Chế độ ăn uống cho người bị bệnh gout
Bệnh gout thường xảy ra với nam giới trung niên (tuổi 40 – 50) chiếm 95% và những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gout… Môt chê đô dinh dương hơp ly se giup giảm nguy cơ xảy ra các cơn gout cấp.
Han chê dưa nhưng loai thưc phâm sau vao chê đô ăn uông cua ngươi bi gout
Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa nhiều acid uric như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn cá nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo.Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào. Tránh các gia vị như ớt, hạt tiêu,… bởi chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ làm tái phát bệnh gout cấp tính.Hạn chế uống rượu hoặc kiêng tuyệt đối rượu. Rượu làm tăng acid uric trong máu cũng như làm giảm khả năng bài tiết acid uric qua thận, tuy nhiên nếu công việc bạn phải uống, mỗi tuần bạn không nên uống quá ba lần, mỗi lần không quá một ly. Các loại nước có ga như coca, pepsi hay đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, ca cao, trà đặc cũng nên hạn chế tối đa bởi chúng cũng khiến cho việc bài tiết acid uric trở nên khó khăn hơn.Hạn chế sử dụng các loại đường mía và đường củ cải.Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.
Thưc phâm co lơi cho ngươi bi bênh gout
Uống đủ nước: 2-2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau.
Ăn nhiều thực phẩm có carbohydrat cao như bánh mỳ, ngũ cốc, gạo, mì. Các loại thức ăn này có thể làm giảm nồng độ acid uric trong nước tiểu, huyết thanh và tăng khả năng hòa tan acid uric trong nước tiểu.
Nên cung cấp đủ lượng vitamin B và vitamin C, ăn nhiều các thức ăn kiềm tính như rau xanh, hoa quả. Mỗi ngày bệnh nhân gout nên ăn khoảng 1000g rau xanh, 4-5 quả các loại nhưng nên tránh các loại quả chua, dưa muối, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
Ngoài lưu ý về thực đơn, những người bị bệnh gout nên chú ý đến chế độ sinh hoạt, vận động hàng ngày. Nên vận động thường xuyên, vừa sức với các động tác nhẹ nhàng. Bệnh nhân có thể chơi một số môn thể thao như cầu lông, bơi lội, chạy bộ. Tuy nhiên, khi bị các cơn gout cấp tấn công thì tốt nhất không nên vận động mạnh.
Video đang HOT
Theo www.phunutoday.vn
Dấu hiệu của bệnh gout
Gout là căn bệnh khá phổ biến hiện nay đặc biệt ở người già gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Những dấu hiệu bệnh gout sau đây không phải ai cũng biết.
Bệnh gout là gì?
Gout là một bệnh về rối loạn chuyển hóa trong cơ thể (tăng sản xuất hoặc giảm đào thải axit uric trong máu). Theo Y học hiện đại, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh là sự lắng đọng các tinh thể muối urate natri tại các khớp, tim, thận... gây ra các triệu chứng đau, sưng tấy vô cùng khó chịu. Y học cổ truyền gọi đây là bệnh "thống phong".
Các dấu hiệu của bệnh gout.
Bệnh thường xảy ra âm thầm cho tới khi xuất hiện bằng một số triệu chứng như: Người bệnh sẽ đột nhiên cảm thấy đau dữ dội vùng khớp tay, khớp chân đặc biết là ngón chân cái. Cụ thể các biểu hiện của bệnh gout đặc trưng mà bạn nên lưu ý có thể phát hiện như sau:
1. Đau, ê buốt khớp xương
Đau vùng khớp có thể nói là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất khi mắc phải căn bệnh này, cơn đau buốt âm ỉ khéo dài cho tới khi sử dụng thuốc giảm đau mới thuyên giảm. Cơn đau thường bắt đầu vào đêm và cơn đau tăng lên theo mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này.
2. Sưng đỏ, phù khớp
Dễ dàng quan sát từ bên ngoài khi bạn thấy các khớp sưng lên và hơi đỏ ửng đây là tình trạng viêm đang diễn ra. Khi bạn ấn vào vùng bị sưng sẽ có cảm giác nhói đau và mềm như có mủ ở bên trong. Đi lại rất khó khăn khi tình trạng sưng quá to.
3. Hạn chế quá trình vận động
Với những thương tổn ở sụn khớp và bao khớp thì việc di chuyển và vận động các khớp trở thành nỗi ám ảnh của những người mắc bệnh này. Đôi khi có thể làm mất khả năng vận động của người mắc phải.
Do dấu hiệu ban đầu có thể hết trong 1-2 tuần sau đó nên nhiều người lầm tưởng rằng bệnh gout đã khỏi nên không cần tiếp tục thăm khám, điều trị. Chính điều này đã dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm, khi bệnh đã bước sang giai đoạn mạn tính. Đồng thời, lúc này chỉ số acid uric trong máu của người bệnh cũng rất cao.
Ở giai đoạn nặng (gout mạn tính), bệnh gout có những biểu hiện rõ rệt hơn bằng sự xuất hiện các khối u cục xung quanh các khớp, hay còn gọi là hạt tophi. Ban đầu có kích thước nhỏ nhưng nếu không được điều trị thì có thể phát triển to dần gây biến dạng khớp, phá hủy xương, nặng hơn có thể bị tàn phế, tháo khớp thậm chí là tử vong.
Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh sẽ cảm nhận thấy toàn thân sốt nhẹ, lạnh run, ít tiểu tiện, khát nước, mắt có tia đỏ, táo bón đồng thời tâm trạng lo lắng mệt mỏi... Nguy hiểm hơn, bệnh gout được biết đến là căn bệnh rất dai dẳng, khó điều trị dễ tái lại và là tác nhân gây ra những biến chứng khôn lường với sức khỏe người bệnh như: sỏi thận, suy thận, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Do đó, để kiểm soát và ngăn ngừa những hệ quả có thể sảy ra, người bệnh nên đến các cơ sở y tế sớm nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo www.phunutoday.vn
Bật mí những đồ ăn làm giảm cơn đau của người bệnh gout Nếu bạn đang chịu đựng nhiều đau đớn, đây là các biện pháp khắc phục bệnh gout có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Bệnh gút hay còn gọi là bệnh gout, là một loại viêm khớp đột ngột gây sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi tinh thể acid uric lắng đọng trong các khớp của...