với chồng. Trong khi tôi lại ở một thế giới khác. Tôi cô đơn và mệt mỏi trong gia đình từ lâu lắm rồi".
Tình nghĩa vợ già
"Kịch bản" của rất nhiều cặp vợ chồng là: lấy nhau tay trắng chỉ có tình yêu "vắt vai". Hai vợ chồng cùng cực khổ kiếm kế sinh nhai, gây dựng gia đình. Tuy nghèo khổ, vất vả, nhưng cuộc sống luôn tràn ngập tiếng cười và tình yêu. Ai cũng tin rằng, với sự đồng cam cộng khổ, nghĩa tình đầy ắp như vậy sẽ không bao giờ có chuyện tình phai, nghĩa nhạt. Nhưng khi có tiền, có quyền, ăn mặc sang trọng, nói có gang, có thép, nhiều người quay lại nhìn bà vợ già của mình lại thấy như bà quản gia cổ lỗ, thậm chí, chẳng bằng bà ôsin. Người vợ vất vả, cực khổ nên già trước tuổi, lại quen nếp tiết kiệm, căn cơ thời trẻ, nên chẳng chăm chút gì cho bản thân. Người chồng cũng già nhưng vì có tiền, có quyền nên khí chất đàn ông lại lên phơi phới và con tim cũng đòi "vui trở lại". Lúc đó, tình nghĩa với vợ già sẽ nhanh chóng phai nhạt. Nhiều ông nhanh chóng sa vào vòng tay vịn nuột nà, môi son nũng nịu, thỏ thẻ những lời có cánh của các cô gái trẻ.
Say mê vợ mới được nửa năm thì anh Dũng đuối sức. Tiền hay quyền cũng không thể giúp anh trẻ hơn tuổi 50. Trong khi đó, cô vợ trẻ phơi phới, lúc nào cũng đòi hỏi ông chồng già phải chiều chuộng, o bế. Sau giờ làm, anh Dũng vẫn phải lê tấm thân mệt mỏi đi cà phê, xem phim, sinh nhật bạn bè với vợ. Nếu anh từ chối thì lập tức cô vợ lại bù lu bù loa, đuổi chồng ra ghế sô pha nằm. Cô vùng vằng không nấu cơm vì sợ hỏng hết bộ móng tay điệu đà. Anh Dũng ốm nằm ở nhà thì vợ cũng chỉ được một câu: "Anh gọi điện cho bác sĩ đến khám" rồi bỏ đi xem show của ca sĩ Hàn Quốc. Anh Dũng nhớ bữa cơm có canh cua, cà muối với hương vị rất đặc biệt mà vợ cũ vẫn nấu. Anh cùng thèm một đôi tay chai sần, ấm áp, ân cần đặt lên trán mình những lúc mệt mỏi của vợ cũ.
"Những người đàn ông khôn ngoan luôn nhận ra giá trị đặc biệt của những người vợ tào khang. Các cô gái trẻ đến với họ chỉ vì tiền, vì địa vị, những thứ hào nhoáng bên ngoài. Sống bên họ, cánh đàn ông phải gồng hết sức mình, không được yếu đuối, thất bại, hết tiền, mất quyền. Mất quyền, mất tiền là họ cũng mất điểm trong mắt những cô gái trẻ. Chỉ những người vợ từ thuở tào khang mới đủ yêu thương và bao dung cho sai lầm, thất bại của chồng. Người vợ già cũng chính là người "canh" hạnh phúc gia đình, vun vén tương lai"- chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho biết.
"Vợ chồng dù sướng hay khổ cũng nên cố gắng "đi song song" với nhau về mọi phương diện. Người chồng tiến thủ cũng không nên quên rủ vợ tham gia các hoạt động của mình để vợ hiểu và tự "giác ngộ". Người vợ cũng không nên vì thu vén gia đình mà bỏ bê bản thân hoặc cam chịu "xó bếp". Có như vậy, mục tiêu vì "hạnh phúc gia đình" bắt đầu từ thuở hàn vi mới không bị mất đi" - Ông Trịnh Trung Hòa.
Theo VNE
Năm cùng tháng tận Hàng cây già đã trút lá đỏ, tuổi theo mùa trôi xa, người đã đến rồi đi sao em còn mong mỏi? Ngày tháng cạn rồi, sao em còn đứng đấy, chơi vơi? Chiều tan sở, em lạc giữa ngã ba đường. Nhấp nháy đèn xanh đỏ, huyên náo tiếng người xe, âm thanh thành thị khiến em quên lối về. Em đánh...