Chệch choạc giữa đào tạo và tuyển dụng: Trách nhiệm của ai?
Hơn 1.400 cử nhân sư phạm tại TP.HCM không tìm được chỗ dạy ở trường công sau đợt tuyển dụng giáo viên (GV) đầu năm học 2012. Phía sau nỗi thất vọng vì thất nghiệp của họ là con số lãng phí khổng lồ từ việc đầu tư đào tạo GV.
Con số này mới tính số ứng viên cho bậc THPT, chưa tính hàng trăm người bị loại khỏi kỳ tuyển dụng GV THCS ở các quận, huyện.
Giáo viên trúng tuyển nhận giấy giới thiệu phân công nhận nhiệm sở sáng 28/8/2012 do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức. (Ảnh: Như Hùng)
Đào tạo lệch pha
Nhiều hiệu trưởng trường THCS đã không khỏi bức xúc trước con số này. Thông tin từ phòng tổ chức Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng: nhu cầu tuyển dụng GV ở trường tư và nhu cầu tuyển giám thị, nhân viên thiết bị – thư viện cũng đã bão hòa. Điều này có thể đúng ở bậc THPT. Trong khi hầu hết các trường THCS đang đau đầu không biết tìm đâu ra những người làm công tác giám thị. Theo hướng dẫn từ sở, cứ sáu lớp phải có một giám thị, tìm cho đủ giám thị đã khó, tìm người có chuyên môn sư phạm lại càng khó hơn.
Càng xót xa khi có ứng viên tha thiết xin được làm giám thị, nhân viên ở trường công nếu không được tuyển dụng làm GV. Có một việc làm trong nhà trường, đó là nguyện vọng chính đáng của những ai đã theo học sư phạm. Các trường sư phạm không có ngành nào đào tạo giám thị trường học.
Nay yêu cầu trường tuyển giám thị có sư phạm, thử hỏi trường biết tuyển từ đâu? Trong khi hàng ngàn con người bị gạt ra sau một mùa tuyển dụng. Vì sao không có sự linh động, chẳng hạn như sở và các phòng GD-ĐT có thể họp những ứng viên chưa trúng tuyển để tuyển họ làm giám thị (nếu họ có nguyện vọng)?
Đây là một minh chứng cho sự chệch choạc giữa đào tạo và tuyển dụng ngành sư phạm. Trong khi hàng nghìn người được đào tạo CĐ, ĐH sư phạm ra trường thất nghiệp, ngành giáo dục khắp nơi phải đi “vét” những người chỉ có bằng trung cấp cho bậc tiểu học và mầm non. Tình trạng này diễn ra ở nhiều tỉnh thành, trong nhiều năm qua. Các tỉnh ĐBSCL còn thiếu hơn 2.200 giáo viên mầm non.
Mỗi tỉnh thiếu hàng trăm trong khi người tốt nghiệp sư phạm hằng năm ra trường chỉ ở con số hàng chục. Những số liệu thiếu GV bậc mầm non cũng chỉ mới thống kê ở trường công lập, các nhóm trẻ, trường tư còn phải “xếp hàng” chờ GV. Ngành giáo dục đã có kế hoạch mầm non đối với trẻ 5 tuổi nhưng chưa có kế hoạch cụ thể đào tạo GV cho việc này.
Sự “lệch pha” giữa đào tạo và tuyển dụng GV còn thể hiện ở sự thiếu kết nối giữa trường sư phạm ngành giáo dục địa phương. Ngành giáo dục TP.HCM mỗi năm thiếu hàng nghìn GV mầm non, tiểu học, phải chật vật tìm GV từ nhiều năm qua, tuyển đối tượng tạm trú nhưng vẫn thiếu. Trong khi tại Trường ĐH Sài Gòn, vốn là “lò” đào tạo GV cho TP, chỉ tiêu đào tạo GV mầm non và tiểu học chỉ khiêm tốn ở mức khoảng 1/5 so với nhu cầu số GV thiếu hụt hằng năm.
Chưa có giải pháp hiệu quả
Sư phạm là một nghề đặc biệt. Xã hội cần những con người ưu tú nhất, yêu nghề nhất, có phẩm chất phù hợp nhất với nghề dạy học. Chính vì vậy mới có chính sách miễn học phí khuyến khích người học sư phạm. Những cử nhân sư phạm không được tuyển dụng hôm nay, họ đã từng ký cam kết ở lại với nghề, từng ấp ủ hoài bão đứng trên bục giảng. Phía sau nỗi thất vọng vì thất nghiệp của họ là con số lãng phí khổng lồ từ việc đầu tư đào tạo GV nhưng không tuyển dụng được. Và bậc CĐ, ĐH thời gian đào tạo dài hơn, tốn kém hẳn nhiên sẽ nhân lên gấp bội. Ai sẽ chịu trách nhiệm về sự lãng phí này?
Cứ mỗi đầu năm học lại rộ lên câu chuyện tuyển dụng GV, luẩn quẩn nơi thừa nơi thiếu. Nơi thiếu phải hạ chuẩn đến thấp nhất. Có nơi râm ran chuyện giáo sinh phải tìm cách “chung chi” với hi vọng được đứng trên bục giảng. Sư phạm là nghề trồng người. Không thể để xã hội tự điều tiết chuyện khủng hoảng thiếu và thừa này. Không ai thống kê, công bố thông tin nhu cầu mỗi tỉnh thành thiếu bao nhiêu GV, thiếu ở bậc học nào. Người đi học sẽ mù thông tin, không có cơ sở chọn nghề đúng nhu cầu xã hội.
Chuyện thừa và thiếu GV đã được bàn thảo rất nhiều trong các cuộc họp cấp bộ, thứ trưởng, bộ trưởng và cả phó thủ tướng cũng đã nhiều lần có ý kiến. Có quá thừa thông tin nguyên nhân, thực trạng này nhưng chưa có giải pháp hiệu quả. Cũng như chưa có ai xắn tay giải quyết sự bất nhất trong đào tạo và tuyển dụng GV. Cả nước có 133 cơ sở có đào tạo sư phạm, hầu hết các tỉnh thành đều có trường sư phạm của địa phương mình nhưng vẫn không thể chủ động được đầu vào và đầu ra đào tạo nhân lực sư phạm. Điều này không thể trách người đi học.
Cần giải pháp cơ cấu lại hệ thống cơ sở đào tạo sư phạm theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả hơn. Có dự báo thông tin đầy đủ về nhu cầu tuyển dụng GV, cũng có giải pháp quản lý tốt hơn từ chương trình và phương pháp đào tạo GV… Nhiều giải pháp về đào tạo sư phạm đã được bàn thảo tại hội thảo
“Các giải pháp cải cách công tác đào tạo và bồi dưỡng GV phổ thông” do bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước, chủ trì tại ĐH Sư phạm TP.HCM mới đây. Trên tất cả, theo các ý kiến từ hội thảo này, giải quyết khủng hoảng nhân lực ngành sư phạm không phải ở chỗ chúng ta sẽ làm gì, không phải chúng ta bó tay không làm được mà điều quan trọng là có ai muốn làm, muốn giải quyết rốt ráo vấn đề này không?
Theo Hồng Hà
Tuổi Trẻ
Hàng ngàn giáo viên chưa biết đi về đâu
Sau nhiều năm liền thiếu giáo viên, năm nay TP.HCM lại... thừa quá nhiều giáo viên bậc THPT. Một chuyên viên Sở GD-ĐT đã thốt lên: "Chưa năm học nào số lượng người đăng ký dự tuyển giáo viên lại gấp sáu lần chỉ tiêu tuyển như năm nay".
Hòa trong dòng người đi dự phỏng vấn tuyển dụng giáo viên bậc THPT của Sở GD-ĐT TP.HCM ngày 1/8, khác với các đồng nghiệp ríu rít hỏi han nhau về nội dung phỏng vấn, T. tỏ ra trầm ngâm: "Mình tốt nghiệp ngành vật lý, hôm nay đi thi cho biết chứ không hi vọng nhiều. Môn vật lý chỉ tuyển 29 giáo viên mà có đến 282 người dự thi nên những người tốt nghiệp loại khá như mình không dám hi vọng. Nghe nói mới xét đến trình độ thạc sĩ đã hết chỉ tiêu rồi".
"Nếu rớt sẽ làm gì?", giọng T. buồn buồn: "Mình đã nộp hồ sơ xin làm quản nhiệm tại một trường tư thục nhưng họ bảo ưu tiên tuyển nam. Gia đình đã rất cố gắng cho mình ăn học, mọi người đều mong mình sớm ra trường để đi làm phụ giúp gia đình. Nếu không được làm việc trong ngành giáo dục, có lẽ mình phải đi làm công nhân ở khu chế xuất trong một năm. Năm sau lại dự thi tiếp...".
Sáng 28/8, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ trao giấy giới thiệu nhận nhiệm sở cho 529 giáo viên trong tổng số khoảng 1.500 ứng viên đăng ký phỏng vấn, trúng tuyển trong đợt xét tuyển giáo viên cho các trường THPT, TTGDTX và các đơn vị trực thuộc. Trong kỳ tuyển dụng viên chức ngành giáo dục năm nay, Sở GD-ĐT ưu tiên tuyển chọn giáo sinh hệ chính quy. Trong ảnh: Niềm vui của nhóm giáo sinh Trường ĐH Sài Gòn vừa nhận xong giấy giới thiệu phân công nhận nhiệm sở sáng 28/8 do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức. (Ảnh: Như Hùng)
Nỗi khổ "giáo viên... tự do"
Giống như T., tại buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên cho biết "không hi vọng sẽ được tuyển". Ứng viên V.T.M.D. cho biết: "Tôi ra trường hơn một năm nay nhưng chưa có việc ổn định, hiện tại đi dạy thỉnh giảng ở trường tư với mức lương 55.000 đồng/tiết, khi cần người ta mới gọi mình". D. cho biết môn sinh học chỉ tuyển 31 giáo viên mà có đến 160 người dự tuyển. "Vì vậy trong hồ sơ đăng ký tôi có ghi nguyện vọng là nếu không được tuyển dụng thì tình nguyện làm nhân viên phòng thiết bị, thư viện hoặc phòng thí nghiệm, cũng phải kiếm một nơi ổn định chứ không thể làm "giáo viên tự do" mãi" - D. tâm sự.
Cùng cảnh ngộ, ứng viên L. cho biết phải viện cớ xin nghỉ một buổi ở trường tư mà cô đang làm việc để đi dự phỏng vấn dù chỉ với hi vọng mong manh. Tốt nghiệp đã hai năm nhưng L. vẫn chưa được đi dạy môn lịch sử mà chỉ nhận được một chân quản nhiệm ở trường tư với lương gần 3 triệu đồng/tháng và lịch làm việc từ 6g-18g hằng ngày. L. cho biết: "Học sư phạm ra ai cũng mong muốn được đi dạy, nhưng mình không ra trường đúng lúc đành chịu. Dạo này giáo viên lịch sử đang thừa nên tôi cũng chỉ đi phỏng vấn cho biết. Nếu rớt lại tiếp tục làm quản nhiệm rồi năm sau tính tiếp". Trong khi đó, N., giáo viên môn giáo dục công dân, than thở: "Phần phỏng vấn tôi được hỏi kế hoạch trong năm năm tới nhưng không biết trả lời ra sao nữa. Nếu không được tuyển dụng đợt này, tôi cũng chưa biết đi đâu về đâu để trụ lại đây. Một số bạn bè của tôi đã đi học thêm các chứng chỉ rồi đi dạy kỹ năng sống, tư vấn tâm lý, ít ai chịu trụ lại với nghề dạy học đúng chuyên môn của mình".
1 "chọi" 6
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, tính đến ngày 2/8, bậc THPT có 2.975 giáo viên dự tuyển trong khi chỉ tiêu chỉ có 525 người (1 "chọi" 6). Như vậy, năm nay sẽ có 1.450 giáo viên không tìm được chỗ dạy trong trường công lập. Ông Văn Công Sang, trưởng phòng tổ chức - cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: năm nay nhu cầu tuyển giáo viên ở các trường tư thục hoặc nhu cầu tuyển giáo viên quản nhiệm, giám thị, nhân viên thiết bị - thư viện ở các trường công và tư đã bão hòa, chỉ một số ít trường có nhu cầu.
1.450 giáo viên không có chỗ dạy không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống giáo viên mà còn là sự lãng phí rất lớn về ngân sách nhà nước (sinh viên sư phạm được miễn học phí - PV), công sức, thời gian... của người học ngành sư phạm. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để không lặp lại tình trạng thừa - thiếu như hiện nay? Một cán bộ phụ trách công tác đào tạo Trường ĐH Sài Gòn cho biết: "Đáng lẽ giữa hai đơn vị: cơ sở đào tạo và cơ quan tuyển dụng phải có sự tương tác qua lại với nhau theo quy luật cung - cầu. Đương nhiên lời giải cho bài toán thừa - thiếu giáo viên không thể có một đáp số chính xác mà chỉ ở mức tương đối. Mặc dù vậy nhưng các tỉnh, thành phải có dự báo trong vòng năm năm, mười năm chúng tôi cần bao nhiêu giáo viên. Trên cơ sở đó, các trường sư phạm xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh. Đây là vấn đề vĩ mô, cần có sự điều tiết của cấp cao hơn chứ trường sư phạm và sở GD-ĐT không thể giải quyết được".
Tại sao cơ sở tuyển dụng (ở đây là sở GD-ĐT) không có sự liên thông với các trường sư phạm để hạn chế tình trạng thừa - thiếu giáo viên? Trả lời vấn đề này, ông Văn Công Sang phân tích: "Không phải chúng tôi không có dự báo. Tuy nhiên, các trường có đào tạo ngành sư phạm như ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm TP.HCM... đều tuyển sinh trên toàn quốc chứ không chỉ tuyển sinh viên TP. Cứ em nào đủ điểm chuẩn thì vào học chứ trường sư phạm không thể gạt bớt số sinh viên hộ khẩu TP.HCM vì TP đang thừa giáo viên được. Tóm lại, xã hội sẽ tự điều tiết".
Thiếu trầm trọng giáo viên mầm non, tiểu học
Trong khi giáo viên trung học thừa rất nhiều thì nhiều nơi lại phải loay hoay tìm cách "trám" cho đủ giáo viên mầm non và tiểu học. "Năm học mới 2012-2013, quận 11 cần tuyển 58 giáo viên mầm non nhưng mới có chín người đến phỏng vấn" - bà Nguyễn Thị Lệ Duyên, phó trưởng Phòng GD-ĐT quận 11, cho biết. Tương tự, Q.9 năm nay cần tuyển 40 giáo viên mầm non và 50 giáo viên tiểu học nhưng đợt vừa qua mới chỉ có 22 giáo viên mầm non và hơn 30 giáo viên tiểu học dự tuyển. Tình trạng trên cũng đang diễn ra ở nhiều quận, huyện khác như: Tân Phú, quận 8, huyện Bình Chánh...
Ghi nhận số liệu từ Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho thấy khóa đào tạo cử nhân 2007-2011 chỉ có 10 sinh viên sư phạm mầm non, 22 sinh viên sư phạm tiểu học có hộ khẩu TP, khóa 2008-2012: 6 sư phạm mầm non và 27 sư phạm tiểu học, khóa 2009-2013: 10 sư phạm mầm non và 39 sư phạm tiểu học, khóa 2011-2015: 17 sư phạm mầm non và 54 sư phạm tiểu học.
Theo ông Văn Công Sang - trưởng phòng tổ chức - cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM: "Việc thiếu giáo viên mầm non, tiểu học là tình trạng chung của toàn TP từ nhiều năm nay. Điều khó khăn nhất hiện nay là không có nguồn để tuyển mặc dù đã mở rộng tuyển cả đối tượng KT3".
Theo Hoàng Hương - Lưu Trang
Tuổi Trẻ
Học phí cao, HS chuyển khỏi trường tư Chị Minh, phụ huynh có con học Trường Hà Nội - Academy (Hà Nội) được một năm, cho biết: "Cả nhà tôi đang phải tính cách chuyển con về trường công. Cho dù có tốn tiền để lo chuyển trường thì cũng chỉ tốn một lần, đằng này với mức học phí cao ngất cộng thêm nhiều phụ phí khác thì chịu không...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"
Sao việt
17:20:47 23/02/2025
Người phụ nữ trung niên 52 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nhà bếp, dân tình tấm tắc: Tuyệt đỉnh tư duy!
Sáng tạo
17:04:58 23/02/2025
Đi xem múa lân, người phụ nữ nhặt được tờ vé số trúng độc đắc
Netizen
17:00:00 23/02/2025
Hành trình khám phá ở Việt Nam vào top 'mơ ước' của du khách
Du lịch
16:47:44 23/02/2025
Nổ súng bắt giữ con tin tại Mỹ, một cảnh sát thiệt mạng
Thế giới
16:14:28 23/02/2025
Nhờ 'Khó dỗ dành', Bạch Kính Đình lập thành tích mới
Hậu trường phim
16:08:46 23/02/2025
Khởi tố, bắt tạm giam hai tài xế ô tô rượt đuổi, cầm hung khí dọa chém nhau
Pháp luật
16:07:32 23/02/2025
Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa
Nhạc việt
15:59:27 23/02/2025
Siêu phẩm kinh dị trừ tà phá vỡ kỷ lục phòng vé Indonesia chính thức cập bến Việt Nam
Phim châu á
15:04:41 23/02/2025
Sao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùa
Sao châu á
14:55:51 23/02/2025