[Chế biến]- Lạ miệng với bánh bao chỉ
Vỏ bánh dẻo được làm từ bột nếp, nhân bên trong là lạc rang, vừng và dừa bào vụn ăn rất ngon và thơm.
Nguyên liệu:
- 1 bát con bột nếp khô (150g)
- 200ml nước lọc
- 1/4 bát con đường cát trắng (50g)
- 3 thìa súp bột bánh dẻo, hoặc bột nếp rang, hoặc dừa vụn để áo bên ngoài bột.
- Phần nhân: 50g vừng trắng, 50g lạc rang vàng, giã nhỏ. 50g dừa tươi bào vụn, 2 thìa súp bột năng, 70g đường cát trắng
Cách làm:
- Đổ tất cả vừng, lạc, dừa, đường vào nồi. Đặt lên bếp xào. Vừa xào vừa dùng đũa đảo đều, để đường tan, tiếp tục đến khi đôi đũa rít lại.
- Thêm bột năng vào, để các hỗn hợp kết dính.
- Dùng tay vo tròn hỗn hợp nhân, để ra đĩa.
- Bột nếp đổ vào nồi, thêm đường, nước, đun sôi, lửa nhỏ. Khi đun bạn nhớ dùng muôi khuấy đều để hỗn hợp không bị vón cục.
- Đun đến khi hỗn hợp bột đặc lại, nhìn nửa sống, nửa chín.
- Đổ hỗn hợp bột vào nồi có lót sẵn một khăn sô sạch, đun cách thủy, hấp chín bột. Hấp từ 10 đến 15 phút đến khi bột chín, thỉnh thoảng bạn nhớ lau nước đọng trên nắp nồi. Nếu có lò vi sóng thì đổ bột vào thố dùng trong lò vi sóng, nấu cho nhanh.
Video đang HOT
- Bạn nhanh tay đổ ra mâm, đã có sẵn bột nếp rang, lúc này hỗn hớp sẽ rất nóng, dùng tay nhồi để hỗn hợp bột dẻo, mịn.
- Ngắt từng viên bột bằng ngón tay cái, ấn dẹp ra. Cho từng viên nhân lạc vào.
- Vo tròn lại, làm cho hết nhân và bột. Nếu muốn lăn qua dừa, bạn có thể đổ dừa ra mâm và lăn bên ngoài một lớp dừa .
- Nếu có cốc giấy bạn để bánh vào cốc giấy cho đẹp.
Xào lạc, vừng, dừa với đường. Xào cho đến khi hỗn hợp sệt, dính lại. Nặn các viên nhân, để riêng ra đĩa. Bột làm vỏ bánh. Cho nhân vào giữa lớp vỏ rồi vo viên lại. Lăn bánh qua một lớp bột nếp rang khô. Hoặc lăn qua dừa bào vụn.
Theo NS
Nhắc tới Mỹ Tho là nhớ hủ tiếu
Hủ tiếu Mỹ Tho là món ăn đặc trưng của xứ Tiền Giang, bao gồm nước súp, thịt, xương lợn, gan, tôm và bánh bột dai dai rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Hủ Tiếu Mỹ Tho là món ăn đặc trưng và thơm ngon.
Hủ tiếu sau khi được du nhập vào nền ẩm thực Việt Nam và nhất là miền Nam thì được cải biến hợp với nghệ thuật ẩm thực của những con người ở đây. Đất Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang có nhiều món ăn ngon, trong đó hủ tiếu Mỹ Tho được xem là một thương hiệu được nhiều thực khách biết đến.
Cọng hủ tiếu nhỏ, dai, nước lèo trong, đậm chất.
Hủ tiếu Mỹ Tho xuất hiện từ rất lâu đời, khởi đầu từ các xe, các quán hủ tiếu bên đường, hầu hết chủ nhân là người Việt gốc Hoa, sau đó được người dân Mỹ Tho cải biến theo khẩu vị riêng. Điểm khác biệt từ sợi hủ tiếu Mỹ Tho so với những loại hủ tiếu khác là sợi to trong và dai rất đặc trưng từ loại gạo dẻo ở Gò Cát - Tiền Giang. Khi chần nước sôi thì sợi bánh sẽ mềm nhưng không bở, nhai dai dai, nên gọi là hủ tiếu dai.
Điểm quan trọng tạo nên một thương hiệu hủ tiếu Mỹ Tho từ bao đời nay chính là nồi nước lèo nấu từ xương ống. Lưu ý khi nấu, bạn phải vớt bọt liền tay cho nước lèo trong, đặc biệt phải nấu với tôm khô và khô mực nướng để nước lèo có vị ngọt đậm đà hơn. Phụ liệu ăn kèm với món hủ tiếu là giá, hẹ, xà lách, cải cúc, chanh, ớt... được đặt trên mặt tô hủ tiếu cho đẹp mắt và ngon miệng hơn khi ăn. Bên cạnh đó, món ăn sẽ không thể ngon hơn nếu thiếu hành ngò và tỏi phi thơm.
Rau ăm kèm với hủ tiếu là giá, xà lách, hẹ, cần, cải cúc...
Không riêng hủ tiếu Mỹ Tho mà những món ăn dân dã của những miền quê khác cũng sẽ luôn luôn ngon, bởi chất quê đậm đà trong cách chế biến từng món ăn mang đặc trưng riêng và mang hơi thở của mỗi quê hương trong từng người.
Ở Sài Gòn, hầu như ít có quán hủ tiếu nào đặc trưng của đất Mỹ Tho, mà nó được cải biên để đa dạng và làm phong phú thêm món ăn, để sao cho phù hợp với khẩu vị và sở thích của nhiều người, ở nhiều vùng miền khác nhau.
Theo NS
Thưởng thức ốc, ghẹ lạ Sài Gòn ở Hà Nội Nằm ở phố Đội Cấn, Hà Nội nhưng quán ốc Ken phục vụ các món hải sản mang đậm chất Sài Gòn. Nếu như các quán ốc Hà Nội chỉ tập trung vào một số loại như ốc mít, ốc gai nướng, ốc móng tay, ốc sư tử biển, ngao trắng, ngao hoa, ốc đỏ môi, cua ghẹ hấp, xào, nướng... thì các...