Chế biến món ăn từ táo và kiwi Pháp
Pháp là nước sản xuất táo đứng thứ ba châu Âu, sau Phần Lan và Ý. Riêng kiwi, Pháp cũng là nước có sản lượng đứng thứ ba châu Âu sau Ý và Hy Lạp. Phần lớn sản lượng tập trung ở miền Nam nước Pháp, đặc biệt là ở Aquitaine.
Kiwi là một trong những loại trái cây xuất khẩu hàng đầu của Pháp, cứ ba trái kiwi thì có một trái dành cho xuất khẩu. Trong năm 2015, lượng kiwi xuất khẩu sang châu Á tương đương với 9.100 tấn, gồm các loại kiwi Hayward, Actinidia Arguta, Summerkiwi, SunGold. Trong khi đó, sản lượng táo tại Pháp cũng đạt con số 1.620.000 tấn/năm, với nhiều chủng loại như táo vàng, Gala, Pink Lady, Fuji, Red Delicious, Granny Smith và Reinette Grise.
Để giới thiệu táo và kiwi Pháp đến người tiêu dùng Việt Nam, Hiệp hội liên ngành rau củ quả Pháp Interfel và Sopexa đã tổ chức chương trình đào tạo ẩm thực “Vào bếp cùng táo và kiwi Pháp”, giới thiệu cách sử dụng táo và kiwi Pháp như một nguyên liệu trong công thức nấu ăn. Với sự hướng dẫn từ đầu bếp Cẩm Thiên Long (Phó chủ tịch Hội đầu bếp chuyên nghiệp Saigon, Á quân Top Chef mùa một, chuyên gia ẩm thực Âu), các món ăn làm từ nguyên liệu táo và kiwi Pháp, gồm soup kem táo vị củ dền, sò điệp áp chảo sốt táo, kem kiwi đã được kết hợp, tạo ra các món ăn không chỉ thơm ngon mà vẫn giữ được đầy đủ dinh dưỡng từ táo và kiwi.
Điểm nổi bật của táo và kiwi Pháp là sự an toàn do được trồng tự nhiên. Nhà vườn Pháp áp dụng các phương pháp tích hợp để chống lại sự tấn công của sâu bệnh hoặc bệnh tật, người trồng thường sử dụng bẫy côn trùng bằng nhựa thông để bẫy côn trùng. Sau khi thu hoạch, trái cây sẽ được đưa về các trạm lưu kho được trang bị phòng lạnh hoặc phòng có kiểm soát áp suất khí quyển để có thể bảo quản cách ly từ 1 tuần đến vài tháng. Quy chuẩn châu Âu và Pháp không cho phép bảo quản, đánh bóng táo và kiwi bằng hợp chất nhân tạo, mà phải sử dụng hợp chất tự nhiên và phải tuân thủ nhiệt độ bảo quản trong khâu bán hàng (táo và kiwi Pháp khó đảm bảo chất lượng khi bán ở điều kiện nhiệt độ nắng nóng bên ngoài ở Việt Nam).
Chim họa mi nướng, món ăn sang chảnh nhưng tàn bạo bậc nhất trong ẩm thực Pháp
Những chú chim béo múp, vàng ươm hấp dẫn được giới nhà giàu ở Pháp tranh nhau mua lại có một quá trình chế biến tàn bạo bậc nhất.
Video đang HOT
Ortolan hay còn gọi chim họa mi nướng là một trong những món ăn chỉ dành riêng cho giới quý tộc Pháp. Những con chim họa mi bé tí, vỏn vẹn khoảng 30gr, sau khi bị đánh bắt về chúng sẽ được nhồi nhét trong một chiếc chuồng chật ních để vỗ béo. Khi đạt được cân nặng chuẩn, chúng sẽ được đem ra giết thịt, thế nhưng câu chuyện về món chim họa mi nướng vẫn không đơn giản như vậy.
Chim họa mi từ trước tới nay được biết đến là một loài chim có giọng hót rất hay thay vì là một món ăn hấp dẫn. Thế nhưng tại Pháp, người ta lại xem nó như một món ăn sang chảnh, một đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực bởi mùi vị quá đỗi tuyệt vời của chúng mà nhiều người bất chấp sự man rợ trong khâu chế biến vẫn cố tìm mua để ăn.
Họa mi thường ăn các loại hạt ngũ cốc, hạt dẻ nên thịt của chúng có hương vị rất đặc biệt, chúng nhiều thịt, xương nhỏ, mỡ thơm. Nhưng khi biết đến quá trình chế biến vô nhân đạo của chúng, nhiều người không tránh khỏi cảm giác rùng mình sợ hãi.
Số lượng chim họa mi ở châu Âu ngày càng khan hiếm, vào mùa di cư về châu Phi, nhiều người đã giăng bắt chúng trên những cánh đồng, sau đó nhốt chúng vào một chiếc lồng nhỏ và tẩm béo chúng hết mức có thể. Hàng chục con chim tội nghiệp bị nhét vào một cái lồng đến mức chúng không thể di chuyển và chỉ biết ăn suốt ngày mà không thể vận động. Chúng sẽ bị nhốt trong bóng tối 21 ngày và đôi khi bị chọc mù, khiến chúng chỉ biết mò mẫm tìm kiếm những hạt kê, nho trong bóng tối.
Người ta muốn chúng tăng cân nhanh nhất có thể, sau đó họ sẽ dìm chết chúng trong rượu Armagnac, ngâm chúng một thời gian để rượu thấm vào từng thớ thịt, để khi nướng có được mùi thơm hấp dẫn.
Một điều kinh khủng nhất là những người muốn thưởng thức chim họa mi nướng buộc phải trùm một chiếc khăn trắng lên trên đầu, cúi gầm mặt ăn và tận hưởng từng chút, từng chút hương vị quyến rũ này. Họ cho rằng việc làm này sẽ giúp họ tránh được ánh mắt nhìn của Thiên Chúa.
Ăn thịt chim họa mi là một niềm vui lén lút của người Pháp nhưng đó không phải là cái cớ để những sinh vật bé nhỏ này phải chịu đựng sự tàn bạo của con người.
Số lượng chim họa mi đã giảm hơn 40% từ năm 2001-2011, khoảng 30.000 người tham gia săn bắt chim và tiêu thụ bất hợp pháp ở miền nam nước Pháp mỗi mùa hè. Mỗi một con họa mi được bán với giá 189$/con (khoảng 4.300.000 VNĐ) trên thị trường chợ đen.
Do số lượng bị sụt giảm quá mức, chính phủ Pháp đã ban hành lệnh cấm với mức phạt cao nhất lên tới 150 triệu VNĐ.
Bánh mì baguette - niềm tự hào của ẩm thực Pháp Tổng thống Emmanuel Macron từng kêu gọi UNESCO công nhận baguette là Di sản văn hóa thế giới. Tản bộ ở Paris vào buổi sáng, bạn sẽ thấy nhiều người bước ra từ các cửa hàng địa phương, trên tay là những chiếc bánh mì. Trên khắp đất nước, dậy sớm và mua một chiếc baguette là hai việc đặc trưng của người...