[Chế biến] – Hủ tiếu chay
Tô hủ tiếu thơm lừng, được làm từ các nguyện liệu rau củ quả ngon ngọt tự nhiên, tạo cảm giác thanh tịnh cho người thưởng thức.
Nguyên liệu: cho khoảng 7-8 bát lớn như trong hình
Phần nước dùng: 2-3 quả táo, 1 quả lê, 1-2 bắp ngô, 1/4 cây bắp cải, 2 củ cà rốt, vài viên nhỏ đường phèn, nấm hương300g mỳ căn, 2-3 bìa đậu phụ, 2 -3 cây sả, ngũ vị hươngPhần chao ăn kèm: 1 thìa canh chao đỏ, 1 thìa canh chao trắng, đườngSợi hủ tiếu tươi hoặc khôGiá đỗ, xà lách xoăn, muối, xì dầu, đường.
Cách làm:
Bước 1: – Phần nước dùng: rửa sạch tất cả các loại rau củ, táo bổ làm đôi, ngô tách bỏ lá và râu ngô cho thật sạch, cà rốt cạo vỏ sạch, cho tất cả vào nồi, thêm vài viên đường phèn và muối, đặt lên bếp đun sôi hầm lấy nước dùng.
Video đang HOT
Bước 2: – Mỳ căn rửa sạch, xắt thành từng lát vừa ăn. – Đậu phụ rửa sạch, xắt quân cờ vừa ăn.
Bước 3: – Đun nóng nồi, cho dầu, thả mỳ căn, đậu phụ vào rán vàng, vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu ăn.
Bước 4: – Cho mỳ căn, đậu phụ, thêm sả đập dập, một thìa nhỏ ngũ vị hương vào nồi, thêm một thìa nhỏ muối, một thìa canh xì dầu, một thìa canh đường, trộn đều ướp khoảng 30 phút trước khi chế biến. – Đặt nồi đậu phụ lên bếp, đun lửa nhỏ thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều và đổ vào một ít nước lọc, kho khoảng 30 phút, nêm nếm lại gia vị tùy theo sở thích của bạn, nêm hơi mặn vì bạn dùng ăn kèm với nước dùng và hủ tiếu.
Bước 5: - Giá đỗ nhặt sạch, xà lách xoăn rửa sạch, để ráo.
Bước 6: – Nấm hương ngâm nở, cắt bỏ rễ, rửa sạch.
Bước 7: – Phần chao ăn kèm: hòa chao đỏ, chao trắng vào bát, thêm đường tùy theo sở thích của bạn.
Bước 8: – Phần nồi nước dùng ở bước 1 sau khi hầm để các loại rau củ ra hết chất, vớt rau củ bỏ đi, bạn thêm nấm hương vào nồi, tiếp tục đun sôi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, ở nồi nước dùng bạn chỉ nêm muối không nêm xì dầu vì xì dầu sẽ làm cho phần nước dùng bị chua.
Bước 9: - Đun nồi nước sôi, cho hủ tiếu vào chần sơ, đổ hổ tiếu vào bát lớn.
Bước 10: – Khi dùng múc một ít đậu phụ và mỳ căn kho vào bát, thêm nấm hương và chan nước dùng, bên trên thêm một ít chao, dùng kèm với giá và xà lách xoăn.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Ngoisao
Về Bạc Liêu ăn hủ tiếu cháy
Với bàn tay khéo léo của người nội trợ, hủ tiếu có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, như: hủ tiếu khô, hủ tiếu nước, hấp hoặc áp chảo...Riêng tại Bạc Liêu lại có thêm món hủ tiếu cháy.
Cách làm hủ tiếu cháy cũng tương tự hủ tiếu xào. Thịt heo xắt hạt lựu. Tôm tươi (chọn con nhỏ) lột vỏ, bỏ đầu. Hành xào riêng với cải ngọt, nêm tí nước tương, dầu hào...Bắc chảo dầu trên lửa lớn, cho thịt vào chiên, nhưng phải canh cho dầu vừa ngập để thịt mau mềm mà vẫn giữ nguyên chất ngọt và không hút dầu. Thịt chín cho vào rây.
Hủ tiếu ăn tới đâu xào tới đó. Dầu đang nóng trên chảo, cho hủ tiếu vào xào chín, đổ ra đĩa, nhớ chừa lại một ít ở đáy chảo và tiếp tục xào cho đến khi hủ tiếu cháy vàng mới nhắc xuống.
Bắc chảo dầu lần nữa, cho hỗn hợp củ hành, cà rốt, thịt, tôm, rau vào xào vừa chín tới, trút lên đĩa hủ tiếu mới xào xong lúc nãy. Đem chả trứng hột gà chiên xắt mỏng rắc lên, cuối cùng là cắt miếng hủ tiếu cháy để trên mặt đĩa.
Miếng hủ tiếu cháy vàng ươm nằm chễm chệ trên mặt đĩa cùng với mấy lát chả lụa, thịt, tôm...như mời gọi thực khách mau mau cầm đũa.
Theo TNO
[Chế biến] - Hủ tiếu trộn Hương vị vừa lạ vừa quen của món ăn này sẽ chinh phục cả gia đình bạn đấy. Nguyên liệu: 500g xương lợn, 1 củ cải trắng, 1 nhúm tôm khô 300g tôm; 300g thịt nạc thăn hay thịt ba chỉ 200g thịt nạc băm;10-12 quả trứng cút Tỏi, xì dầu, tương đen (loại dùng để ăn với phở), đường, muối, dầu ăn,...