Chế độ ăn uống hợp lý, an toàn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Đặc biệt khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm sao cho an toàn là rất quan trọng.
Mẹ bầu nên ăn sáng đầy đủ
Ảnh minh họa
Ăn sáng đầy đủ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của mẹ trong suốt buổi sáng. Mẹ nên chọn bữa ăn sáng có GI thấp. Cháo là một lựa chọn tốt vì nó giải phóng năng lượng chậm và đều. Hoặc mẹ có thể chọn các loại ngũ cốc nguyên cám và bánh mì đen với một phần nhỏ thực phẩm giàu protein như trứng luộc hoặc sữa chua ít béo.
Lưu ý, thực phẩm GI cao như ngũ cốc bọc đường hoặc bánh mì nướng và mứt có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong máu.
Bà bầu nên ăn nhiều loại thực phẩm trong ngày
Ảnh minh họa
Mẹ nên cố gắng đa dạng nhiều loại thực phẩm để làm cho món ăn trở nên thú vị và hấp dẫn. Nếu thức ăn trên đĩa của mẹ được tạo ra từ các loại thực phẩm mà chỉ có màu nâu hoặc màu vàng, hãy thử thêm một số ớt đỏ và rau xanh hoặc một số quả mâm xôi và nho, xoài…, tùy thuộc vào việc có hay không có, sẽ giúp mẹ có một bữa ăn ngon.
Chế độ dinh dưỡng hạn chế đường và tinh bột
Video đang HOT
Lượng đường trong máu tăng lên khi mọi người ăn thực phẩm có đường, đặc biệt là những loại được tinh chế và chế biến. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế đồ ngọt càng nhiều càng tốt.
Mẹ bầu bị tiểu đường nên hạn chế các món có nhiều đường, tinh bột. Nên sử dụng những loại thực phẩm có chứa carbonhydrates phức tạp như bánh mì làm từ lúa mì, táo, cam, lê, đào, đậu, bắp… bởi chúng sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Mẹ bầu không nên bỏ bữa
Ảnh minh họa
Mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ bữa. Mẹ nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ trong mỗi bữa và không nên ăn quá nhiều. Bạn có thể xen kẽ một hai món ăn nhẹ sau mỗi bữa. Việc ăn đầy đủ bữa sẽ giúp lượng đường trong máu ổn định hơn.
Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày
Mẹ bầu nên chia nhỏ 3 bữa chính thành 5- 6 bữa phụ mỗi ngày. Cách này giúp mẹ hạn chế lượng đường trong máu tăng cao bất ngờ, tạo thời gian cho insulin có đủ thời gian để chuyển hóa năng lượng. Bên cạnh đó, còn giúp mẹ giảm đáng kể triệu chứng ốm nghén nữa đấy.
Cắt giảm chất béo bão hòa: Mẹ bầu nên hạn chế các chất béo từ mỡ, thịt động vật. Thay vào đó, hãy dử dụng dầu đậu nành, oliu, dầu hướng dương để nấu ăn. Các mẹ cũng nên hạn chế các món chiên xào và tăng cường các món luộc hấp.
Vì sao mẹ bầu hay bị tiểu đường thai kỳ?
Nhiều bà mẹ được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ. Đây là căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp khi phụ nữ mang thai (Ảnh minh họa)
Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, có thể do mắc bệnh trong thai kỳ hoặc trước thai kỳ nhưng đến khi mang thai bệnh mới diễn tiến nặng và được phát hiện.
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi, trong đó cũng ảnh hưởng đến cơ chế sử dụng insulin - một loại hormone do tuyến tụy tiết ra có chức năng chuyển hóa đường glucose trong máu thành năng lượng. Cơ thể phụ nữ mang thai thường tự động đề kháng với insulin mức độ nhẹ để giữ nồng độ glucose trong máu cao hơn bình thường để truyền cho thai nhi.
Ở một số trường hợp, quá trình tiết insulin biến đổi quá mức, tiết ra quá ít insulin khiến lượng đường trong máu cao, gây tiểu đường thai kỳ. Chế độ dinh dưỡng và điều trị tiểu đường thai kỳ gặp nhiều khó khăn bởi phải lựa chọn sử dụng thuốc an toàn với mẹ và thai nhi. Hơn nữa dinh dưỡng mẹ hấp thu cần lớn hơn bình thường để nuôi con, khó mà thực hiện chế độ kiêng khem, nhất là hạn chế đường và tinh bột.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ
Ảnh minh họa
Sự thay đổi hormone trong cơ thể
Thông thường, insulin được tụy tạng sản xuất ra để điều hòa glucose máu. Khi mang thai, các hormone của nhau thai sẽ làm rối loạn việc sản xuất này. Do đó tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khả năng gấp lên đến 2 lần.
Khi nhu cầu tăng cao mà tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết thì glucose máu sẽ tăng cao. Đây chính là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ.
Thừa cân, lớn tuổi, di truyền
Phụ nữ bị thừa cân, béo phì, mang thai trên 35 tuổi, hoặc gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường khi mang thai.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mẹ bầu
Ảnh minh họa
Khi mang thai, chế độ ăn uống cho bà bầu rất quan trọng. Mẹ bầu cần nạp đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho thai nhi. Do vậy, nhiều mẹ ăn uống tẩm bổ quá mức dẫn tới tăng cân nhanh. Cùng với đó là thói quen lười vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Cụ thể, các thức ăn nhiều đường và tinh bột hay chứa nhiều carbohydrates như bánh mì, bánh ngọt, kẹo, đường, nước ngọt,... sẽ đẩy mẹ bầu tới gần với tình trạng tiểu đường thai kỳ hơn.
Mắc bệnh cao huyết áp khi mang thai
Có thể nói rằng, bệnh tiểu đường chính là một biến chứng của tình trạng cao huyết áp. Theo các thống kê cho rằng, những bà mẹ bầu mắc chứng bệnh này thường sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ tăng gấp 3 lần so với người bình thường.
Có thể lý giải tình trạng này là do huyết áp cao sẽ gây ra những tác động xấu làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể khiến cho hoạt động của insulin trở nên khó khăn hơn. Những trường hợp bà mẹ mắc phải tình trạng tăng huyết áp cũng sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng tiểu đường trong lần mang thai tiếp theo.
Ớt có thể kéo dài tuổi thọ? Nghiên cứu sơ bộ tại Phòng khám Cleveland ở Ohio cho thấy ăn ớt có thể giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim, ung thư và các nguyên nhân khác. Các nhà nghiên cứu tại Phòng khám Cleveland ở Ohio đã xem xét hồ sơ sức khỏe và chế độ ăn uống của hơn 570.000 người tham gia trong 4 nghiên cứu...