Chế độ của GV khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng ra sao?
Giáo viên nghỉ việc theo diện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể nhận được trợ cấp thất nghiệp, thôi việc theo quy định trên.
Tình trạng thiếu giáo viên và giáo viên nghỉ việc ở nhiều địa phương đã đến lúc các cấp các ngành cần tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục.
Thời gian qua Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được nhiều mail của giáo viên hỏi về chế độ nghỉ việc, nghỉ việc theo diện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Ảnh minh họa – Lã Tiến
Một bạn đọc ở Tiền Giang có tên K.C gửi thư về Tòa soạn có nội dung như sau: “Tôi đang là giáo viên dạy trường trung học cơ sở, vào ngành tháng 10/2004, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ từ tháng 10/2004 đến tháng 9/2022, thời gian công tác được 18 năm, mức lương 3.66. Nay tôi muốn nghỉ việc theo nguyện vọng, lý do: không muốn công tác tiếp trong trường học. Vậy khi nghỉ ngang tôi được hưởng chế độ như thế nào, số tiền là bao nhiêu? Xin cảm ơn!”
Bạn đọc khác ở địa chỉ mail nguyen….@gmail.com gửi thư về Tòa soạn với nội dung như sau: “Xin chào, làm ơn cho tôi hỏi năm nay tôi 44 tuổi, dạy học được 25 năm giờ tôi muốn nghỉ hưu trước tuổi có được không và phải làm như thế nào. Trong khi chờ đợi trả lời tôi thành thật cảm ơn”
Trên đây là 2 trong nhiều email của các giáo viên gửi về Tòa soạn trong thời gian qua xin tư vấn về chế độ nghỉ việc theo diện đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Bằng kiến thức cá nhân, căn cứ quy định pháp luật hiện hành, xin được tư vấn chung cho 2 bạn đọc và các thầy cô quan tâm về chế độ nghỉ việc do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Thứ nhất, quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của giáo viên
Thực tế việc giáo viên xin nghỉ việc khá khó khăn do hầu hết các địa phương thiếu giáo viên, nhưng giáo viên có thể nghỉ việc theo trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
Cụ thể, căn cứ Văn bản hợp nhất 26/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Viên chức do Văn phòng Quốc hội ban hành quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Tại khoản 4 Điều 29 quy định về việc giáo viên (viên chức) đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc như sau “4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.”
Video đang HOT
Tại khoản 5 Điều 29 quy định viên chức có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc như sau: “5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.”
Theo đó, tại khoản 6 điều này quy định, giáo viên phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
Đồng thời tại Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định về việc thôi việc với giáo viên như sau:
“Điều 57. Giải quyết thôi việc đối với viên chức
1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức; …
3. Thủ tục giải quyết thôi việc:
a) Trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.
b) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định…”
Như vậy, giáo viên là viên chức có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc nhưng phải thông báo bằng văn bản cho thủ trưởng đơn vị trước số ngày quy định tại khoản 4, 6 Luật Viên chức.
Thứ hai, chế độ trợ cấp đối với giáo viên nghỉ việc
Tại Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định về việc quy định về trợ cấp thôi việc đối với viên chức như sau:
“1. Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:
a) Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
b) Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng; …
d) Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008. …
2. Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.”
Như vậy, trong trường hợp giáo viên xin nghỉ việc và được đơn vị đồng ý thì khoản thời gian công tác từ tháng 10/2004 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008 sẽ được tính hưởng trợ cấp thôi việc. Theo đó, mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng. Đối với khoản thời gian công tác từ sau ngày 31 tháng 12 năm 2008 đến hiện tại sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Căn cứ Luật Việc làm 2013 có quy định: “Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ Luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu, giáo viên nghỉ việc theo diện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể nhận được trợ cấp thất nghiệp, thôi việc theo quy định trên.
Phần tư vấn có tính chất tham khảo tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có cách giải quyết khác nhau.
Thông qua bài viết, rất mong các cấp các ngành và đặc biệt là ngành giáo dục sớm có phương án để cải thiện thu nhập, giảm áp lực cho giáo viên để tránh tình trạng giáo viên nghỉ việc, bỏ việc.
Tài liệu tham khảo:
- Luật Viên chức http://congbao.chinhphu.vn/thuoc-tinh-van-ban-so-26-vbhn-vpqh-30926
- Nghị định 115/2020/NĐ-CP https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-115-2020-ND-CP-tuyen-dung-su-dung-quan-ly-vien-chuc-453968.aspx
- Luật Việc làm 2013 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Luat-viec-lam-nam-2013-215628.aspx
Hôm nay (12-9), diễn ra kỳ họp thứ chín HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI
Hôm nay, 12-9, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ tổ chức kỳ họp thứ chín (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thông qua một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Kỳ họp dự kiến xem xét, thông qua một số nội dung: Đề án phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, kế hoạch đầu tư công năm 2022 và định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2023 của thành phố; phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của thành phố.
HĐND thành phố cũng xem xét, quyết định về việc Quy định mức hỗ trợ, động viên đối với công chức, viên chức, lao động hợp đồng lĩnh vực y tế tại các cơ quan, đơn vị công lập trực thuộc thành phố; quy định mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2022-2023; quy định cơ chế hỗ trợ học phí đối với một số đối tượng trẻ em mầm non và học sinh phổ thông của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023.
Ngoài ra, HĐND thành phố xem xét, quyết định về quy định một số nội dung chi và mức chi thuộc thẩm quyền; điều chỉnh tổng biên chế hành chính sự nghiệp năm 2022 và phân bổ biên chế giáo viên năm học 2022-2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bình Dương, Bình Phước thiếu 4.500 giáo viên cho năm học 2022-2023 Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Bình Dương và Bình Phước cho biết, qua rà soát để chuẩn bị cho năm học 2022-2023, hai địa phương này đang thiếu hàng ngàn giáo viên. Năm học 2021-2022, toàn tỉnh Bình Dương có 728 trường học công lập và ngoài công lập với gần 500.000 học sinh (tăng 14.000 học sinh so với năm học trước)....