Chế tạo thành công hệ thống giám sát khí mỏ
Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóaBộ Công Thương đã thử nghiệm thành công hệ thống SCADA ( giám sát khí mỏ) phục vụ bảo đảm an toàn cháy nổ trong khai thác hầm lò. Sản phẩm của dự án đã thay thế được các thiết bị nhập khẩu, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Nhiều ưu điểm vượt trội
Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác của Tập đoàn Công nghiệp ThanKhoáng sản Việt Nam (TKV) tăng nhanh theo nhu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, những năm vừa qua ở các nước trên thế giới đã xảy ra một số vụ cháy nổ mỏ hầm lò do khí mêtan gây ra. Dù công nghệ hiện tại đã giảm thiểu được tai nạn từ cháy nổ, tuy nhiên đây vẫn là nguy cơ thường trực và khủng khiếp nhất trong khai thác hầm lò. Do đó, với mong muốn góp phần làm giảm thiểu loại hình tai nạn này, đảm bảo an toàn lao động cho người công nhân, Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa (VIELINA)Bộ Công Thương, đã đăng ký với Nhà nước thực hiện đề tài sau đó chuyển sang dự án sản xuất thử nghiệm (DASXTN) “Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ chế tạo hệ thống SCADA phục vụ an toàn lao động trong khai thác hầm lò”.
Hiện nay, Công ty Than Mạo Khê đang sử dụng hệ thống giám sát khí mỏ tập trung của Ba Lan và Nhật Bản. Tuy nhiên, hệ thống của Ba Lan được lắp đặt năm 1999 có giá khoảng 5 tỉ đồng, công nghệ của hệ thống này rất lạc hậu. Còn hệ thống của Nhật Bản được lắp đặt năm 2003 với cấu hình gồm 1 trung tâm điều khiển, 48 điểm đo khí mêtan, 4 điểm đo khí CO và 2 điểm đo tốc độ gió.
Hệ thống điều khiển, giám sát khí mỏ tập trung được Công ty Than Khe Chàm áp dụng
Video đang HOT
TS Nguyễn Thế TruyệnChủ nhiệm dự án cho biết, mục tiêu của dự án là hoàn thiện công nghệ chế tạo hệ thống giám sát tự động, tập trung các thông số môi trường trong khai thác hầm lò (gọi tắt là Hệ thống giám sát khí mêtan tự động, tập trungHTGSMTTT) và cung cấp cho các mỏ than khai thác hầm lò để phục vụ công tác đảm bảo an toàn sản xuất.
Hệ thống SCADA với công nghệ tiên tiến được hoàn thiện và đưa vào lắp đặt với cấu hình tương tự và tính năng, công nghệ tương đương như hệ thống của Nhật thì giá chỉ khoảng từ 1/3-1/2 giá trị hệ thống của Nhật. Như vậy, khi dự án được triển khai thành công sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất to lớn, chúng ta sẽ tiết kiệm được ngoại tệ nhập khẩu, lắp đặt và đặc biệt là kinh phí vận hành, bảo trì các hệ thống. Mặt khác, Sản phẩm của VIELINA dễ sử dụng hơn vì lắp đặt đơn giản, phần mềm bằng tiếng Việt, phần mềm hiển thị ngay vị trí lắp đặt thiết bị theo sơ đồ đường lò của mỏ và thậm chí có thể thay đổi theo yêu cầu của người sử dụng.
Hiệu quả cao
Theo TS Nguyễn Thế Truyện, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn TCVN-7079, được sử dụng trong môi trường có khí bụi nổ. Sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu về giám sát khí mỏ (đo lường, cảnh báo và điều khiển các thiết bị chấp hành). Sản phẩm có thể giám sát được CH4, CO, H2, tốc độ gió… với cấu hình từ vài chục đến vài trăm đầu đo (tùy theo quy mô của mỏ). Sản phẩm có tính năng tương đương hệ thống nhập ngoại từ Ba Lan, Nhật Bản nhưng có giá thành chỉ bằng 50-70%. Dự án được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá loại xuất sắc và sản phẩm đã được đưa vào Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được nhằm ưu tiên sử dụng thay thế nhập khẩu.
Năm 2009 sản phẩm được triển khai đồng thời ở 2 mỏ là Công ty Than Khe Chàm và Công ty Than Hòn Gai (mỏ Cao Thắng) sau đó tiếp tục triển khai được cho các đơn vị khác là Công ty Than Hạ Long (mỏ Cẩm Thành và mỏ Khe Tam), Trung tâm Cấp cứu mỏ (khu đào tạo), Công ty Than Uông Bí (mỏ Tràng Bạch) và 2 hệ thống cho các mỏ thuộc Tổng Công ty Đông Bắc (Công ty Than Thăng Long và Công ty than 618). Hiện nay sản phẩm của VIELINA đã được người sử dụng ghi nhận, đánh giá cao và với tình hình khó khăn kinh tế như hiện nay các mỏ có xu hướng mua hệ thống của VIELINA phục vụ việc lắp mới, mở rộng hoặc nâng cấp.
Dự án được thực hiện thành công sẽ góp phần đảm bảo an toàn làm việc cho người công nhân thở mỏ làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đồng thời cũng tạo ra công ăn việc làm cho những người tham gia nghiên cứu, chế tạo hệ thống và các thành phần liên quan khác. Ngoài ra, việc chế tạo thành công các hệ thống này giúp cho ngành than, khoáng sản cũng như ngành khai thác dầu khí hoặc các công việc liên quan đến hầm lò khác. Bên cạnh đó, dự án được triển khai thành công sẽ góp phần thúc đẩy một số ngành khác phát triển như ngành công nghệ cơ khí, công nghệ đo lường, xử lý tín hiệu, công nghệ thông tin, truyền thông… đặc biệt giúp chúng ta có thể chế tạo được các thiết bị chuyên dụng dùng trong các môi trường khắc nghiệt và đòi hỏi tiêu chuẩn an toàn khắt khe.
Việc chế tạo thành công thiết bị giám sát khí mỏ còn góp phần đào tạo, xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học cho VIELINA có đủ sức đảm đương những công trình cấp Nhà Nước cho các lĩnh vực chuyên dụng, đặc biệt khác như dầu khí, hóa chất… Về vấn đề kinh tế thì ý nghĩa sẽ còn lớn hơn nhiều do chúng ta tạo ra được công ăn việc làm cho những người trực tiếp tham gia vào quá trình chế tạo, thương mại sản phẩm này cũng như các sản phẩm tương tự sau này cho các lĩnh vực dầu khí, hóa chất… Ngoài ra, việc không phải nhập ngoại giúp tiết kiệm được nhiều ngoại tệ (mỗi hệ thống giá thành khoảng 300 nghìn USD đến 1 triệu USDtùy theo cấu hình) nhưng quan trọng hơn là việc dễ dàng đảm bảo hệ thống vận hành liên tục 24/24 giờ trong ngàyđiều này là bắt buộc với các thiết bị an toàn.
Theo PetroTimes
Nhật tăng cường 2 tàu tuần tra Type mới để cảnh giới Trung Quốc
Ngày 26.09, nhà máy đóng tàu Shimonoseki thuộc tập đoàn công nghiệp Mitsubishi đã bàn giao hai chiếc tàu tuần tra Type mới cho lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản (JCG).
Sau khi bàn giao, hai chiếc tàu tuần tra này sẽ được trang bị cho lực lượng cảnh sát biển Ishigaki. Nó sẽ bắt đầu thực hiện công tác tuần tra cảnh giới khu vực biển Senkaku/Điếu Ngư vào cuối tháng 10 tới đây.
Hai chiếc tàu mà nhà máy đóng tàu Shimonoseki bàn giao cho "JCG"
Ishigaki là tiền đồn gần nhất của Cảnh sát biển Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku, hiện do Tokyo đang kiểm soát, nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này. Ishigaki có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ và giám sát Senkaku/Điếu Ngư, chính vì thế ngày 17-7-2013, ông Abe đã có chuyến thăm đến Sở chỉ huy Vùng Cảnh sát biển 11 đóng ở Naha, nhằm động viên các thành viên cảnh sát biển ở đây, những người chịu trách nhiệm tuần tra trên vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku.
Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản áp sát tàu Hải giám Trung Quốc trên vùng biển Senkaku
Phát biểu trước khoảng 40 thành viên Sở chỉ huy Cảnh sát biển, Thủ tướng Nhật Abe nói: "Hiện đang có những hành động khiêu khích đối với chủ quyền trên đất liền, trên biển và trên không của Nhật Bản. Với việc tàu công vụ Trung Quốc thường xuyên lảng vảng ở vùng biển xung quanh, tình hình an ninh đã trở nên ngày càng nghiêm trọng. Tôi quyết tâm đi đầu trong việc bảo vệ lãnh thổ của chúng ta".
Ông Abe còn khẳng định: "Nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phần không thể tách rời của Nhật Bản cả về lịch sử và luật pháp quốc tế. Chúng ta không hề có ý định nhượng bộ".
Sau khi Tokyo quốc hữu hóa đảo Senkaku/Điếu Ngư, tàu công vụ của Trung Quốc đã thường xuyên tiến hành tuần tra khu vực biển gần hòn đảo này. Do đó, cảnh sát biển Nhật Bản đã tăng cường cảnh giới đối với Senkaku và đẩy mạnh việc đóng mới tàu tuần tra để đảm bảo cho nhiệm vụ tuần tra tại khu vực biển này. Hai chiếc tàu được nhà máy đóng tàu Shimonoseki bàn giao cho "JCG" là loạt đầu tiên của kế hoạch đóng mới 10 chiếc tàu tuần tra trong năm 2015.
Theo ANTD
Mỹ tiến hành bay giám sát vì Trung Quốc thiếu minh bạch về quân sự Mỹ có lý do chính đáng để tiến hành các chuyến bay giám sát tại Đông Á bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, đó là sự thiếu minh bạch trong việc tăng cường quân sự của Trung Quốc, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết. Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á. Bắc Kinh hồi...