Chế độ ăn cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch thực quản
Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng ở niêm mạc thực quản và thường xảy ra ở những người có bệnh lý về gan.
Chế độ ăn hợp lý là điều quan trọng đối với bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thực quản.
Giãn tĩnh mạch thực quản là một trong những biến chứng nặng hay gặp và gây tử vong cao. Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng ở phần dưới của thực quản. Chúng được gây ra bởi sự gia tăng áp lực trong các mạch máu của gan. Khi áp lực tích tụ trong gan, áp lực cũng tích tụ trong các tĩnh mạch ở thực quản.
Theo BSCKII. Đào Bách Khoa, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản. Bằng việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và hạn chế các thực phẩm có hại, người bệnh có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ biến chứng.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bệnh giãn tĩnh mạch thực quản
Thực phẩm phù hợp giúp người bệnh giãn tĩnh mạch thực quản cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ biến chứng.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp và tránh một số loại thực phẩm khác có thể giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch thực quản, bệnh gan, ngăn ngừa chảy máu và các biến chứng nguy hiểm.
Giảm áp lực lên tĩnh mạch: Các loại thực phẩm quá cứng, dai hoặc có tính kích ứng có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch bị giãn, gây chảy máu.
Ngăn ngừa táo bón : Táo bón làm tăng áp lực trong ổ bụng, gây khó khăn cho việc đi tiêu và làm tăng nguy cơ vỡ tĩnh mạch.
Hỗ trợ quá trình tiêu hóa: Một chế độ ăn lành mạnh giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm gánh nặng cho gan và lá lách.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng: Đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng để phục hồi và chống lại bệnh tật.
BSCKII Đào Bách Khoa cho biết thêm, người bệnh giãn tĩnh mạch thực quản nên chia ăn thành nhiều bữa nhỏ mỗi ngày và có chế độ ăn mềm, thực phẩm mềm tự nhiên bao gồm chuối chín, trứng và thực phẩm nấu chín để ngăn ngừa tĩnh mạch bị vỡ. Thức ăn mềm dễ nuốt hoặc dễ nhai cũng giúp quá trình tiêu hóa nhanh chóng.
Video đang HOT
2. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh giãn tĩnh mạch thực quản
Chất xơ : Giúp ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch ở vùng bụng, làm giảm nguy cơ vỡ búi giãn.
Protein: Cần thiết cho quá trình phục hồi và tái tạo các mô trong cơ thể, đặc biệt là gan.
Vitamin C : Tăng cường sự đàn hồi và sự bền vững của thành mạch, giúp hỗ trợ sản sinh collagen và elastin.
Vitamin K: Cần thiết cho quá trình đông máu, giúp ngăn ngừa chảy máu.
Chất chống oxy hóa: Bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, giảm viêm.
Các khoáng chất: Kali giúp kiểm soát huyết áp, hỗ trợ chức năng tim; Magie giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng cho thành mạch.
3. Thực phẩm người bệnh giãn tĩnh mạch thực quản nên ăn và nên tránh
Thực phẩm nên ăn
Các loại trái cây, rau quả giàu chất chống oxy hóa là những thực phẩm tốt cho gan người bệnh giãn tĩnh mạch thực quản.
Các loại trái cây và rau tươi như việt quất, dâu tây, lựu, nho, táo, cam, bưởi, kiwi, ớt chuông, cà chua, bí đỏ, cải xoăn, rau bina, cải bắp… chứa nhiều polyphenol (một loại chất chống oxy hóa) đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ sức khỏe gan.
Có thể thêm trái cây vào ngũ cốc hoặc yến mạch để có thêm dinh dưỡng, chất xơ và một chút vị ngọt tự nhiên.
Sữa chua Hy Lạp ít béo, một phần nhỏ phô mai cứng có hàm lượng natri thấp và các loại sữa thay thế không chứa sữa như hạnh nhân hoặc đậu nành.
Chọn bánh mì nguyên hạt, mì ống, gạo lứt và ngũ cốc thay vì những loại làm bằng bột mì trắng tinh chế.
Nên ăn thịt gia cầm nạc không có da, cá hồi và trứng hoặc lòng trắng trứng.
Nước là lựa chọn cung cấp nước tốt nhất. Sữa và nước trái cây chỉ nên được tiêu thụ nếu đã được tiệt trùng.
Thực phẩm nên tránh
Thực phẩm nhiều muối gây hại cho gan người bệnh giãn tĩnh mạch thực quản.
Người bị giãn tĩnh mạch thực quản nên giảm lượng natri ăn nếu bị sưng tấy do tích tụ chất lỏng. Sự tích tụ chất lỏng có thể làm tăng áp lực trong tĩnh mạch. Natri được tìm thấy trong muối ăn và thực phẩm mặn như thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh và khoai tây chiên.
Không nên chọn các loại trái cây và rau quả đóng hộp vì các loại đóng hộp thường có natri và đường không tốt cho sức khỏe của gan.
Các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo có thể sẽ khiến cơ thể người bệnh khó tiêu hóa. Nên hạn chế các món tráng miệng giàu chất sữa như bánh pudding, sữa trứng và kem. Không ăn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng dầu mỡ hay chất béo cao, thực phẩm chứa nhiều carbohydrate.
Các món ăn gây khó tiêu có thể khiến gan hoạt động quá mức và làm tổn thương các tế bào gan như thịt đỏ cũng như bất kỳ loại thịt chế biến sẵn hoặc xúc xích, khoai tây chiên, thực phẩm chiên rán…
Không uống rượu và các loại nước đóng chai vì một số nước có chứa natri.
Nên tránh đồ uống có chứa caffein, bao gồm cà phê, trà và nước ngọt.
Cô gái trẻ nhập viện sau chầu nhậu liên hoan
Do uống nhiều rượu trong tiệc liên hoan, cô gái 23 tuổi phải nhập viện do xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu.
Nữ bệnh nhân L.T.H.D. (23 tuổi, Hải Dương) đến Phòng khám Đa khoa Medlatec Cầu Giấy (Hà Nội) thăm khám với tình trạng nôn ra máu.
Theo lời kể, ngày hôm trước bệnh nhân có đi ăn liên hoan với bạn bè. Trong bữa ăn, chị D. có sử dụng nhiều rượu. Sau đó, chị xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn nhiều lần kèm có nôn ra máu (nôn ra thức ăn lẫn rây máu đỏ tươi).
Nhận thấy trường hợp này có các dấu hiệu bất thường ở hệ tiêu hóa, bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện các kỹ thuật cần thiết phục vụ chẩn đoán, trong đó có nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng.
Kết quả nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng của bệnh nhân.
Trên hình ảnh nội soi phát hiện tâm vị vị trí 3h và 9h có 2 vết rách kích thước 5mm đang chảy máu. Bác sĩ ngay lập tức tiến hành rửa sạch tổn thương và tiêm Adrenalin 1/10000 vào 4 góc xung quanh vết rách để cầm máu.
Chẩn đoán xác định tình trạng của bệnh nhân là xuất huyết tiêu hóa cao do rách tâm vị (hội chứng Mallory Weiss). Sau can thiệp cầm máu, bệnh nhân được tư vấn nhập viện theo dõi và điều trị nội khoa theo phác đồ của bác sĩ.
Hội chứng Mallory-Weiss được xác định là một trong những nguyên nhân phổ biến của xuất huyết đường tiêu hóa trên (có thể lên đến 15% trong một số nghiên cứu), được đặc trưng bởi sự rách niêm mạc dọc. Hội chứng này có đặc điểm là vết rách niêm mạc không thâm nhập ở chỗ nối dạ dày - thực quản.
Qua nội soi, các bác sĩ phát hiện hai vết rách đang chảy máu của bệnh nhân.
BSNT. Đặng Thị Tâm - Chuyên khoa Nội cho biết, vết rách có thể xảy ra với nguyên nhân gây tăng cao áp lực ổ bụng đột ngột như nôn ói quá nhiều; ho liên tục; la hét quá nhiều; CPR (hồi sức tim phổi); chấn thương bụng...
Trong đó, uống rượu được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất vì có tới 50-70% trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng này có tiền sử sử dụng rượu.
Khoảng 80-90% các trường hợp có thể tự cầm máu. Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như sốc mất máu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Do đó, nếu người dân xuất hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh như đau bụng thượng vị, ngất, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tụt, sốc mất máu, hãy chủ động đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Dễ đổ bệnh vì ăn chay nhưng mắc sai lầm này Nghiên cứu trên 200.000 người cho thấy một nhóm thực phẩm có thể phá vỡ mọi lợi ích mà chế độ ăn chay giàu thực vật mang lại. Các chuyên gia y tế công cộng từ Đại học Hoàng gia London (Anh), Đại học São Paulo (Brazil) và Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế tại Pháp đã phát hiện những người...