Chè lam Cao Bằng: Nếm một lần thương hoài ngàn năm
Món bánh chè lam Cao Bằng dường như ôm chứa hết tất thảy nét đặc sắc của nền ẩm thực đậm đà, quyến rũ nơi đây. Bởi thế, với những ai từng đến, nếm thử món chè lam đều không thể nào quên được hương vị kết tinh từ hơi thở đại ngàn và sự giản dị, thân thương ấy.
Nhắc đến món chè lam có lẽ không ai còn cảm thấy xa lạ, bởi bạn có thể tìm thấy món ăn này ở rất nhiều nơi. Mỗi địa danh lại mang đến cho thực khách những trải nghiệm ẩm thực độc đáo khác nhau với chè lam. Nhưng ở Cao Bằng bạn sẽ cảm thấy dường như mọi tinh túy ẩm thực đều hội tụ trong một miếng bánh chè lam, không thể nào bỏ qua được.
Nguyên liệu để làm món đặc sản dân dã này cũng vô cùng đơn giản, đó là từ bột gạo nếp rang, lạc rang, gừng và mạch nha. Thế nhưng muốn có được món chè lam ngon và dẻo thì người chế biến phải kỳ công, cẩn thận ngay từ việc chọn lựa nguyên liệu.
Đầu tiên, gạo nếp nhất định phải là loại gạo có hạt to, mẩy, đều và chắc. Sau khi chọn xong người ta sẽ rang trong chảo to, lửa phải đều, không được quá to hay quá nhỏ, tay luôn đảo đều để có gạo chín không bị sượng, Sau đó, chờ khi gạo nguội thì dùng cối xay để có được thứ bột mịn màng, thơm nồng.
Còn gừng thì là gừng già củ nhỏ mới cho ra được vị thơm đặc trưng của chè lam trong ẩm thực Cao Bằng. Sau khi rửa sạch gừng thì người ta đem hấp chín rồi thái mỏng nhuyễn. Lạc rang thơm giã dập vừa phải. Công đoạn quan trọng nhất khi nấu món bánh chè lam chính là thắng mật. Muốn chè lam ngon khó cưỡng thì mật mía buộc phải là loại ngon. Mật được cho vào nồi gang quấy đều trên bếp lửa nhỏ cho đến khi mật sánh, rồi bỏ thêm các nguyên liệu khác vào. Khi này lửa không cần phải quá to chỉ cần đủ độ nóng, người làm bánh sẽ đảo đều tay vừa để bột không bị dính và không bị cháy.
Người ta dùng một cái mâm đã rắc sẵn bột nếp để đổ chè lam lên trên đó. Chính lớp bột này sẽ giúp cho bánh không bị dính, lại tạo thêm một lớp áo mới trắng ngần bắt mắt hấp dẫn thực khách. Bánh chè làm là sự kết hợp hài hòa giữa độ ngọt của mật, độ mịn dẻo của bột nếp, thêm chút cay của gừng, bùi bùi của lạc.
Video đang HOT
Khi ăn người ta sẽ dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ. Bánh dẻo nhưng không dính, lại có mùi thơm nồng quyến rũ khiến bất cứ ai đến Cao Bằng cũng đều muốn dừng lại thật lâu để thưởng thức. Đặc biệt, trong những ngày mùa đông giá lạnh, cắn miếng bánh chè lam, uống thêm ngụm trà nóng, bạn sẽ cảm thấy mùa đông cũng trở nên ấm áp hơn rất nhiều.
Đặc sản Cao Bằng - thức quà vang danh núi rừng Đông Bắc
Cao Bằng có đặc sản gì ngon đáng để thưởng thức? Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này thì sẽ có cả một danh sách các món đặc sản tuyệt hảo nhất của chốn núi rừng Đông Bắc dưới đây cho bạn chọn lựa.
1. Vịt quay 7 vị
Vịt quay 7 vị là món ăn đặc sản nức tiếng ở Cao Bằng, được gọi là món vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng đã dùng 7 loại gia vị khác nhau để ướp thịt vịt. Vịt quay 7 vị mang mùi vị thơm lạ hấp dẫn, bắt mắt với màu vàng óng của mật ong rừng, thấm đượm vị ngọt của thịt trên đầu lưỡi.
Vịt quay 7 vị
Ai đã ghé thăm Cao Bằng và thưởng thức món vịt quay 7 vị đều tấm tắc khen ngon, và nhung nhớ cái hương vị thơm ngon ấy và mong một lần được quay trở lại. Không như những món vịt thông thường, vịt quay Cao Bằng ngay từ khâu chọn vịt đã rất công phu, phải chọn vịt chắc thịt, sáng lông.
Quan trọng nhất là khâu ướp vịt với đủ 7 vị để khi quay vịt sẽ mang mùi thơm lạ hấp dẫn. Sau khi vịt được quét một lớp mật ong rồi nướng trên bếp than củi, màu da óng ánh vàng sẽ kích thích vị giác của bạn. Sau khi quay xong thịt vịt được chặt nhỏ ra đĩa, lớp da vàng màu mật, rộm cánh gián, thịt ăn chắc và ngọt, mềm nhưng không bở, cũng không dai, bên trong từng miếng vịt quay là mùi hương ngai ngái như mùi lá non, vị hơi đắng nhưng càng ăn càng ngọt thịt.
2. Bánh trứng kiến
Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh.
Bánh trứng kiến
Đúng như tên gọi, nguyên liệu chính để làm bánh trứng kiến chính là trứng non của kiến, dùng làm nhân bánh, bột nếp nương và lá non của cây vả bọc bên ngoài (một loại cây quen thuộc ở vùng núi cao phía bắc).
Nguyên liệu và công đoạn tuy không quá cầu kỳ nhưng muốn bánh được ngon thì yêu cầu người làm bánh cũng cần phải có sự khéo léo. Người dân nơi đây thường lấy trứng loài kiến có thân nhỏ, đuôi nhọn, làm tổ trên cây vầu. Trứng kiến thường to bằng hạt gạo, có màu trắng sữa, thân mẩy và tròn, sau khi rửa sạch trứng kiến sẽ được đem đi phi với hành khô. Muốn nhân ngon hơn người ta còn cho thêm một ít thịt lợn băm, lạc rang giã nhỏ và một ít lá kiệu thái nhỏ trộn thêm. Phần củ kiệu cũng thái nhỏ, phi chảo thơm rồi cho trứng kiến vào đảo cùng cho đến khi chín thì bắc xuống.
Bánh được hấp cách thủy khoảng 45 đến 50 phút là chín. Khi bánh chín, mùi thơm của lá vả sẽ rất hấp dẫn, cắn những miếng đầu tiên, bánh trứng kiến ăn dẻo và thơm ngậy khiến bạn khó lòng cưỡng lại được.
3. Hạt dẻ Trùng Khánh
Hạt dẻ Cao bằng
Nhờ điều kiện không khí mát lành cùng thổ nhưỡng trời ban nên cây hạt dẻ ở Trùng Khánh nhiều và ngon. Hạt dẻ Trùng Khánh to bằng ngón chân cái, vỏ lụa rất mỏng, hạt màu vàng sẫm, bùi và thơm ngậy đặc biệt.
Người Cao Bằng thường ăn hạt dẻ bằng cách rang vàng, xay bột hạt dẻ làm nhân bánh hay hấp hạt dẻ để ăn.
4. Bánh áp chao
Bánh áp chao
Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, được bày bán nhiều trong các quán nhỏ hoặc vỉa hè. Bánh có vẻ bề ngoài khá giống bánh rán nhưng phần nhân được làm từ thịt vịt chứ không phải thịt lợn băm, mộc nhĩ hay đỗ xanh như bánh rán bình thường. Người Cao Bằng gọi đó là bánh áp chao, hay còn gọi là bánh vịt chao. Đây là món ăn làm xua tan nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi.
5. Lạp sườn
Lạp sườn tùy vùng sẽ được chế biến và nêm nếm gia vị khác biệt. Lạp sườn ở Cao Bằng to hơn và được chế biến cầu kỳ hơn vùng đồng bằng, sử dụng lòng non được rửa thật sạch bằng rượu trắng. Phần nhân làm lạp xưởng được làm từ thịt thăn, nạc vai hoặc nạc mông, những phần ngon của thịt lợn mán đen. Thịt được băm nhỏ, tẩm ướp với gia vị, hành băm phi thơm, đặc biệt không thể thiếu hạt mắc khén cùng chút rượu tạo mùi thơm khác biệt.
Lạp sườn Cao Bằng
Mất khoảng 2,3 ngày phơi khô nắng lạp sườn rồi treo lên bếp lửa hun khói. Hơi ấm của lửa sẽ làm lạp sườn se lại, săn chắc, lại càng thơm đậm đà với mùi ngọt thoảng của bã mía. Lạp sườn được nắng, được hơi lửa, cứ ánh lên màu đỏ hồng của thịt nạc xen những đường vân trắng ngà của thịt mỡ trông thật hấp dẫn.
10 món ăn ngon nổi tiếng khi du lịch Cao Bằng Khách du lịch khi đến với vùng núi Cao Bằng sẽ có dịp thưởng thức những đặc sản, món ăn ẩm thực mang đậm nét riêng của địa phương như: hạt dẻ Trùng Khánh, bánh cuốn, phở chua, lợn sữa quay... Cao Bằng là mảnh đất cội nguồn cách mạng với những địa danh lịch sử, di tích văn hóa, danh lam thắng...