Chế độ ăn liên quan thế nào với các bệnh ung thư?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nhiều loại bệnh ung thư.
Mối liên quan giữa chế độ ăn và ung thư
Ung thư vú : Tăng cường ăn rau có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú âm tính với thụ thể estrogen, trong khi tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú nói chung.
Ung thư phổi: Hút thuốc lá nhiều làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Ngược lại, những người tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn;
Ung thư đại trực tràng: Ăn quá nhiều các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Trong khi đó, các chất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa trong thực phẩm, có lợi cho việc phòng chống ung thư đại trực tràng;
Ung thư gan: Uống rượu bia là yếu tố chính gây ung thư gan. Cùng với đó, thường xuyên ăn thực phẩm bị mốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.
Ung thư dạ dày : Ăn nhiều muối hoặc hun khói trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày; ăn nhiều trái cây và rau quả và bổ sung vitamin A, E và selen có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày;
Ung thư thực quản : Hút thuốc và uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản , và ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp ngăn ngừa bệnh này.
Tránh xa những tác nhân gây ung thư thường gặp
Video đang HOT
Chất gây ung thư là những chất làm tăng xác suất đột biến gen tế bào, và sau đó làm tăng nguy cơ ung thư:
Thực phẩm bị mốc do Aflatoxin
Aflatoxin có độc tính cao và được coi là chất gây ung thư mạnh, chủ yếu gây ung thư gan và cũng có thể gây ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư trực tràng và nhiều bệnh ung thư khác.
Gạo, đậu, lạc, các loại hạt và các loại thực phẩm khác có hàm lượng tinh bột cao sẽ sinh ra độc tố aflatoxin khi bị mốc. Ngoài ra, thớt, đũa, khăn lau,… cũng có thể sinh ra độc tố aflatoxin nếu thức ăn còn sót lại và bị ẩm.
Do đó, chúng ta nên bảo quản lạc, ngô, đậu và các loại thực phẩm khác ở nơi có nhiệt độ thấp và khô ráo; bộ đồ ăn phải đảm bảo vệ sinh, giữ khô ráo, thay mới thường xuyên.
Thực phẩm được bảo quản bằng nitrit
Bản thân nitrit không gây ung thư, nhưng sau khi phản ứng với protein, nó có thể chuyển hóa thành nitrosamine gây ung thư trong cơ thể. Nitrosamine có độc tính mạnh với gan và gây ra nhiều loại ung thư như ung thư gan, ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư phổi và ung thư tuyến tụy.
Nitrit thường được sử dụng như một chất bảo quản và phổ biến trong các sản phẩm thịt chế biến sẵn. Bên cạnh đó, các loại dưa muối được ghi nhận có hàm lượng nitrit cao hơn trong 20 ngày đầu muối chua. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo hạn chế ăn các loại dưa muối xổi.
Benzopyrene trong thịt nướng
Benzopyrene thuộc nhóm hydrocacbon thơm đa vòng, một chất gây ung thư mạnh đã được công nhận. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một liều lượng nhất định của benzopyrene trong thực phẩm có thể gây ung thư gan và các khối u đường tiêu hóa.
Benzopyrene thường được tìm thấy trong thực phẩm nướng, thực phẩm sẽ bị carbon hóa trong quá trình hun khói và nướng, đồng thời benzopyrene sẽ tăng lên đáng kể.
Vì vậy, nên ăn ít đồ nướng và đồ hun khói, khi tự làm đồ nướng không nên để đồ ăn quá gần lửa than và không ăn phần bị cháy. Khi chiên thực phẩm, hãy cố gắng rút ngắn thời gian càng nhiều càng tốt.
Thuốc lá và rượu
Thuốc lá và rượu có liên quan mật thiết đến bệnh ung thư. Thuốc lá có chứa nhiều chất gây ung thư, không chỉ đi qua miệng hoặc đường hô hấp mà còn lưu thông khắp cơ thể theo máu, làm tổn thương các tế bào bình thường và gây ra các bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư vú và ung thư vòm họng.
Sau khi rượu vào cơ thể con người, nó được chuyển hóa thành acetaldehyde bởi gan, và acetaldehyde làm tăng nguy cơ tổn thương ADN, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư. Lạm dụng rượu bia liên quan chặt chẽ đến bệnh ung thư gan, ung thư miệng, ung thư vòm họng và ung thư thực quản.
Cắt polyp giúp giảm 80% tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng
Hội nội soi Nhật Bản khuyến cáo, khám sàng lọc và nội soi đại trực tràng giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng, đặc biệt cắt polyp qua nội soi giúp giảm tới 80% tỷ lệ mắc loại ung thư này.
TS.BS Bùi Ánh Tuyết, Trưởng khoa Nội soi thăm dò chức năng, Bệnh viện K cho biết, ung thư đường tiêu hóa là bệnh ung thư thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt ung thư đại trực tràng đang có xu hướng tăng lên.
Ghi nhận ung thư 2018 tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả hai giới với số ca mắc mới là 14.733 và 7.856 trường hợp tử vong. Cũng theo thống kê của WHO, với nhóm bệnh nhân phát hiện bệnh giai đoạn sớm có tỷ lệ sống sau 5 năm đạt 90%, bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn thì chỉ khoảng 10%.
Theo ghi nhận tại bệnh viện K, hiện tại hơn 70% bệnh nhân ung thư đến khám ở giai đoạn muộn với các nhu cầu điều trị giảm đau và chăm sóc triệu chứng là chủ yếu. Việc bệnh nhân đến các cơ sở y tế khám bệnh ở giai đoạn muộn khiến hiệu quả của việc chữa bệnh bị giảm rất nhiều.
Trong đó, việc không thực hiện tầm soát ung thư đại trực tràng, nội soi đại trực tràng khi qua tuổi 40 - 50 là phổ biến.
Theo khuyến cáo của hiệp hội nội soi Nhật Bản, khám sàng lọc và nội soi đại trực tràng giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư đại trực tràng, đặc biệt cắt polyp qua nội soi giúp giảm tới 80% tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng.
Theo các chuyên gia, polyp đại trực tràng bệnh lý tương đối phổ biến. Điều đáng mừng là phần lớn chúng thường không gây hại. Tuy nhiên, có một số loại polyp có khả năng phát triển thành ung thư nếu không được phát hiện kịp thời.
Bản chất của polyp đại tràng không phải u, mà là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, tổn thương này do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới lớp niêm mạc tăng sinh tạo thành.
Vì thế, khi nội soi phát hiện polyp đại trực tràng bác sĩ thường chỉ định cắt bỏ polyp để loại trừ nguy cơ polyp rơi vào nhóm có thể tiến triển thành ung thư.
Tuy nhiên, khả năng polyp tiếp tục mọc lại kể từ lần cắt đầu tiên là 30%. Do đó, người bệnh cần lưu ý tái khám theo định kỳ. Đặc biệt, việc tái khám định kỳ bằng nội soi cũng là phương pháp quan trọng để phát hiện nguy cơ tiến triển ung thư.
Hầu hết các ca mắc ung thư đại trực tràng thường không có nguyên nhân rõ ràng, tuy nhiên những trường hợp sau có nguy cơ cao hơn ở những đối tượng sau: Ngoài 50 tuổi; Gia đình có tiền sử bị bệnh này; Có tiền sử polyp đại tràng; Đã từng mắc chứng viêm ruột; Có lối sống không lành mạnh.
Do đó, với những người có nguy cơ cao này, việc tái khám, nội soi đại trực tràng theo chỉ định của bác sĩ rất quan trọng để phát hiện sớm nguy cơ ung thư, can thiệp kịp thời.
Ai có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng? Ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 trong số 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả hai giới. Ai cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này, nhưng nguy cơ sẽ tăng lên nếu có các yếu tố sau. TS.BS Bùi Ánh Tuyết, Trưởng khoa Nội soi thăm dò chức năng cho biết, ung thư đường tiêu hóa là bệnh...