Chênh lệch giàu – nghèo giữa các nơi ngày càng xa
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, chỉ số Gini (biểu thị độ bất bình đẳng trong thu nhập trên nhiều vùng miền, tầng lớp xã hội) của Việt Nam đã tăng.
Sáng 13/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70 của Chính phủ về chính sách xã hội chủ trì cuộc họp với các thành viên để đánh giá kết quả thực hiện trong năm 2018.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP của Chính phủ về chính sách xã hội, sáng 13/12. Ảnh: VGP/Đình Nam
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng lưu ý Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục củng cố, tăng cường thêm nhiều hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện; sử dụng cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội để hoàn thiện, hình thành cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội chung.
Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Quân cho biết: Đến hết năm 2018, có 1,3 triệu người có công được hưởng trợ cấp thường xuyên. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn khoảng 5,35%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,2%. Ước năm 2018, Quỹ quốc gia về việc làm đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 160.000 lao động. Số người tham gia bảo hiểm xã hội là hơn 14 triệu người, chiếm 26% lực lượng lao động.
Tại cuộc họp, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh kiến nghị, cần rà soát, điều chỉnh, tạo mạng lưới an sinh, bởi có những chính sách từ địa phương phản ánh không còn phù hợp. Nhiều chính sách xã hội nhưng tản mát nên cần tập trung về một đầu mối và có tư tưởng để cải cách chính sách.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa đề xuất bổ sung thêm đối tượng là trẻ em bị rối nhiễu tâm thần, như tự kỷ để sửa đổi Luật Người khuyết tật và có các chính sách để quan tâm, hỗ trợ các đối tượng này.
Video đang HOT
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành lưu ý tới những vấn đề xã hội mới nảy sinh. Trong đó, có vấn đề hiện nay, đó là chỉ số Gini (biểu thị độ bất bình đẳng trong thu nhập trên nhiều vùng miền, tầng lớp xã hội) của Việt Nam đã tăng, điều này có nghĩa chênh lệch giàu – nghèo giữa các nơi ngày càng xa.
Ngoài ra, đã xuất hiện đối tượng yếu thế mới trong xã hội, đó là tình trạng nhiều người lớn và trẻ em có biểu hiện rối loạn cảm xúc, trầm cảm, tự kỷ ngày càng gia tăng… nếu không quan tâm, có chính sách hỗ trợ sẽ gây lên hậu quả lớn.
Theo Phó Thủ tướng, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghiêm các Nghị quyết 70 của Chính phủ nhưng do mục tiêu trung hạn đề ra cao, điều kiện thực hiện, nguồn lực còn hạn chế nên phần lớn các chương trình chưa đạt được kế hoạch đề ra. Thời gian tới, các bộ ngành khi xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể rõ ràng, căn cứ vào nguồn lực thực tế để thực hiện.
“Giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chuẩn bị tổng kết các Nghị quyết 70; lập tổ công tác rà soát việc thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan. Trong đó, phân định rõ các chính sách nào qua hệ thống chính quyền, cái nào đến thẳng người dân. Tinh thần là hỗ trợ trực tiếp đến người dân và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là đầu mối quản lý. Đối với việc thanh toán nên thuê hoặc giao cho các đơn vị chức năng làm, gắn liền với việc hình thành cơ sở dữ liệu các đối tượng này”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Lo ngại về tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội so với lực lượng xã hội còn thấp (chỉ chiếm 25%), Phó Thủ tướng lưu ý Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục củng cố, tăng cường thêm nhiều hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện; sử dụng cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội để hoàn thiện, hình thành cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội chung.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục nắm vai trò chủ đạo trong việc huy động các nguồn lực từ xã hội và cộng đồng, tăng cường thực hiện giám sát theo quy chế dân chủ cơ sở để các chính sách được triển khai công bằng, minh bạch và hiệu quả trên toàn quốc./.
Lại Hoa/VOV1
Theo VOV
Phát huy truyền thống "Bộ đội cụ Hồ" trong thời bình
Chiều 13/12, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gặp mặt đoàn đại biểu các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các cựu chiến binh toàn quốc.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của các cựu chiến binh trong nhiều hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, tri ân các anh hùng liệt sĩ. Ảnh: VGP/Đình Nam
Trong chương trình đền ơn đáp nghĩa, thăm lại chiến trường xưa nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2018), đoàn đã đến thăm, tri ân, dành tặng hàng trăm phần quà, số tiết kiệm cho các cựu chiến binh còn khó khăn, học bổng cho học sinh nghèo.Các cựu chiến binh đã chia sẻ tình cảm cùng nhiều câu chuyện cảm động tri ân những đồng đội đã hy sinh, giúp đỡ người còn khó khăn. Không ít cựu chiến binh, thương binh khi trở về đời thường đã phát huy truyền thống "Bộ đội cụ Hồ", "thương binh tàn nhưng không phế" để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Nhiều người là chủ doanh nghiệp lớn, tạo công ăn việc làm không chỉ cho các đồng đội, cựu chiến binh mà cả con em họ.
Nhiều cựu chiến binh đã tích cực tham gia các cuộc vận động, chương trình quốc gia, các phong trào xây dựng đời sống văn hóa -xã hội; tích cực tham gia các phong trào: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới"; "Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông", "Xóa đói giảm nghèo", "Nghĩa tình đồng đội", "Khuyến học, khuyến tài", ủng hộ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn...
Ảnh: VGP/Đình Nam
Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm, chăm lo đời sống của người có công với cách mạng, trong đó có các mẹ Việt Nam Anh hùng, các cựu chiến binh, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong...
Điểm lại các thành quả phát triển toàn diện của đất nước trong những năm qua, Phó Thủ tướng cho rằng đây là điều kiện để đẩy mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, gia đình chính sách và các đối tượng khó khăn. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao khi dành phần lớn thành quả phát triển cho những đối tượng khó khăn, người yếu thế trong xã hội.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tặng quà các cựu chiến binh. Ảnh: VGP/Đình Nam
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng bày tỏ, để chăm sóc tốt hơn cho những người có công với cách mạng, cũng như hỗ trợ tốt hơn những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế thì đất nước cần phải phát triển nhanh hơn, giàu mạnh hơn. Bên cạnh kinh tế phải chú trọng đến môi trường bền vững, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế nâng cao chất lượng sống, giữ gìn truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Muốn vậy, trong nhiều việc cần làm, thì những cựu chiến binh có vai trò rất quan trọng để khơi dậy tinh thần, truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mỗi người, đặc biệt là ngọn lửa khát khao cống hiến của thế hệ trẻ.
Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng tin tưởng các mẹ Việt Nam Anh hùng, cựu chiến binh cả nước tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, luôn là tấm gương sáng, chỗ dựa niềm tin cho các thế hệ con cháu noi theo.
Đình Nam
Theo Chinhphu.vn
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam Ngày 11-12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã họp với các bộ ngành nhằm rà soát công tác chuẩn bị đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam. Chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020 được Quốc hội thông...