Chế độ ăn ít rau xanh khiến nhiều người dễ mắc căn bệnh nguy hiểm này?
Theo các chuyên gia, bệnh túi thừa đại tràng rất nhiều người gặp phải nhưng thường không biết. Nếu không xử lý đúng cách, nguy cơ thủng đại tràng dễ xảy ra.
Và một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh túi thừa đại trạng lại xuất phát từ chế độ ăn ít rau xanh, nhiều dầu mỡ.
Bệnh nhân H.Q.V, 36 tuổi (Hà Nội) tiền sử khỏe mạnh, không có biểu hiện triệu chứng cơ năng đặc biệt gì. Tuy vậy, bệnh nhân rất lo lắng khi đi khám sức khỏe, soi đại tràng ở nhiều cơ sở y tế lớn cho thấy đại tràng ngang có một khối lồi lớn. Trên hình ảnh nội soi ánh sáng trắng tại các bệnh viện, các bác sĩ nhận định khối lồi này có thể là một khối u có kích thước 1,5cm ở thành đại tràng và khuyến cáo bệnh nhân nên can thiệp cắt bỏ khối u.
Quá lo lắng bệnh nhân đã đi kiểm tra lại một lần nữa tại Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật. GS.TS.BS Đào Văn Long- Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Nguyên trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Hội đồng sáng lập Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật cho biết: “Sau khi bệnh nhân đến kiểm tra lại một lần nữa để chỉ định phẫu thuật, chúng tôi đã sử dụng công nghệ đa luồng sáng LCI/BLI để chẩn đoán. Khi bật chế độ ánh sáng lên cho thấy hình ảnh nội soi thấy khối thay đổi kích thước cho thấy bệnh nhân bị túi thừa đảo ngược mà không phải khối u.
Nếu chẩn đoán hình ảnh cho thấy khối u mà lấy sinh thiết vô tình sẽ làm thủng túi thừa khi đó mà cắt thì làm hỏng đại tràng. May mắn bệnh nhân đã được chẩn đoán chính xác nhờ chẩn đoán hiện đại và sử dụng chế độ AI đem lại”.
Các bác sĩ đang thực hiện nội soi cho bệnh nhân. Ảnh TG
Theo chuyên gia, túi thừa là một khiếm khuyết của thành đại tràng mà không có lớp cơ, chỉ có lớp niêm mạc và lớp thành ngoài. Vì vậy ở trên thành của túi thừa sẽ mỏng hơn các vùng đại tràng khác. Bất kỳ động tác nào như các can thiệp thăm dò đối với vị trí là u này, trong khi thực tế lại là túi thừa đảo ngược. Chỉ cần chọc vào có thể gây thủng đại tràng dẫn tới bệnh nhân phải đi mổ cấp cứu.
Túi thừa đại tràng là bệnh rất phổ biến nhưng hầu như mọi người đều không biết rằng mình có túi thừa. Bệnh hay gặp ở những người có khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhiều dầu mỡ, táo bón, béo phì, ít vận động… làm tăng áp lực trong lòng đại tràng. Ngoài ra, một số người lạm dụng thuốc như Corticoide, thuốc kháng viêm không steroides…cũng làm tăng nguy mắc bệnh.
Để phòng tránh bệnh, mọi người cần chú ý có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học và hợp lý. Cần tăng cường bổ sung chất xơ từ lúa mì, ngũ cốc và nhiều loại thực phẩm khác sẽ khiến phân mềm hơn, giảm áp lực của lòng ruột trong quá trình tiêu hóa. Tránh ăn các thực phẩm có dạng hạt nhỏ để làm giảm nguy cơ chúng đọng lại túi thừa gây viêm như hạt vừng, hạt trong các loại quả dưa chuột, ổi, cà chua…; Duy trì uống nước đầy đủ và thói quen luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
Túi thừa đại tràng thường chứa phân bị kẹt trong lòng túi, về lâu dần đóng thành cục đá phân làm nghẹt lòng túi thừa và ép vách túi thừa, làm vi trùng phát triển mạnh gây viêm. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể gây biến chứng như thủng túi thừa gây viêm phúc mạc, xuất huyết túi thừa, áp xe túi thừa, viêm phúc mạc do viêm túi thừa vỡ… Bởi vậy khi người bệnh có những dấu hiệu như đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, bón, sốt, đi cầu ra máu… không nên chủ quan.
Video đang HOT
Mọi người cần đi khám, xét nghiệm máu, chụp MSCT bụng để có chẩn đoán, điều trị thích hợp. Hiện soi đại tràng là biện pháp đơn giản giúp nhìn trực tiếp hình ảnh túi thừa, phát hiện được các bệnh lý kèm theo của đại trực tràng.
Việc tự ý mua thuốc uống khi có những biểu hiện đau rất nguy hiểm dễ biến chứng viêm túi thừa vỡ, tạo áp xe ổ bụng. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng không cấp cứu kịp có thể nguy hiểm tính mạng.
Nguyên tắc sống còn khi trẻ bị sốt
Khi trẻ sốt, nhiều phụ huynh thiếu kinh nghiệm vẫn xử trí lúng túng và lo lắng quá mức dẫn đến tình hình khó cải thiện.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, sốt là tình trạng tăng nhiệt độ của cơ thể trên mức bình thường. Ở trẻ em, phụ huynh có thể xác định sốt khi nhiệt độ cơ thể các bé ở một số vị trí vượt ngưỡng thông thường như 38 độ C ở hậu môn, 37,5 độ C với miệng hay 37,2 độ C khu vực nách.
Ngoài ra, các dấu hiệu khác cho thấy trẻ sốt là cáu gắt, khó chịu trong người, chạm vào thấy nóng, vã mồ hôi...
Các bước chăm sóc trẻ sốt
Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu sốt, bác sĩ Đức khuyên cha mẹ không nên quá lo lắng và nhanh chóng chăm sóc con với các bước sau:
Nới lỏng quần áo
"Phụ huynh nên thay ngay cho trẻ quần áo thoáng mát, tránh các đồ quá dày, khó thoát nhiệt. Nếu trẻ đang mang bỉm, chúng ta cũng cần cởi bỉm và để bé mặc quần", bác sĩ Đức cho hay.
Bổ sung nước và điện giải
Vị chuyên gia này khẳng định oresol là loại nước bổ sung điện giải tốt nhất cho trẻ, nhất là trong trường hợp bé sốt kèm tiêu chảy, nôn. Tuy nhiên, loại nước này khá khó uống và dễ khiến trẻ nôn. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ uống theo ngụm nhỏ và nghỉ khoảng 5-10 phút mỗi lần.
Ngoài ra, phụ huynh cần đặc biệt chú ý pha cả gói với lượng nước theo hướng dẫn. Việc pha nửa hay 1/3 gói có thể làm thay đổi nồng độ chất điện giải trong dung dịch, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như trẻ co giật, rối loạn tri giác...
Cha mẹ không nên lo lắng quá mức khi con sốt và cần bình tĩnh chăm sóc trẻ đúng cách. Ảnh: Todayparents.
"Nếu quá khó khăn trong việc uống oresol, cha mẹ có thể thay thế bằng các chế phẩm khác như nước lọc, nước trái cây hoặc sữa...", bác sĩ Đức khuyên.
Dùng thuốc hạ sốt
Với trẻ sốt trên 38,5 độ C (38 độ C với trẻ có tiền sử sốt cao co giật), phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
Cụ thể, paracetamol là loại thuốc được khuyến cáo dùng khi chưa thể loại trừ trẻ có sốt xuất huyết hay không. Trong khi đó, ibuprofen là thuốc dùng theo chỉ định của bác sĩ khi chắc chắn trẻ không sốt xuất huyết.
Một phương pháp khác được khuyên dùng hiện nay là miếng dán hạ sốt. Tuy nhiên, bác sĩ Đức khẳng định sản phẩm này không có tác dụng hạ sốt, chỉ tạo cho trẻ cảm giác mát, dễ chịu tại vị trí dán.
Chườm ấm
Bác sĩ Đức giải thích: "Việc chườm ấm có thể giúp trẻ hạ sốt nhờ khiến lỗ chân lông cũng như mạch máu ngoại vi giãn nở, tăng khả năng tản nhiệt".
Để chườm ấm, cha mẹ dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm kết hợp lau người cho trẻ. Sau khoảng 15-30 phút, phụ huynh cần đo lại thân nhiệt của trẻ và dừng chườm khi nhiệt độ của bé xuống dưới 37,5 độ C.
Một số lưu ý khi chườm ấm là cha mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách nhúng khuỷu tay xuống chậu. Nước đủ ấm là cảm giác như khi chúng ta tắm cho em bé. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lau nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh khiến trẻ đau rát, mẩn đỏ.
Cho ăn
"Dù việc bổ sung dinh dưỡng là rất tốt, trẻ thường kén ăn hơn khi bị sốt. Do đó, chúng ta chỉ nên cho trẻ ăn khi bé muốn, không nên ép buộc", bác sĩ Đức cho hay.
Vị chuyên gia này cũng khuyến cáo phụ huynh cần cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu như bé dưới 3 tháng tuổi sốt trên 38,5 độ C, mệt mỏi, có phát ban trên da, tiêu chảy hoặc nôn nhiều, mất nước, sốt hơn 3 ngày hay trẻ có vấn đề bệnh lý mạn tính.
Xử trí khi trẻ sốt co giật
Theo bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, tình trạng co giật do sốt xảy ra ở khoảng 2-5% trẻ, thường gặp ở các bé từ 6 tháng đến 5 tuổi. Co giật thường xảy ra trong ngày đầu tiên bị bệnh, thân nhiệt trên 39 độ C. Cơn co giật chủ yếu kéo dài khoảng 1-2 phút và không gây tổn thương não cũng như sự phát triển của trẻ.
Khi trẻ co giật, phụ huynh cần lưu ý các khuyến cáo của bác sĩ và đưa bé đến cơ sở y tế sau cơn đầu tiên. Ảnh: Yorkdispatch .
Đáng chú ý, một số cơn co giật có thể kéo dài trên 10 phút, nhất là những bệnh nhân co giật khu trú. Một số trường hợp co giật nhiều hơn một cơn trong 24h có nguy cơ tăng nặng thành động kinh.
Dù vậy, phần lớn cơn co giật do sốt sẽ tự hết trong vài phút. Lúc này, cha mẹ cần bình tĩnh và thực hiện một số bước gồm đặt trẻ nằm nghiêng ở bề mặt phẳng (đảm bảo trẻ không bị rơi), tính giờ, loại bỏ những đồ sắc nhọn xung quanh, nới lỏng quần áo, quan sát cơn co giật, không đặt bất cứ đồ vật gì vào miệng trẻ cũng như ôm hay chạm vào con.
Bác sĩ Đức cho hay chúng ta có thể hạn chế co giật ở trẻ bằng việc kiểm soát cơn sốt như dùng thuốc nhóm paracetamol, ibuprofen ngay giai đoạn mới sốt để bé thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc này không được khuyến cáo ở những người không sốt.
"Phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất sau cơn co giật đầu tiên dù nó chỉ kéo dài vài phút. Đặc biệt, cha mẹ cần gọi cấp cứu nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc đi kèm triệu chứng nôn, gáy cứng, rối loạn nhịp thở, li bì", bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức nhấn mạnh.
Ngã từ mái nhà, cụ ông 73 tuổi vỡ lách, vỡ thận Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa cấp cứu thành công cho cụ ông 73 tuổi ngã từ mái nhà bị vỡ lách, vỡ thận. Đây là một trong nhiều trường hợp đa chấn thương đã được cấp cứu, điều trị can thiệp kịp thời tại bệnh viện. Bệnh nhân là một cụ ông 73 tuổi tai nạn sinh...