Chế độ ăn cho người bệnh són tiểu
Són tiểu ( tiểu không kiểm soát) là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài không tự chủ, có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới nhưng phổ biến nhất là phụ nữ sau sinh và phụ nữ bước sang tuổi mãn kinh.
Chế độ ăn đúng cách có thể làm giảm các triệu chứng này.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh són tiểu
Són tiểu gây ra những phiền toái làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Theo các bác sĩ, người bệnh nên có một chế độ dinh dưỡng đúng cách để hạn chế những triệu chứng của bệnh. Chế độ ăn phù hợp sẽ giúp bàng quang của người bệnh phục hồi tốt hơn, giảm các triệu chứng són tiểu.
Chế độ ăn uống có thể có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe bàng quang. Một số loại thực phẩm và đồ uống khi tích tụ trong bàng quang có thể gây kích ứng dẫn đến co thắt cơ bàng quang. Những cơn co thắt đó có thể tạo ra cảm giác muốn đi tiểu đột ngột và làm tăng tần suất đi tiểu.
Són tiểu (tiểu không kiểm soát) là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài không tự chủ.
Thực tế, có những thực phẩm có thể làm nặng thêm tình trạng bàng quang tăng hoạt nhưng nhiều loại thực phẩm lại giúp ngăn chặn việc đi tiểu thường xuyên, són tiểu do bàng quang hoạt động quá mức gây ra. Vì vậy, việc tìm hiểu các loại thực phẩm nên ăn và nên hạn chế trong chế độ ăn dành cho người bệnh són tiểu rất có giá trị trong việc giảm các triệu chứng.
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh són tiểu
Nhiều yếu tố liên quan đến chăm sóc bàng quang để hạn chế tình trạng són tiểu, lối sống và dinh dưỡng có thể giúp duy trì và cải thiện sức khỏe bàng quang như làm trống bàng quang thường xuyên và bất cứ khi nào cần thiết, không nhịn tiểu. Lưu ý, bàng quang hoạt động bình thường cần phải đi tiểu sau 3 đến 4 giờ.
Người bệnh nên uống đủ nước.
Uống đủ lượng chất lỏng
Cần chú ý các vấn đề về thực phẩm và đồ uống, uống đủ nước. Nhìn chung, bạn nên uống sáu đến tám ly nước mỗi ngày. Nếu uống nhiều hơn có thể khiến bàng quang phải làm việc quá sức và khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Những gì bạn uống cũng quan trọng, điều quan trọng là phải luôn đủ nước nhưng uống quá nhiều, đặc biệt là đồ uống có ga hoặc chứa caffein có thể khiến bạn phải đi vệ sinh thường xuyên hơn mức bạn muốn.
Nếu uống quá ít có thể cô đặc nước tiểu khiến niêm mạc bàng quang trở nên khó chịu hơn và gây kích ứng bàng quang. Điều này cũng có thể gây táo bón, làm tăng áp lực lên bàng quang, trầm trọng thêm các triệu chứng són tiểu.
Vì vậy, luôn hướng tới lượng nước uống hàng ngày được khuyến nghị và uống đủ để bạn không cảm thấy khát.
Bảo đảm chất xơ
Video đang HOT
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả. Táo bón có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng són tiểu, do đó nên đảm bảo cung cấp đủ chất xơ bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
Ăn đủ protein
Ăn protein nạc bao gồm thịt bò, thịt lợn, thịt gà, gà tây và cá ít béo. Khi hấp hoặc nướng, những thứ này sẽ ít có khả năng làm xấu đi bàng quang hơn. Trứng cũng là nguồn cung cấp protein tốt nếu bạn đang muốn tránh ăn thịt. Trứng là một trong những thực phẩm ít gây khó chịu nhất cho tình trạng bàng quang.
3. Gợi ý những món ăn cho người bệnh són tiểu
Người bệnh nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả
Ăn dưa leo và một số loại hạt: Hầu hết mọi người đều cho rằng dưa leo chỉ cung cấp nước, nhưng ít người biết loại quả này còn chứa một hợp chất dinh dưỡng giá trị gọi là silica (điôxít silic, SiO2). Silica có thể hỗ trợ sức khỏe của bàng quang do năng lực chống viêm nhiễm và hỗ trợ mô liên kết. Các loại thực phẩm khác cũng chứa silica bao gồm quả hạnh, đậu phộng, hạt hướng dương và hạt lanh.
Bổ sung vitamin C : Những người bị són tiểu cần đảm bảo hấp thu đủ chất chứa vitamin C và những chất sắc tố thực vật. Nhóm chất này giúp bảo quản collagen và ngăn ngừa chúng bị hủy hoại. Trong khi đó, collagen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính đàn hồi không những cho da mà còn mô hỗ trợ bàng quang. Để bổ sung đủ sắc tố thực vật, nên chọn trái cây, rau quả có nhiều màu khác nhau.
Tăng cường ma giê: Nên ăn nhiều rau quả lá xanh đậm như cải xoăn, bắp cải, bông cải xanh hoặc cải bó xôi. Đây là những loại rau chứa nhóm dinh dưỡng tuyệt hảo bao gồm ma giê. Ma giê là khoáng chất quan trọng cho cơ bắp và chức năng thần kinh, do vậy làm dịu đi tình trạng són tiểu.
Củ quả: Có thể thật sự hữu dụng trong trường hợp những người không cầm được nhu cầu đi ngoài. Các loại củ quả chứa chất silica có công dụng làm khỏe mạnh các mô liên kết của cơ thể và xung quanh bàng quang. Silica có trong các thực phẩm như cà rốt, táo, hành, bí đỏ, cá, quả hạnh và ngũ cốc chưa xát.
Thực phẩm giàu chất xơ: Những thực phẩm này làm nhanh no và có thể giúp ngăn ngừa táo bón, có thể gây thêm áp lực lên bàng quang của bạn. Hạnh nhân, yến mạch, lê, quả mâm xôi, đậu lăng, các loại đậu, trái cây không có múi, rau là những lựa chọn tốt khi bạn muốn bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn uống của mình.
Sẽ rất hữu ích nếu bạn biết rằng bạn nhận chất lỏng từ các thực phẩm khác, bao gồm rau, súp và trái cây.
Trái cây: Mặc dù một số loại trái cây, đặc biệt là trái cây họ cam quýt, có thể gây kích ứng bàng quang nhưng điều quan trọng là bạn phải kết hợp chúng vào chế độ ăn uống của mình. Chuối, táo, nho, dừa và dưa hấu là những lựa chọn tốt cho những người có bàng quang hoạt động quá mức.
Sẽ rất hữu ích nếu bạn cũng nhớ rằng bạn nhận chất lỏng từ các thực phẩm khác, bao gồm rau và súp. Trong trái cây còn nhiều chất xơ như: lê, chuối, đậu xanh, bí đỏ, khoai tây trắng hoặc khoai lang.
Có một số loại nước trái cây ít gây kích ứng bàng quang hơn những loại khác, bao gồm táo, nho, anh đào và nam việt quất. Những loại nước ép này cũng giúp làm cho nước tiểu có tính acid hơn, ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và kiểm soát mùi nước tiểu. Nhưng hãy cẩn thận với các chất phụ gia trong những đồ uống này.
4. Những món ăn người bệnh són tiểu nên tránh
Rượu, bia, đồ uống có cồn : làm tăng lượng chất lỏng tích tụ tại bàng quang, đồng thời chứa các chất gây kích thích bàng quang và ức chế hormone ADH (hormone có tác dụng trực tiếp chống lợi tiểu). Người gặp vấn đề són tiểu dùng các loại đồ uống này khó kiểm soát việc đi tiểu hơn.
Nước ngọt có gas: chứa nhiều đường, không chỉ làm tăng thể tích nước tiểu mà còn kích thích bàng quang, khiến tình trạng són tiểu trầm trọng hơn. Khí CO2 trong các loại nước có gas cũng là nguyên nhân khiến bàng quang bị kích thích nhiều hơn. Ngoài nước ngọt, phụ nữ són tiểu cần hạn chế các đồ ăn chứa đường, kể cả các loại đường tự nhiên như mật ong, đường phèn, mật mía… và chất tạo ngọt nhân tạo.
Đồ uống giàu caffeine: như các loại trà, cà phê, nước tăng lực đều kích thích sản sinh nhiều nước tiểu, tăng tần suất đi tiểu. Người gặp vấn đề són tiểu cần giảm tiêu thụ các thức uống chứa caffeine, đặc biệt không uống vào buổi tối.
Đồ ăn cay: kích thích niêm mạc bàng quang, khiến bàng quang co bóp nhiều hơn, dẫn đến són tiểu khó kiểm soát hơn.
Trái cây giàu axit citric: như cam, quýt, chanh, bưởi, dứa (thơm), cà chua… cũng kích thích bàng quang, tạo cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn.
Để hạn chế triệu chứng bệnh, người gặp vấn đề són tiểu cần duy trì cân nặng phù hợp, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh gồm nhiều rau xanh, hạn chế đồ ăn và thức uống nêu trên, thực hiện bài tập sàn chậu đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lý do bạn nên thử ăn chế độ ăn 'vùng xanh'
Không có quốc gia hay khu vực nào trên bản đồ thế giới được gọi là vùng xanh, nhưng chế độ ăn bắt nguồn từ 5 khu vực trên toàn cầu - nơi mà có tỷ lệ cao người dân sống lâu và khỏe mạnh nhất - được gọi là chế độ ăn 'vùng xanh'.
1. Chế độ ăn "vùng xanh" là gì?
Chế độ ăn vùng xanh là sự kết hợp các chế độ ăn uống từ 5 vùng: Okinawa, Nhật Bản; Sardinia, Ý; Nicoya, Costa Rica; Ikaria, Hy Lạp; Loma Linda, California. Đây là những vùng mà người dân khỏe mạnh và sống thọ.
"Vùng xanh" được khởi xướng bởi Dan Buettner, một tác giả người Mỹ. Buettner đã tập hợp một nhóm các nhà khoa học và nhân khẩu học điều tra những nơi nổi tiếng về sức khỏe và tuổi thọ của người dân.
Người ta cho rằng người dân ở 5 vùng này có mức độ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim và ung thư thấp hơn. Buettner đã tìm thấy một số điểm chung giữa chúng, một trong những điểm chung chính là chế độ ăn uống. Theo ông, điều đó giải thích tại sao cư dân có nhiều khả năng có sức khỏe tốt và sống lâu hơn.
Nhóm nghiên cứu xác định rằng, một số thói quen ăn uống nhất định đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe và tuổi thọ lên mức đáng kể ở 5 vùng đó, và chế độ ăn uống "vùng xanh" đã ra đời.
Chế độ ăn "vùng xanh" chủ yếu dựa trên nguồn thực phẩm thực vật.
2. Người dân "vùng xanh" thường ăn gì?
Mặc dù chế độ ăn phổ biến ở 5 vùng có đôi chút khác biệt do truyền thống văn hóa, lịch sử, tôn giáo và xã hội, cũng như tính sẵn có và sản xuất thực phẩm ở các khu vực khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản chế độ ăn "vùng xanh" chủ yếu dựa trên thực vật, chủ yếu bao gồm những nhóm thực phẩm sau:
Trái cây và rau quả
Những người ở "vùng xanh" có xu hướng ăn nhiều trái cây và rau quả như: bí, đậu, rau diếp, hành lá, đu đủ... Những thực phẩm này cung cấp các vitamin, khoáng chất, chất xơ và phytochemical thiết yếu có lợi cho sức khỏe tổng thể. Việc ăn nhiều trái cây và rau quả cũng được chứng minh có liên quan đến tỷ lệ tử vong thấp hơn do các bệnh mạn tính như bệnh tim và ung thư.
Các loại đậu
Những protein thực vật lành mạnh này là nền tảng của mọi chế độ ăn uống của "vùng xanh". Chúng giàu chất xơ và ít chất béo bão hòa, thậm chí còn được cho là có tác dụng bảo vệ tim mạch, ruột và trao đổi chất, có ảnh hưởng tích cực đến quá trình lão hóa khỏe mạnh.
Đậu đen là thực phẩm chính trong các bữa ăn của người Nicoya, trong khi đậu gà, đậu lăng và đậu trắng phổ biến ở Ikaria và Sardinia, còn đậu nành là thực phẩm chính trong chế độ ăn của người Okinawa.
Ngũ cốc nguyên hạt
Hầu hết cư dân "vùng xanh" tiêu thụ rất nhiều ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mạch, gạo lứt và ngô. Ngũ cốc nguyên hạt thường ít chất béo nhưng nhiều chất xơ và vitamin B, acid folic và các chất dinh dưỡng vi lượng có lợi khác. Chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim.
Chất béo lành mạnh
Người dân của 5 vùng cụ thể này thường sử dụng chất béo không bão hòa (như dầu ô liu và cá béo) hơn là chất béo bão hòa (thịt mỡ, kem, bơ và phô mai), mà chúng ta biết có thể giúp giảm cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngoài ra, các loại hạt như: hạnh nhân, óc chó và quả hồ trăn cũng là nguồn chất béo không bão hòa người dân sử dụng mỗi ngày.
Thực phẩm lên men
Thực phẩm lên men chứa lợi khuẩn - vi khuẩn sống và nấm men có lợi cho sức khỏe đường ruột và hệ miễn dịch.
Thực phẩm lên men có trong hầu hết các chế độ ăn uống của "vùng xanh". Ví dụ, bánh mì lúa mì chua là thực phẩm chính ở Sardinia; súp miso phổ biến trong chế độ ăn uống của người Okinawa. Tuy nhiên, vai trò của thực phẩm lên men trong việc thúc đẩy tuổi thọ và lão hóa khỏe mạnh cũng cần được nghiên cứu thêm.
Chế độ ăn giàu thực phẩm nguyên chất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện tuổi thọ.
3. Chế độ ăn vùng xanh có thực sự tốt?
Tuy cần có nhiều nghiên cứu để có thêm bằng chứng về những lợi ích của chế độ ăn "vùng xanh" nhưng chế độ ăn dựa trên thực vật đã được chứng minh một chế độ ăn lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính và có thể giúp chúng ta sống lâu hơn.
Các hướng dẫn ăn uống lành mạnh cũng khuyến cáo mọi người nên kết hợp ăn nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, protein, chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống, đồng thời hạn chế lượng đường tự do, chất béo bão hòa và muối ở mức tối thiểu.
Theo Giáo sư Dinh dưỡng và Dịch tễ học Frank Hu, Chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng tại Trường Y tế công cộng Harvard TH Chan, một số chế độ ăn uống trên thế giới như chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ ăn lành mạnh dựa trên thực vật hoặc chế độ ăn Okinawa, những chế độ ăn này giàu thực phẩm nguyên chất và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện tuổi thọ. Mọi người có thể kết hợp các yếu tố của những chế độ ăn này, hoặc sử dụng các nguyên tắc cơ bản của chúng để tạo ra chế độ ăn mới phù hợp với bản thân.
Ngoài chế độ ăn, chúng ta cũng cần phải xem xét các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ. Khi tìm hiểu lý do tại sao những người sống ở "vùng xanh" có tuổi thọ cao hơn và khỏe mạnh hơn, Buettner phát hiện ra rằng có những yếu tố về lối sống cần được xem xét bên cạnh chế độ ăn uống như hoạt động thể chất.
Cư dân "vùng xanh" thường kết hợp nhiều hoạt động vào cuộc sống hàng ngày của họ như làm vườn, đi bộ và làm các công việc thể chất. Họ cũng ưu tiên nghỉ ngơi và ngủ ngon vào ban đêm. Những người ở "vùng xanh" cũng thường xuyên ăn cùng gia đình, bạn bè và hàng xóm. Điều này giúp thúc đẩy các mối quan hệ lành mạnh liên quan đến sức khỏe tinh thần.
Tăng cường khả năng miễn dịch trong mùa mưa bằng những loại trái cây này Bạn có thể thêm trái lựu, cam, đu đủ, lê, chuối... vào chế độ ăn trong mùa mưa để tăng cường khả năng miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể. Những loại trái cây trên giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp nước. Lựu...