Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh vôi hóa cột sống
Vôi hóa cột sống là bệnh lý thuộc nhóm thoái hóa cột sống gây cảm giác khó chịu, đau đớn vùng cột sống cổ và lưng.
Ngoài các nguyên nhân liên quan đến lão hóa, sinh hoạt, vận động thì dinh dưỡng kém cũng là yếu tố góp phần phát sinh và làm nặng thêm tình trạng tổn thương cột sống.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh vôi hóa cột sống
Vôi hóa cột sống là tình trạng khoáng chất canxi lắng đọng và tích tụ vào thân đốt sống, mấu gai, mấu ngang khiến các các dây thần kinh trung ương và các cơ quan thụ cảm bị chèn ép nặng nề gây cảm giác đau đớn ở vùng cổ, vùng lưng.
Căn bệnh này thường xảy ở những người lớn tuổi do quá trình lão hóa, tuy nhiên cũng có nhiều người trẻ mắc do thói quen sinh hoạt, vận động không đúng cách như: ngồi một chỗ trong nhiều giờ liên tục, ít vận động; mang vác nặng, sai tư thế khi làm việc. Những người béo phì, thừa cân khiến cột sống dễ bị chèn ép từ đó bị vôi hóa ở cột sống lưng…
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, không đủ chất, không bổ sung đủ canxi khiến xương không đủ dưỡng chất hoặc bổ sung quá nhiều khiến thừa canxi gây vôi hóa cột sống.
Khi được chẩn đoán vôi hóa cột sống, người bệnh ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cần phải lưu ý kết hợp chế độ ăn uống, vận động đúng cách và giữ cân nặng phù hợp.
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của xương, bao gồm cả đốt sống – một thành phần dễ bị bỏ qua trong sức khỏe cột sống. Bằng cách duy trì lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh, nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, cột sống và loãng xương sẽ giảm đi.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống. Việc ăn uống đủ chất, lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp, giúp tái tạo, phục hồi sụn khớp; Giảm viêm và đau nhức; Cải thiện chức năng vận động của cột sống đồng thời ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Vôi hóa cột sống gây đau đớn ở vùng cổ và lưng.
2. Các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người bệnh vôi hóa cột sống
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin cùng chất dinh dưỡng phù hợp có thể làm giảm đau và tổn thương bằng cách nuôi dưỡng xương, cơ, đĩa đệm và các cấu trúc ở cột sống.
Canxi
Canxi là khoáng chất quan trọng bậc nhất đối với sức khỏe xương khớp và cột sống. Nó giúp duy trì mức khối lượng xương cần thiết trong suốt cuộc đời.
Việc cung cấp đầy đủ canxi đặc biệt quan trọng nhằm ngăn ngừa sự phát triển của bệnh loãng xương, một rối loạn đặc trưng bởi xương yếu và giòn có thể dẫn đến gãy đốt sống ở cột sống.
Canxi được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, phổ biến nhất là trong các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, sữa. Các nguồn canxi phổ biến khác bao gồm các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn, cải chíp, các loại đậu, một số loại cá như cá mòi, cá hồi và nhiều loại thực phẩm khác như hạnh nhân, cam, đậu phụ…
Tuy nhiên, nếu chỉ có canxi sẽ không làm cho xương chắc khỏe. Canxi phải được kết hợp cân bằng với các chất dinh dưỡng khác để xương chắc khỏe.
Magie
Video đang HOT
Magie là khoáng chất quan trọng trong cấu trúc của chất nền xương và cũng cần thiết cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nếu lượng magie trong máu giảm xuống, magie sẽ bị rút ra khỏi xương.
Thiếu magie là tình trạng phổ biến, việc bổ sung magie có thể hỗ trợ duy trì mật độ xương. Chất dinh dưỡng này cũng giúp thư giãn, co thắt cơ bắp, tăng cường sức mạnh cho các cơ hỗ trợ cột sống.
Magie được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, cá, đậu, hạt, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, quả bơ, chuối và sô cô la đen (70% ca cao trở lên).
Vitamin D3
Vitamin D3 giúp cơ thể hấp thụ canxi, rất quan trọng cho sự phát triển của xương và cột sống. Nếu không có đủ vitamin D, xương có thể trở nên mỏng, giòn hoặc biến dạng.
Vitamin D được tìm thấy tự nhiên trong một số loại thực phẩm bao gồm cá béo (cá hồi), gan (hoặc dầu gan cá tuyết), lòng đỏ trứng hoặc một số sản phẩm sữa, ngũ cốc, nước trái cây, bánh có bổ sung vitamin D.
Vitamin K2
Vitamin K2 đóng vai trò điều khiển các khoáng chất của xương, phân phối canxi ra khỏi các mô mềm một cách hợp lý và đưa nó vào xương. Nó rất quan trọng cho quá trình chuyển hóa xương khỏe mạnh và thường bị thiếu trong chế độ ăn uống.
Sự kết hợp giữa vitamin K2 với canxi có tác dụng giúp xương ở cột sống và khắp cơ thể luôn chắc khỏe. Vitamin K1 là dạng vitamin K thực vật, được chuyển hóa thành vitamin K2 nhờ vi khuẩn tiêu hóa khỏe mạnh.
Vitamin K1 được tìm thấy trong các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn, bông cải xanh. Vitamin K2 được tìm thấy trong chất béo lành mạnh của thịt, phô mai, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa khác.
Protein
Protein cũng là thành phần quan trọng của xương, giúp duy trì, chữa lành, sửa chữa xương, sụn và các mô mềm. Protein cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và các chức năng của hệ thống miễn dịch.
Protein collagen chiếm 30% trọng lượng khô của xương. Sự hình thành collagen đòi hỏi phải cung cấp thường xuyên các acid amin cùng với lượng vitamin C đầy đủ.
Vitamin C
Vitamin C cần thiết cho sự hình thành collagen, chất giữ các bộ phận cơ thể lại với nhau, được tìm thấy trong xương, cơ, da, gân. Nó cũng có chức năng như một chất chống oxy hóa. Hấp thụ đầy đủ vitamin C rất quan trọng để chữa lành các cơ, gân, dây chằng và đĩa đệm bị thương, giữ cho đốt sống chắc khỏe.
Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như dâu tây, kiwi, trái cây họ cam quýt và trong nhiều loại rau như cà chua, bông cải xanh, rau bina, ớt đỏ, ớt xanh, khoai lang.
3. Gợi ý một số thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị vôi hóa cột sống
Thực phẩm tốt cho người bệnh vôi hóa cột sống:
Thực phẩm giàu canxi: Sữa và các chế phẩm từ sữa, cá nhỏ, rau xanh đậm (rau bina, cải xoăn, bông cải xanh), đậu phụ, vừng đen…
Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại đậu…
Thực phẩm chống viêm: Gừng, nghệ, tỏi, quả óc chó…
Thực phẩm chứa collagen: Nước hầm xương, da động vật, cá hồi…
Thực phẩm giàu vitamin và chất xơ: Trái cây (cam, quýt, kiwi, dâu tây…); rau củ (cà rốt, súp lơ, ớt chuông…).
Thực phẩm giàu canxi tốt cho người bệnh vôi hóa cột sống.
Thực phẩm nên tránh đối với người bệnh vôi hóa cột sống:
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Thịt đỏ, đồ ăn nhanh, thức ăn chiên rán…
Thực phẩm chế biến sẵn: Xúc xích, lạp xưởng, đồ hộp…
Đồ ngọt, nước ngọt có gas: Nước ngọt, bánh kẹo, kem…
Rượu bia, chất kích thích, thuốc lá…
9 nguyên nhân gây đau vai gáy cần biết
Đau vai gáy là tình trạng cơ ở vùng vai gáy co cứng gây đau, làm hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu.
Nhiều người hay bị đau vai gáy thường lo lắng không biết nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân gây đau vai gáy
Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện một cách đột ngột, đa số các trường hợp bỗng dưng cảm thấy xuất hiện cơn đau vùng vai gáy sau một đêm ngủ dậy.
Thông thường lúc ban đầu bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ, đau mỏi vùng vai gáy và hạn chế vận động vùng cổ gáy, vùng đầu, chỉ có thể nghiêng sang trái hoặc phải, không quay lại phía sau được, vận động vùng cổ sẽ có thể gây đau.
Bệnh đau vai gáy khá phổ biến và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vai gáy khác nhau như:
- Thói quen sinh hoạt không tốt: Những thói quen như ngồi lâu trước quạt, máy lạnh, tắm đêm, dầm mưa dãi nắng thường xuyên... có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh điều khiển cảm giác và hoạt động của các bó cơ.
- Do tập luyện quá sức: Tập luyện thể thao với cường độ cao, tư thế tập không đúng hoặc không khởi động trước khi tập dễ gây mỏi và tổn thương đến phần cổ vai gáy, thời gian dài sẽ gây nên những cơn đau.
- Do sai tư thế: Làm việc trong một tư thế quá lâu, gập cổ trong trong gian dài, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp... sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và máu lên các cơ vùng cổ vai gáy, từ đó dẫn tới đau nhức và cứng các vị trí trên. Nếu làm việc trong một tư thế như ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ khiến máu khó lưu thông tại vùng cổ, vùng bả vai và dẫn đến đau mỏi.
- Do chấn thương: Chấn thương mô mềm cũng có thể gây đau. Tình trạng tổn thương mô mềm bao gồm cơ, gân và dây chằng. Khi chấn thương xảy ra có thể dẫn tới nhiều cơn đau như cứng cổ, đau đầu và co thắt cơ bắp.
Chấn thương cổ đột ngột do cử động gây hiện tượng rách cơ, gân và dây chằng ở cổ. Người bệnh sẽ cảm thấy đau và cứng cổ, đau đầu, chóng mặt hoặc mờ mắt.
Đau vai gáy là tình trạng cơ ở vùng vai gáy co cứng gây đau.
Một số bệnh lý tiềm ẩn có thể dẫn đến đau cổ vai gáy
- Rối loạn chức năng thần kinh: Các dây thần kinh bị kéo giãn hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này.
- Bệnh lý đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng xuất hiện gai xương trên cột sống cổ bởi tình trạng viêm và lắng đọng canxi gây chèn ép mạch máu và dây thần kinh phần cổ vai gáy. Thường gặp ở nhóm đối tượng từ 40 - 50 tuổi.
- Thoát vị đĩa đệm sống cổ: Đây là tình trạng bao xơ đĩa đệm ở cột sống cổ yếu đi khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, khiến đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trên đốt sống, chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ.
- Vôi hóa cột sống: Các đốt sống hoặc mấu ngang của cột sống xảy ra hiện tượng lắng đọng canxi, khiến các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép, gây nên đau cổ vai gáy.
- Viêm bao khớp vai: Do chấn thương hoặc tai nạn gây tổn thương phần mềm bao quanh khớp gây viêm, đau và hạn chế vận động vùng cổ và vai.
Ngoài ra, tuổi tác, thời tiết, chế độ ăn hay bệnh lý nghiêm trọng cũng có thể dẫn đến đau vai gáy. Ghi nhận cho thấy, tuổi càng lớn thì cơ thể càng lão hóa, các cơ quan, hệ xương khớp cũng bị thoái hóa dần và suy giảm chức năng. Vì vậy, tỷ lệ người cao tuổi mắc các bệnh về cổ vai gáy thường cao hơn.
Trời lạnh thì cổ vai gáy sẽ trở nên đau hơn do lưu thông máu trong cơ thể kém, ảnh hưởng đến thiếu máu và dịch nuôi xương khớp.
Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin, khoáng chất sẽ gây ảnh hưởng tuần hoàn máu và khả năng chữa lành tổn thương ở sụn và khớp... cũng dễ gây đau vai gáy.
Một số bệnh lý cũng có các triệu chứng đau dễ gây nhầm lẫn với bệnh xương khớp và đau cổ vai gáy như rối loạn khớp bả vai lồng ngực, đau thắt ngực ổn định, ung thư phổi...
Tóm lại: Đau cổ vai gáy là vấn đề thường gặp, có nhiều cách để điều trị đau cổ vai gáy, tùy thuộc vào mức độ của bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.
Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu cần tránh cố gắng xoay đầu, xoay cổ, không ngồi quạt điện hoặc điều hòa để tránh co cứng cơ và đau dữ dội hơn. Khi đi ngủ thì nên chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại hoặc xoa bóp nhẹ nhàng 10 - 15 phút, sau 2 - 3 ngày bệnh sẽ tự hết.
Khi bệnh ở mức độ vừa, tức là mức độ kích thích dây thần kinh lớn hơn, các biểu hiện bị đau cổ vai gáy bên phải hoặc đau cổ vai gáy bên trái rõ ràng hơn thì cần phải dùng một số loại thuốc hỗ trợ như: thuốc giảm đau, chống viêm... để giảm được triệu chứng vùng này.
Ở mức độ bệnh nặng cần sử dụng các biện pháp châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh. Bệnh đau cổ vai gáy không phải là bệnh khó chữa, cần điều trị sớm, nếu điều trị sai, điều trị muộn sẽ có nguy cơ cao phải nhập viện.
Đau lưng ở dân văn phòng cảnh báo bệnh nguy hiểm, có thể là ung thư Đau lưng ở dân văn phòng là triệu chứng thường gặp. Đáng lo ngại, những cơn đau này có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm, thậm chí ung thư. Những thói quen xấu như ngồi máy tính lâu, khom lưng chơi điện thoại di động, mang túi đeo vai đều có hại cho cổ, lưng và cột sống. Hầu hết...