Chế độ ăn uống của cha ảnh hưởng sức khỏe con cái
Một nghiên cứu mới cho thấy chế độ ăn uống của người cha trước khi thụ thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con cái.
Việc tập trung vào sức khỏe và chế độ ăn uống của cha có thể ngăn ngừa các bệnh chuyển hóa ở trẻ.
Chế độ ăn uống của người cha trước khi thụ thai ảnh hưởng đến sức khỏe của con họ – Ảnh: Earth.com
Tiến sĩ Raffaele Teperino – người đứng đầu nhóm nghiên cứu Environmental Epigenetics tại Helmholtz Munich, và nhóm của ông đã khám phá chế độ ăn uống của người cha trước khi thụ thai ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con họ.
Chế độ ăn uống của cha ảnh hưởng tới con cái
Nghiên cứu tập trung vào các phân tử RNA nhỏ cụ thể có trong tinh trùng, được gọi là các đoạn tRNA ti thể (mt-tsRNA). Những RNA này rất quan trọng trong việc truyền các đặc điểm sức khỏe qua các thế hệ bằng cách kiểm soát biểu hiện gene.
Đối với nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ đoàn hệ LIFE Child, bao gồm thông tin từ hơn 3.000 gia đình.
Các phân tích cho thấy trọng lượng cơ thể của người cha ảnh hưởng đến cân nặng của con và khả năng mắc các bệnh chuyển hóa của chúng.
Ảnh hưởng này tồn tại độc lập với các yếu tố khác như cân nặng của người mẹ, di truyền của cha mẹ, hoặc điều kiện môi trường.
Để xác minh kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu sau đó đã thí nghiệm với chuột. Những con chuột này được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo, nghĩa là thức ăn có hàm lượng chất béo cao hơn chế độ ăn bình thường.
Điều này ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của động vật, gồm cả mào tinh hoàn. Mào tinh hoàn là khu vực trong hệ thống sinh sản nam giới, nơi tinh trùng mới hình thành trưởng thành.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tinh trùng tiếp xúc với chế độ ăn nhiều chất béo trong mào tinh hoàn của chuột sẽ dẫn đến con cái có xu hướng gia tăng mắc các bệnh về chuyển hóa”, Raffaele Teperino cho biết.
Video đang HOT
Để làm sâu sắc hơn những phát hiện, nhóm nghiên cứu đã tiến hành các nghiên cứu bổ sung trong phòng thí nghiệm. Họ tạo ra phôi thông qua thụ tinh trong ống nghiệm.
Khi nhóm của Teperino sử dụng tinh trùng từ những con chuột được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo, họ đã tìm thấy mt-tsRNA từ những tinh trùng này trong phôi sớm, ảnh hưởng đáng kể đến biểu hiện gen. Điều này, vì vậy, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con cái.
Giáo sư Martin Hrabě de Angelis, đồng tác giả của nghiên cứu và giám đốc nghiên cứu tại Helmholtz Munich, giải thích: “Giả thuyết của chúng tôi cho rằng các kiểu hình có được trong suốt cuộc đời, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và béo phì, được truyền qua cơ chế biểu sinh qua các thế hệ, được củng cố bởi nghiên cứu này.
Ở đây, biểu sinh đóng vai trò là mối liên kết phân tử giữa môi trường và bộ gene, thậm chí vượt qua ranh giới thế hệ. Điều này xảy ra không chỉ qua mẹ mà như kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra, còn xảy ra qua phía nội”.
Chăm sóc sức khỏe dự phòng cho nam giới mong muốn làm cha
Những phát hiện từ các nhà nghiên cứu ở Helmholtz Munich nhấn mạnh vai trò của sức khỏe người cha trước khi thụ thai, và đưa ra những phương pháp mới để chăm sóc sức khỏe phòng ngừa.
“Kết quả của chúng tôi cho thấy việc chăm sóc sức khỏe phòng ngừa cho những người đàn ông mong muốn làm cha cần được chú ý nhiều hơn, và các chương trình đó nên được phát triển cho mục đích này, đặc biệt là liên quan đến chế độ ăn kiêng – Teperino nói – Điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như béo phì và tiểu đường ở trẻ em”.
Ti thể thường được gọi là nhà máy năng lượng của tế bào. Chúng có DNA riêng, độc lập với DNA trong nhân tế bào. DNA ti thể (mt-DNA) này tạo ra protein trong ti thể thông qua mt-RNA trung gian và thường được di truyền từ mẹ sang con. Trước đây, người ta cho rằng người cha không có vai trò gì trong sự hình thành cấu trúc gene của ti thể của con cái họ.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây như nghiên cứu này cho thấy tinh trùng mang các mảnh mt-RNA (“mt-tsRNA”) vào trứng trong quá trình thụ tinh. Các mt-tsRNA đóng một vai trò trong biểu sinh, điều chỉnh biểu hiện gene ở phôi giai đoạn đầu.
Chúng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của con cái bằng cách điều chỉnh hoạt động của một số gene nhất định trong ti thể. Vì vậy, người cha có ảnh hưởng quan trọng, mặc dù gián tiếp, lên dấu ấn di truyền của ti thể và từ đó đến quá trình chuyển hóa năng lượng của con cái họ.
Mẹ bầu cần biết 'chìa khóa' giúp thai kỳ khỏe mạnh
Dinh dưỡng không tốt có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe phụ nữ mang thai. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên quan giữa chế độ ăn uống kém và tình trạng chậm phát triển của thai nhi, thậm chí liên quan đến hành vi, cảm xúc của trẻ sau này.
1. Dinh dưỡng kém ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như thế nào?
Tình trạng viêm là phản ứng tự nhiên đối với những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, viêm mạn tính có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đối với người bình thường. Còn đối với phụ nữ mang thai, tình trạng viêm nhiễm trong thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào sau khi sinh?
Đây là điều mà nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí của Học viện Tâm thần Trẻ em & Vị thành niên Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu đã xác định các yếu tố nguy cơ viêm nhiễm ở người mẹ có thể liên quan đến rối loạn điều hòa ở trẻ em.
Chương trình ECHO bắt đầu nghiên cứu nhóm đối tượng này, xem xét các yếu tố chu sinh được biết là có liên quan đến tình trạng viêm ở mẹ và trẻ sơ sinh. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện điều này bằng cách xem xét 18 nhóm đối tượng khác, có cả dữ liệu danh sách kiểm tra hành vi trẻ em (CBCL) 6-18 tuổi và thông tin về phơi nhiễm chu sinh bao gồm cả nhiễm trùng trước khi sinh của mẹ.
Sau đó, họ kiểm tra hồ sơ rối loạn CBCL của từng trẻ, bao gồm dữ liệu về các dấu hiệu chú ý, lo lắng, trầm cảm và hung hăng. Kết quả cho thấy khoảng 13,4% trong số 4.595 trẻ em trong nhóm đang phải đối mặt với các vấn đề về hành vi và cảm xúc có thể liên quan đến tình trạng viêm của mẹ. Các bé trai bị ảnh hưởng nhiều hơn các bé gái.
Ngoài ra, 35% thanh thiếu niên mắc CBCL có mẹ bị nhiễm trùng trước khi sinh, trong khi chỉ có 28 % trẻ em không mắc CBCL có mẹ bị nhiễm trùng trước khi sinh.
Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng, tình trạng viêm trong thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi và cảm xúc ở trẻ em. Thông tin này nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe của người mẹ đối với đứa con. Phụ nữ mang thai có thể kiểm soát tình trạng viêm bằng cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ vitamin.
Dinh dưỡng tốt có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ mang thai.
Trước đó, một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên Tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ cũng đã điều tra mối liên hệ giữa tình trạng suy dinh dưỡng ở bà mẹ và kết quả tiêu cực, dài hạn ở trẻ em. Cụ thể, nghiên cứu tập trung vào giả thuyết rằng chế độ ăn uống chất lượng trong thai kỳ có liên quan đến nguy cơ thai nhi chậm phát triển thấp hơn.
Nghiên cứu xem xét tình trạng của 762 bà mẹ mang thai trong ba tháng cuối của thai kỳ, những trẻ sơ sinh nhỏ hơn so với những trẻ sơ sinh khác tại thời điểm sinh ra được cho là đã gặp phải những hạn chế về sự phát triển của thai nhi.
Ngoài việc xem xét kích thước thai nhi, nghiên cứu còn điều tra các kết quả phụ trong thai kỳ, bao gồm rối loạn tăng huyết áp, bệnh béo phì so với tuổi thai và bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Chỉ số ăn uống lành mạnh (HEI), một công cụ do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phát triển, được sử dụng để đánh giá chất lượng chế độ ăn của bà mẹ mang thai. HEI dựa trên 13 thành phần dinh dưỡng và chấm điểm từ 1 - 100. Điểm HEI cao tương đương với chế độ ăn lành mạnh hơn, trong khi điểm HEI thấp tương đương với chế độ ăn kém lành mạnh hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
17% bà mẹ mang thai có điểm HEI cao, 83% có điểm HEI thấp hơn. Điểm trung bình là 60/100.
Bệnh nhân có điểm HEI cao ít có nguy cơ gặp phải tình trạng chậm phát triển ở thai nhi hơn 67%.
Những người có điểm HEI cao cũng ít có khả năng bị tăng huyết áp trong thai kỳ hơn 54% so với những người có điểm HEI thấp hơn.
2. Cách thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để có một thai kỳ khỏe mạnh
Các nghiên cứu trên nhấn mạnh vai trò của chế độ ăn uống lành mạnh (có tác dụng chống viêm) sẽ giúp các bà mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, điểm HEI là một công cụ hữu ích để xác định mức ăn uống lành mạnh. Có thể coi điểm HEI cao là chế độ ăn uống chống viêm, ví dụ như chế độ ăn Địa Trung Hải.
Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, giàu dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai bao gồm các nguồn protein chất lượng cao, chất béo lành mạnh, carbohydrate phức hợp, vitamin và khoáng chất.
Một số thực phẩm lành mạnh tốt cho phụ nữ mang thai.
Việc ăn nhiều các nhóm thực phẩm dưới đây có liên quan đến điểm HEI cao hơn và kết quả mang thai khỏe mạnh hơn:
Rau xanh.Trái cây nguyên quả.Đậu/cây họ đậu.Các loại ngũ cốc.Chất béo lành mạnh từ các nguồn như các loại hạt, bơ, dầu ô liu, cá, trứng.Bổ sung thực phẩm giàu men vi sinh, sữa chua.Giữ đủ nước cho cơ thể.
Lưu ý, chế độ ăn quá nhiều đường bổ sung, đồ uống có đường, chất béo chuyển hóa và ngũ cốc tinh chế có liên quan đến điểm HEI thấp hơn, do đó nên tránh.
Phụ nữ mang thai nên tránh ăn thịt nguội, hải sản sống hoặc hun khói, thịt tái, cá có hàm lượng thủy ngân cao, trứng sống, caffeine, rượu...
Thực phẩm dễ kiếm tốt cho 'chuyện ấy', quý ông nên ghi nhớ Chế độ ăn uống đúng cách và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng là rất quan trọng đối với chức năng sinh lý của nam giới. Những thực phẩm nào có lợi? Ngoài những bài tập tăng cường thể chất, nam giới cần thường xuyên bổ sung những thực phẩm tốt cho sinh lý nam - Ảnh minh họa: Getty Việc...