Chế độ ăn cho người bị áp xe thận
Những người mắc bệnh về thận nói chung hay bệnh áp xe thận nói riêng đều cần có một chế độ ăn uống tốt. Chế độ dinh dưỡng đúng sẽ giúp người bệnh áp xe thận khỏe hơn, hỗ trợ quá trình điều trị, các nhiễm trùng thận mau lành.
Áp xe thận là hiện tượng xuất hiện ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi.
Theo Quỹ Thận Hoa Kỳ, kế hoạch ăn uống thân thiện với thận bao gồm các loại thực phẩm tốt cho thận, hạn chế các loại thực phẩm và chất lỏng khác để một số khoáng chất trong những thực phẩm đó (như kali) không tích tụ ở mức cao trong cơ thể người bệnh.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh áp xe thận
Theo BSCKII. Đặng Đức Hảo, Trung tâm thận tiết niệu và lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai, mặc dù hầu hết các bệnh nhiễm trùng thận điều trị hiệu quả và phục hồi nhanh chóng nhưng trong một số ít trường hợp có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt nếu không được điều trị.
Ngoài điều trị bệnh, chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, phòng ngừa biến chứng của bệnh áp xe thận. Chế độ ăn phù hợp, lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ quá trình hồi phục và ngăn ngừa các biến chứng..
Chế độ ăn phù hợp sẽ giúp hỗ trợ quá trình hồi phục, ngăn ngừa các biến chứng ở người bệnh áp xe thận.
Giảm gánh nặng cho thận: Thận có chức năng lọc máu và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Khi mắc áp xe thận, chức năng này bị suy giảm. Việc ăn uống hợp lý giúp giảm lượng chất thải mà thận phải xử lý, từ đó giảm áp lực lên thận.
Kiểm soát nhiễm trùng: Áp xe thận thường do nhiễm trùng gây ra. Một số loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Cân bằng chất điện giải: Bệnh nhân áp xe thận thường bị rối loạn cân bằng chất điện giải như natri, kali. Chế độ ăn giúp điều chỉnh lượng chất điện giải, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như tim mạch.
Cung cấp năng lượng: Bệnh nhân cần được cung cấp đủ năng lượng để duy trì các hoạt động sống và hồi phục sức khỏe.
Hỗ trợ điều trị: Chế độ ăn kết hợp với điều trị bằng thuốc sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng hơn.
2. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh áp xe thận
Video đang HOT
Uống nhiều nước : Uống nhiều nước có thể giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể, giúp loại bỏ nhiễm trùng nhanh hơn, giúp làm sạch hệ thống tiết niệu. Uống nhiều nước cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu – là một nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng thận – vì vậy đây là một thói quen tốt nên duy trì. Người bệnh nên đặt mục tiêu uống ít nhất 8 ly chất lỏng (khoảng 2,5 lít nước) mỗi ngày.
Uống men vi sinh : Probiotic có lợi ích với người bệnh điều trị nhiễm trùng thận, giúp kiểm soát vi khuẩn khỏe mạnh trong cơ thể. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy men vi sinh hỗ trợ giảm tiêu chảy liên quan đến kháng sinh ở bệnh nhân. Probiotic có trong các thực phẩm như sữa chua, nấm sữa Kefir, dưa bắp cải, tempeh đậu nành, súp rong biển miso…
Bổ sung vitamin C : Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ các mô trong cơ thể khỏi stress oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe thận.
Vitamin C giúp ngăn ngừa sẹo thận trong quá trình nhiễm trùng thận cấp tính, tăng cường các enzyme trong thận. Có thể bổ sung vitamin C hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng này có trong rau, trái cây…
3. Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị áp xe thận
Thực phẩm nên ăn
Súp rong biển miso là nguồn protein và chất xơ tốt, chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho người bệnh áp xe thận.
Súp rong biển Miso: Miso được làm bằng cách lên men đậu nành với muối và một loại nấm gọi là koji. Miso còn được làm bằng cách trộn đậu nành với các thành phần khác, chẳng hạn như lúa mạch, gạo, lúa mạch đen. Miso là một nguồn protein và chất xơ tốt, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, các hợp chất thực vật, vitamin K, mangan, đồng.
Bắp cải: Có chứa nhiều vitamin K, vitamin C, vitamin B. Bắp cải có chứa ít kali, phốt pho và natri. Đồng thời có cung cấp chất xơ không hòa tan, giúp thúc đẩy nhu động ruột.
Bông cải xanh: Là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin C, vitamin K, vitamin B. Bông cải xanh cũng chứa các hợp chất chống viêm như indoles và là nguồn chất xơ tuyệt vời. Thêm vào đó, súp lơ còn được sử dụng thay thế khoai tây cho món ăn ít kali.
Quả nam việt quất: Loại quả này có lợi cho cả đường tiết niệu và thận. Trong quả này có chứa chất phytonutrients được gọi là proanthocyanidin loại A, có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn bám vào niêm mạc đường tiết niệu, bàng quang, ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này rất có ích với những bệnh nhân mắc bệnh thận.
Nho đỏ: Nho đỏ chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa là flavonoid có tác dụng giảm viêm. Loại trái cây này rất thân thiện với thận.
Ức gà: Là nguồn protein chất lượng cao, ít chất béo. Ức gà không da chứa ít phốt pho, kali và natri hơn các phần khác của thịt gà. Nên lựa chọn thịt gà tươi, tránh các loại thịt gà nướng sẵn vì những loại đó có chứa một lượng lớn natri và phốt pho.
Lòng trắng trứng: Lòng đỏ rất bổ dưỡng nhưng lại chứa hàm lượng phốt pho cao. Trong khi đó lòng trắng trứng cung cấp một nguồn protein chất lượng cao và thân thiện với thận. Đây cũng là lựa chọn tuyệt vời cho những bệnh nhân thận đang điều trị lọc máu, người cần lượng protein cao nhưng lại phải hạn chế phốt pho.
Hành tây: Giúp tăng hương vị cho món ăn thay muối và không chứa natri. Hành tây cung cấp vitamin C, mangan, vitamin B, bao gồm cả folate. Chúng cũng chứa các sợi prebiotic, giúp giữ cho hệ thống tiêu hóa luôn khỏe mạnh, cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Tỏi: Là nguồn cung cấp mangan, vitamin C, vitamin B6 và chứa các hợp chất lưu huỳnh có đặc tính chống viêm.
Thực phẩm nên tránh
Uống cà phê có thể cản trở quá trình chữa lành vết thương do nhiễm trùng.
BSCKII. Đặng Đức Hảo cho biết, để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm sau:
Thực phẩm chứa nhiều natri:Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh như thịt muối, thịt xông khói, xúc xích, súp đóng hộp, hoa quả đóng hộp, khoai tây chiên, bánh quy mặn, bánh snack, rau quả ngâm muối, nước tương, các thức ăn dùng liền (ngũ cốc, bánh mì nướng…).
Rượu, cà phê: Vai trò quan trọng nhất của thận là lọc các chất và độc tố có hại, đồng thời cả rượu và caffeine đều có thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Điều này cản trở quá trình chữa lành vết thương do nhiễm trùng.
Uống nước mía hằng ngày có thực sự tốt?
Trong những ngày Hè oi bức, nước mía là lựa chọn tuyệt vời bởi khả năng duy trì chất điện giải của cơ thể, bù nước ngay lập tức và là thực phẩm tự nhiên giúp giải quyết vấn đề về da.
Mía còn có tên gọi khác là cây cam giá và trong Đông y, nó được mệnh danh là thang thuốc phục mạch có tác dụng thanh nhiệt, chữa suy nhược cơ thể, ho, hen, nôn mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định...
Trong mía chứa các chất giàu dinh dưỡng như đường saccaro, canxi, crôm, kẽm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), phytonutrient, chất chống oxy hóa, protein và chất xơ hòa tan cần thiết cho cơ thể.
Do đó, nước mía có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe, như sau:
Cung cấp năng lượng tức thì cho cơ thể
Trong nhiều nghiên cứu, mía có chứa lượng đường tự nhiên cao, nước mía giúp bổ sung chất lỏng, chất điện giải, ngăn ngừa tình trạng mất nước. Đặc biệt, nước mía giúp cải thiện hiệu suất tập luyện, giúp cơ thể khôi phục năng lượng sau tập luyện, xua tan mệt mỏi.
Bảo vệ gan
Nhờ thành phần vitamin C, phenolic và flavonoid, mía có tác dụng giúp giải độc gan, kháng viêm, kháng virus và ngăn ngừa dị ứng, hỗ trợ sức khỏe gan. Ngoài ra, flavonoid trong nước mía có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư; canxi, kali, magie, mangan và sắt trong mía cũng hỗ trợ ngăn ngừa căn bệnh hiểm nghèo này.
Hỗ trợ tiêu hóa, ngừa sỏi thận
Kali trong nước mía giúp bạn cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Cũng nhờ vào khả năng làm tăng lượng protein trong cơ thể mà nước mía rất tốt cho thận. Với thành phần khoảng 70-75% nước, có tính dưỡng ẩm tốt giúp cơ thể ngăn chặn và loại bỏ sỏi thận hiệu quả.
Nếu bạn có bệnh dạ dày hay táo bón, hãy thêm mía vào thực đơn hàng ngày để lượng kali trong nước mía giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Điều chỉnh đường huyết
Mặc dù nước mía có lượng đường lớn, nhưng đây là đường tự nhiên, nhờ vậy, mía được được xếp vào nhóm đồ uống có chỉ số đường huyết thấp. Nếu dùng vừa phải, loại nước này giúp ngăn lượng đường trong máu tăng đột biến. Song, nếu dùng quá nhiều sẽ khiến tổng lượng đường trong máu tăng lên.
Chống lão hóa, làm đẹp da và cải thiện vấn đề về răng
Axit alpha hydroxy trong nước mía giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, làm đều màu da. Bên cạnh đó, thành phần flavonoid và chất chống oxy hóa dồi dào trong nước mía giúp giảm nếp nhăn, đồi mồi, chống lão hóa và tái tạo làn da.
Cùng với đó, nhờ canxi và photpho, khi sử dụng nước mía sẽ giúp bảo vệ men và chống sâu răng, việc uống nước mía cũng có thể giúp cải thiện vấn đề hôi miệng.
Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nhưng vì có nhiều đường nên cần uống nước mía đúng cách. Chuyên gia khuyên bạn chỉ nên uống dưới 240ml mỗi ngày, không nên để nước mía đã ép ngoài không khí quá lâu vì dễ gây nhiễm khuẩn.
Người sử dụng mắc tiểu đường, hệ tiêu hóa kém, đang mang thai hoặc giảm cân không nên uống nước mía quá nhiều.
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày Dừa là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích, nhất là vào mùa hè. Tuy nhiên, với một số người, việc uống nước dừa thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nước dừa có vị hơi ngọt, béo ngậy, ít đường và calo. Nước hoa quả này cũng rất giàu các chất điện giải như kali, natri và...