Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim
Suy tim là căn bệnh khá phổ biến của người già, nếu như không có một chế độ ăn hợp lý thì nó tiến triển rất nhanh chóng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ sức đề kháng, hạn chế khả năng phát triển của mầm bệnh.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim. Ảnh Vinmec
Cải xoăn cũng chứa nhiều lutein giúp phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả.
Bên cạnh đó, cải xoăn còn có chứa hợp chất glucoraphanin giúp kích hoạt protein Nrf2 để tạo ra lớp phủ trong động mạch giúp ngăn ngừa các mảng bám dính vào.
Giảm thiểu chất béo
Chất béo là thủ phạm chính gây xơ vữa động mạch và gia tăng các biến cố về tim. Vì vậy bạn cần giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ ăn hàng ngày, cụ thể hạn chế các loại thịt mỡ, thịt đỏ, nên ăn thịt nạc, cá; ưu tiên các món ăn chế biến bằng cách hấp, luộc, thay vì chiên, xào, rán…
Video đang HOT
Cá mòi có chứa hàm lượng axit béo omega-3 cao nhất. Chất này này có tác dụng làm giảm hàm lượng phân tử triglyceride gây hại đồng thời làm tăng HDL, từ đó giúp bạn phòng ngừa chứng rối loạn nhịp tim, bệnh suy tim và bệnh nhồi máu cơ tim.
Giảm số lượng protein
Chia nhỏ các bữa ăn. Có thể là 5 – 6 bữa nhỏ/ngày, thay vì ba bữa ăn lớn mỗi ngày.
Nên ăn chế độ ăn mềm, lỏng như cháo, súp để giảm thiểu mất năng lượng khi nhai. Sau khi ăn cần nghỉ ngơi để việc hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Các bữa ăn phụ có thể uống sữa và nước trái cây.
Trong khẩu phần ăn nên bổ sung thêm sữa không béo hoặc nước sốt thịt và khoai tây nghiền (để tăng khẩu phần protein).
Tỏi
Tỏi có khả năng ức chế enzym làm co thắt mạch máu, giúp phòng chống bệnh suy tim và chứng cao huyết áp rất tốt.
Tỏi cũng có những tác động tích cực đến sự tích tụ mảng bám trong mạch máu và giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch thường gặp.
Đồng thời, uống lượng nước vừa đủ mỗi ngày. Không nên uống quá 2 lít nước mỗi ngày (kể cả lượng nước có trong thực phẩm) và tối đa 1 lít/ ngày với bệnh nhân suy tim nặng. Tốt nhất chỉ uống nước khi bạn cảm thấy khát.
Trên đây là một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh suy tim nên dùng trong bữa ăn hàng ngày. Các bạn chú ý để bạn và người thân luôn có sức khỏe tốt nhé.
Hơn một nửa số người bị tăng huyết áp không biết mình mắc bệnh
Mục tiêu được đặt ra trong tuần lễ hưởng ứng Ngày tăng huyết áp (diễn ra từ ngày 17-24.5) là: "Đo huyết áp 6 tháng một lần nhằm phát hiện sớm Tăng huyết áp" để hướng đến năm 2025, toàn dân Việt Nam trên 40 tuổi cần được đo huyết áp ít nhất mỗi 6 tháng một lần.
Đo huyết áp cho người cao tuổi. Ảnh: Thùy Linh
Hơn 80% chưa được điều trị
Tại Việt Nam, có đến 25,1% tỉ lệ người trên 25 tuổi bị tăng huyết áp và phần lớn không biết vì bệnh thường không có triệu chứng gì.
Kết quả điều tra của Bộ Y tế gần đây nhất cho thấy trong 12 triệu người mắc bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng hiện nay, có tới gần 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị, 79% số người có nguy cơ tim mạch hiện không được tư vấn, quản lý dự phòng.
GS.TS Nguyễn Lân Việt - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Tim mạch Việt Nam cho biết huyết áp không có dấu hiệu đặc trưng, vì thế nhiều ca bệnh tăng huyết áp, gây suy thận, ảnh hưởng sức khỏe chỉ tình cờ được phát hiện khi người bệnh đến viện khám vì một bệnh lý khác. Vì thế căn bệnh này còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng".
Không có những triệu chứng rõ ràng, tăng huyết áp âm thầm rồi gây ra những tai biến nghiêm trọng như hôn mê do tai biến mạch máu não, di chứng liệt nửa người, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận... thậm chí có thể gây tử vong.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch. Đối với người bị tăng huyết áp, nguy cơ bị đột quỵ (tai biến mạch não) tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần nếu so với người không bị tăng huyết áp.
5,7 triệu người không biết mình mắc bệnh
Tại Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh và thành phố của Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1%, nghĩa là cứ 4 người lớn ở Việt Nam thì có 1 người bị tăng huyết áp.
"Thế nhưng có tới 52% (khoảng 5,7 triệu người) là không biết mình mắc bệnh, 30% (khoảng 1,6 triệu người) của những người đã biết nhưng vẫn không có một biện pháp điều trị nào và 64% những người đó (khoảng 2,4 triệu người) đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được huyết áp về số huyết áp mục tiêu", GS Việt thông tin.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, tăng huyết áp là bệnh lý có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau, làm cho người bệnh trở nên tàn phế, thậm chí có thể tử vong nhưng lại diễn tiến âm thầm, khó phát hiện triệu chứng. Tăng huyết áp đồng thời cũng là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não do việc kiểm soát huyết áp của người bệnh còn chưa tốt.
Trong khi đó, để phát hiện tăng huyết áp chủ động rất đơn giản, bằng thao tác đơn giản có thể thực hiện tại nhà hay bất cứ tại trạm y tế nào, đó là chủ động đo huyết áp, đặc biệt người trên 40 tuổi.
Tăng huyết áp đối với người từ 18 tuổi trở lên khi người đó có ít nhất một trong hai số huyết áp sau: (1) Huyết áp tối đa lớn hơn hoặc bằng 140 mm Hg và/ hoặc (2) huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90 mm Hg. Như vậy, nếu con số huyết áp là 150/80, 130/100 hoặc 150/90 mmHg... sau nhiều lần đo thì đều gọi là tăng huyết áp.
Vì thế, chuyên gia này khuyến cáo việc đo huyết áp nên thực hiện thường xuyên, nhất là người sau tuổi 40 dù không thấy có gì bất thường về sức khỏe cũng cần kiểm tra định kỳ số đo huyết áp. Chỉ bằng máy đo tại trạm y tế xã là phát hiện được bất thường của huyết áp.
Cứu sống cụ ông 86 tuổi bị ngưng tim Ông Võ Văn Nê ở quận Thốt Nốt, bị nhồi máu cơ tim cấp, được đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu, chuyển tiếp đến bệnh viện Cần Thơ. Khoảng 30 phút sau, hôm 8/5, cụ bất ngờ ngưng tim, ngưng thở, được các bác sĩ cấp cứu xoa bóp tim ngoài lồng ngực, sốc điện, đặt nội khí quản, bóp bóng...