Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến thời điểm dậy thì của trẻ
Thực tế, trẻ bước vào giai đoạn phát triển nào thì chế độ dinh dưỡng cần phải phù hợp với giai đoạn phát triển đó. Vì vậy để trẻ phát triển đúng với độ tuổi, cần xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và kiên trì điều chỉnh để hoãn tình trạng dậy thì sớm ở trẻ xảy ra.
1. Chế độ ăn uống có gây ảnh hưởng đến thời điểm dậy thì của trẻ hay không?
Có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng dậy thì ở trẻ và chế độ dinh dưỡng có mối liên quan đến nhau. Mối liên quan đó khiến trẻ bị ảnh hưởng do chế độ ăn uống hàng ngày. Khi trẻ ăn lượng đạm động vật cao nhất khi bước vào giai đoạn dậy thì 7 tháng sau đó. Trong khi đó đối với những trẻ có lượng đạm động vật cao nhất lại trải qua 7 tháng trước đó.
Đây cũng là nguyên nhân khiến độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ khác nhau do quá trình sử dụng chất xơ. Đối với phụ nữ từng sử dụng chất xơ cao hơn từ nhỏ làm chậm quá trình mãn kinh hơn đối với những phụ nữ ít sử dụng chất xơ khi còn nhỏ.
Chế độ dinh dưỡng ở trẻ nhỏ còn gây ra tình trạng béo phì ở trẻ. Béo phì ở trẻ hiện nay ngày càng có xu hướng tăng cao. Điều này liên quan đến sự phát triển cơ xương cao hơn ở trẻ. Nghiên cứu cho kết quả khi trẻ 7 tuổi có ảnh hưởng phát triển xương của trẻ 12 tuổi. Béo phì còn làm trẻ bị thấp hơn so với dự tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Ngoài ra, điều này còn làm tăng sự phát triển của lông mu, lông nách và đặc tính sinh dục khác của trẻ ở thời điểm dậy thì.
Nếu chế độ ăn ở trẻ là yếu tố có thể thay đổi để phù hợp hơn đối với trẻ thì cần kiểm soát và thay đổi chế độ ăn uống của trẻ để làm thời điểm khởi phát dậy thì ở trẻ diễn ra muộn hơn, đúng với lứa tuổi.
Video đang HOT
Kiểm tra trẻ để phát hiện tình trạng chế độ dinh dưỡng có đang phù hợp với trẻ hay không – Ảnh Internet
2. Khi trẻ dậy thì sớm, cần điều chỉnh chế độ ăn uống như thế nào?
Việc điều chỉnh chế độ ăn của trẻ bằng cách cân bằng lượng cung cấp thực phẩm cho trẻ cần đầy đủ dinh dưỡng nhưng không được thừa quá nhiều chất, những thực phẩm trẻ cần bổ sung cho cơ thể cần có một lượng calo thích hợp đối với trẻ.
Phụ huynh cần hướng dẫn trẻ cách nhận thức những loại thực phẩm, thức ăn nên ăn và những loại thực phẩm nên hạn chế. Có thể xây dựng cho trẻ suy nghĩ và lựa chọn thực phẩm tốt, hình thành thói quen ăn uống lành mạnh và phong phú các món ăn với lượng calo ít hơn.
Nên cho trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây giàu các loại vitamin và khoáng chất. Các sản phẩm từ ngũ cốc cũng được lựa chọn. Cần chuẩn bị bữa ăn gia đình chu đáo thay vì lựa chọn những loại thực phẩm mua sẵn từ bên ngoài. Lựa chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc có thể chứa hocmon tăng trưởng gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý và quá trình dậy thì của trẻ.
Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, chiên rán. Các loại sữa cần lựa chọn cho trẻ loại sữa ít béo hoặc không béo. Hạn chế cả đồ ngọt đối với trẻ, nên ăn ở mức độ hợp lý.
Không chỉ chế độ ăn uống mà còn một vài thói quen có thể tác động đến quá trình dậy thì sớm của trẻ. Không nên để tivi trong phòng ngủ của trẻ, không nên để trẻ tiếp xúc với máy tính, điện thoại, các trò chơi điện tử đến quá khuya.
Cần có chế độ ăn uống hợp lý đối với trẻ để làm trì hoãn quá trình dậy thì sớm ở trẻ – Ảnh Internet
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp đối với lứa tuổi và hình thành thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Khuyến khích đối với trẻ đang phát triển dậy thì cần được ngủ đủ từ 9 đến 12 tiếng mỗi ngày.
3. Giải đáp sữa công thức có gây dậy thì sớm ở trẻ
Bản chất sữa công thức trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tuy nhiên đa số đều là các loại từ sữa bò. Các hormone tăng trưởng trong sữa có cấu tạo phù hợp đối với sự phát triển của bò. Do đó, khi trẻ uống sữa công thức thì hormone tăng trưởng không có tác dụng.
Vì thế, điều này lý giải rằng sữa công thức hay sữa tươi đều không phải nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm nên các bậc phụ huynh có thể yên tâm cho trẻ sử dụng sữa mà không còn lo ngại.
Đối với trẻ giai đoạn dậy thì của trẻ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường vận động, giúp trẻ rèn luyện sức khỏe và có lợi ích cho việc trau dồi kỹ năng sống của trẻ về sau. Ngoài ra việc tuân thủ những liệu pháp điều trị sẽ giúp trẻ cải thiện các triệu chứng và ổn định về mặt tâm lý để trẻ tiếp nhận quá trình dậy thì một cách chủ động.
Góc tư vấn: Da nổi mụn tuổi dậy thì, phải làm sao?
Bé gái có dấu hiệu dậy thì và nổi mụn giai đoạn này là mụn của tuổi dậy thì. Nên đưa bé đến gặp trực tiếp bác sĩ da liễu để chẩn đoán đúng, có phác đồ điều trị phù hợp.
Chị N.N.A, phụ huynh có con học lớp 4, ngụ Q.7, TP.HCM cho biết con gái chị thời gian này mặt tự nhiên nổi rất nhiều mụn, mụn đầu đen và các mụn to, đồng thời cháu có dấu hiệu dậy thì (ngực nở, bắt đầu thấy lông mu, lông nách...). Thưa bác sĩ, xử lý mụn trong trường hợp này, nên như thế nào?
Ảnh: Shutterstock
Bác sĩ Phan Thị Thùy Thao, Khoa Da liễu, Bệnh viện Q.11, TP.HCM trả lời: Bé gái lớp 4 có dấu hiệu dậy thì và nổi mụn giai đoạn này là mụn của tuổi dậy thì. Nên đưa bé đến gặp trực tiếp bác sĩ da liễu để chẩn đoán đúng tình trạng mụn là nặng, trung bình hay nhẹ để có phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên cho bé ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây, rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế ăn các đồ ăn ngọt, béo, nhiều dầu mỡ. Khi con ra ngoài, nên mang khẩu trang tránh nắng, bụi. Phụ huynh đặc biệt chú ý không tự ý mua các loại kem hay mỹ phẩm về cho con dùng mà không có chỉ định của bác sĩ da liễu. Các sản phẩm đó có thể làm cho mụn nặng hơn.
Theo bác sĩ Thao, hiện nay nhiều học sinh có dấu hiệu dậy thì sớm, nhiều bé 8 - 9 tuổi đã có dấu hiệu dậy thì vì chế độ ăn uống đầy đủ và nhiều chất dinh dưỡng. "Con người ai cũng trải qua các giai đoạn dậy thì để lớn lên. Quan trọng nhất là các bố mẹ nên đồng hành cùng con, chuẩn bị tâm lý cho bé từ sớm để trải qua giai đoạn này mà không bị bỡ ngỡ", bác sĩ Thao nói.
Con chưa yêu bầu ngực đã tiết sữa, mẹ bất ngờ khi nghe thú nhận của bé với bác sĩ Mới đang học trung học nhưng bé gái Yan đã có "sữa mẹ". Cô bé lập tức được đưa tới bác sĩ để chuẩn đoán. Như chúng ta đã biết, sữa mẹ được tiết ra từ ngực của người phụ nữ khi họ bước vào giai đoạn mang bầu hoặc sau sinh con. Tuy nhiên, gần đây cô bé Yan (biệt danh) ở...