Chế độ ăn Ketogenic kiểm soát bệnh đái tháo đường
Đối với người bệnh đái tháo đường, chế độ ăn là một trong những chìa khoá quyết định sự thành bại của việc điều trị căn bệnh này. Chế độ ăn “Ketogenic” là một lựa chọn mới rất đáng quan tâm cho người bệnh.
Chế độ ăn ketogenic là gì?
Chế độ ăn ketogenic là một chế độ ăn uống hạn chế tinh bột (carbohydrate) với số lượng rất thấp (thường dưới 50 gram) và tăng lượng chất béo chưa bão hoà và đạm, nhằm tạo ra trạng thái chuyển hóa năng lượng mới từ chất béo (trái ngược với năng lượng lấy từ tinh bột).
Chế độ ăn ketogenic đã được sử dụng từ những năm 1920 trong điều trị các rối loạn sức khỏe như bệnh động kinh. Hiện nay, chế độ ăn ketogenic đang được sử dụng cho một loạt các rối loạn sức khỏe, bao gồm u nguyên bào thần kinh đệm (glioblastoma), mất trí nhớ, quản lý cân nặng, đái tháo đường, ung thư, thậm chí cả mụn trứng cá. Ngoài ra, một số vận động viên đã biết và sử dụng chế độ ăn ketogenic hoặc các phiên bản biến thể của chế độ ăn này để tăng hiệu suất tập luyện và giảm mỡ.
Thông thường, chế độ ăn ketogenic tiêu thụ 25-50 gam carbohydrate mỗi ngày. Những người theo chế độ ăn ketogenic tiêu thụ 60-70 % lượng calo từ chất béo, 20-30 % từ đạm (protein), và không quá 5-10 % từ tinh bột (carbohydrate). Cụ thể đối với một người theo chế độ ăn uống 1800 calo mỗi ngày, họ sẽ cần tiêu thụ 140 gram chất béo, 90 gram protein và 45 gram carbohydrate mỗi ngày.
Các nghiên cứu về chế độ ăn ketogenic
Trong một nghiên cứu, đánh giá 262 bệnh nhân trong 10 tuần, bệnh nhân thực hiện theo chế độ ăn ketogenic bao gồm 3-5 phần rau, protein vừa phải và ăn chất béo cho đến khi thấy vừa đủ (với trọng tâm là chất béo), tất cả những người tham gia đã có thể loại bỏ ít nhất một loại thuốc đái tháo đường, mức HbA1C giảm, và đã giảm 20% chất béo trung tính (các chất béo có hại làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch). Những người tham gia được giáo dục dinh dưỡng và được theo dõi chặt chẽ bởi chuyên gia sức khỏe. Ngoài ra, họ được theo dõi hàng ngày về lượng đường trong máu để có thể điều chỉnh thuốc.
Một phân tích của 13 nghiên cứu cho thấy những người ăn theo chế độ ăn ketogenic rất ít calo (ít hơn 50 gram mỗi ngày) giảm trọng lượng cơ thể và huyết áp tâm trương so với những người ăn chế độ ăn ít chất béo bao gồm ít hơn 30% lượng calo từ chất béo. Ngoài ra, những người theo chế độ ăn ketogenic đã tăng mức cholesterol tốt HDL.
Một nghiên cứu phân tích khác bao gồm tổng cộng 09 nghiên cứu với 734 bệnh nhân đái tháo đường, chế độ ăn carbohydrate thấp có ảnh hưởng đáng kể đến giảm nồng độ HbA1c và làm giảm đáng kể nồng độ triglyceride.
Các thực phẩm thường có trong chế độ ăn ketogenic.
Lời khuyên khi áp dụng chế độ ăn ketogenic
Nếu bạn bắt đầu chế độ ăn ketogenic thì tốt nhất là không nên áp dụng mạnh tay ngay. Chuyên gia dinh dưỡng Sarah Currie, Hoa Kỳ khuyên rằng: “Nếu ai đó quen với việc ăn 200 gram carbohydrate mỗi ngày và đột nhiên giảm xuống 50 gram hoặc thấp hơn, họ sẽ cảm thấy có nhiều vấn đề phát sinh và sẽ không bền bỉ lâu dài để sử dụng chất béo làm nhiên liệu. Việc giảm carbohydrate mạnh có thể có tác dụng đối với một số người, nhưng có thể nguy hiểm cho người đang sống với bệnh đái tháo đường, đặc biệt nếu họ không quản lý chặt chẽ đường máu và thuốc đang dùng của họ.
Video đang HOT
Các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà giáo dục đái tháo đường đồng ý rằng loại chất béo bạn chọn sẽ rất quan trọng đối với sức khỏe và tuổi thọ. Vì một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn carbohydrate thấp trong chế độ ăn ketogenic có thể làm tăng cholesterol xấu LDL. Điều quan trọng là phải hạn chế lượng chất béo bão hòa từ sản phẩm thịt chế biến, pho mát béo, bơ, kem. Tốt nhất là chọn chất béo chưa bão hòa, chẳng hạn như dầu, quả hạch, hạt, bơ.
Chế độ ăn ketogenic kết hợp một lượng lớn protein, có thể gây hại cho thận và có thể không thích hợp cho những bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận đi kèm.
Theo khoe365
Những thực phẩm người bị đái tháo đường lâu lâu hãy "đụng đũa"
Người bị bệnh đái tháo đường được khuyên hạn chế ăn phủ tạng động vật hay những thực phẩm chế biến sẵn được vì chúng có chỉ số đường huyết khá cao.
Những thực phẩm nói trên người bệnh đái tháo đường nên hạn chế sử dụng
Với người bệnh đái tháo đường, thức ăn cần phải được coi như thuốc để duy trì chỉ số đường huyết ổn định. Do đó, bên cạnh việc điều trị thuốc, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Theo đó, chỉ số đường huyết được coi là một chỉ tiêu để lựa chọn thực phẩm. Việc sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ làm tăng đường máu từ từ và chậm sau ăn, ngược lại thực phẩm với chỉ số đường huyết cao làm tăng đường máu nhanh và cao mức sau ăn.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, về nguyên tắc dinh dưỡng, cần đảm bảo đủ năng lượng, các chất glucid, protid, chất xơ, chất béo (ưu tiên lựa chọn chất béo có nguồn gốc thực vật). Bên cạnh đó, đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất, chú ý tăng cường canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin E. Nên ăn 3 bữa/ngày và ổn định giờ ăn.
Gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn là những sản phẩm được khuyên dùng
Những thực phẩm bệnh nhân đái tháo đường nên dùng gồm:
- Nhóm chất bột: gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn... Nên chọn: Gạo lứt, bánh mỳ đen hoặc ngũ cốc xay xát dối thay cho gạo trắng, bún, phở, gạo trắng hoặc các thực phẩm qua tinh chế.
- Nhóm chất đạm: Tăng cường các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo như thịt bò, thịt gà, cá, tôm... Đạm thực vật: đậu tương, đậu nành.
- Nhóm chất béo: Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng...)
- Nhóm rau: Đa dạng các loại rau, nhất là các loại rau mềm, non
Các loại quả có chỉ số đườg huyết thấp được khuyên sử dụng thường xuyên
- Nhóm quả: Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: Thanh long, roi, bưởi, ổi, cam, đu đủ chín
- Nhóm sữa: Các loại sữa có chỉ số đường huyết thấp.
Những thực phẩm cần hạn chế "đụng đũa"
Và hạn chế ăn các loại trái cây chín nói trên
- Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như: Miến dong, bánh mỳ trắng, khoai củ chế biến dưới dạng nướng...
- Phủ tạng động vật như: Tim, gan, bầu dục, những thực phẩm chế biến sẵn như thịt, cá hộp, giò chả... Mỡ động vật
- Các loại quả có hàm lượng đường cao: Táo, na, nhãn, vải, mít, chuối, hồng xiêm, chôm chôm...
Nhóm thực phẩm không nên dùng
- Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường.
- Các loại quả sấy khô.
- Rượu, bia, nước ngọt có đường
Ngoài ra, khi chế biến thực phẩm cần hạn chế các món rán. Các loại mỡ động vật (thịt gà ăn bỏ da). Các loại củ không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao. Hạn chế các loại nước quả ép, xay sinh tố; nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.
Nên ăn món luộc, hấp, chế biến mềm nhừ dễ tiêu hóa. Hạn chế các món rán, các loại mỡ động vật. Thịt gà ăn nên bỏ da.
Bản chỉ số đường huyết trong một số thực phẩm
Thực đơn mẫu được khuyến cáo cho người bị đái tháo đường
6 giờ: Bữa sáng: bún cá.
9 giờ: Bữa phụ sáng khoai sọ luộc: 3 củ nhỏ (100g);
11 giờ: Bữa trưa: cơm gạo tẻ: 60g (lưng bát); thịt băm: 30g; đậu luộc: 1 bìa; rau luộc: 200g (miệng bát); dầu ăn 100ml
15 giờ: Bữa phụ chiều: quả chín (bưởi: 200g)
18 giờ: Bữa tối: cơm gạo tẻ: 60g (lưng bát); cá trắm rán: 100g; bí xanh luộc: 200g (miệng bát); dầu ăn 10 ml
21 giờ: Bữa phụ tối: sữa: 120ml (3 muỗng gạt miệng)
Bác sĩ Nguyễn Văn Nguyên, Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp
Theo nld.com.vn
Chế độ ăn keto đối với tiểu đường Chế độ ăn ketogenic không chỉ giúp giảm cân mà còn có thể kiểm soát tiểu đường loại 2. Shutterstock Các chuyên gia thuộc Bệnh viện Care ở Ấn Độ phát hiện những người theo chế độ ăn ketogenic (keto) trong 3 tháng cải thiện đáng kể khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. "Một chế độ ăn giảm carbohydrate (carb) trong...