[Chế biến] – Hủ tiếu cá
Món hủ tiếu cá này vừa lạ vừa quen, lạ vì thay thịt bằng cá, quen vì người Việt nào cũng biết đến hủ tiếu…
Nguyên liệu:
Cá nhiều nạc 1 bộ xương gà Khỏang 300g sườn Củ hành, muối, và đường phèn
Các bước thực hiện:
Hầm 1 bộ xương gà và khỏang 300g sườn cho ngọt nước.
Cho củ hành, muối, và đường phèn vào nồi sau khi đã hớt bọt. Hầm cho mềm, vớt sườn ra, vớt gà ra cho vào 1 miếng gừng đập dập. Nêm nếm vừa ăn.
Cá để nguyên miếng cho vào luộc rồi vớt ra xắt miếng và ướp chút muối bột nêm rồi xào với hành tím cho thơm để riêng một bên.
Cá chiên thì đem xắt ra ướp với gia vị, nghệ rồi chiên lên.
Video đang HOT
Hủ tíu ngâm mềm, chần trụng bỏ vào tô, cho cá xào, cá chiên, miếng sườn lên, hành ngò lên rồi chan nước vô.
Cần xắt nhỏ và trụng mấy cái cọng cứng rồi bỏ vào tô luôn. Ăn với giá, rau sống, cần, ớt chanh.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo MNVN
Các món phở, hủ tiếu, bún ngon miệng nấu kèm với cá
Thịt cá mềm, nước dùng có vị ngọt thanh đã làm cho những món ăn quen thuộc như phở, hủ tiếu, bún... trở nên lạ miệng và thơm ngon.
1. Hủ tiếu cá
Hủ tiếu cá là món ăn nổi tiếng của người Hoa. Không nhỏ như sợi hủ tiếu chúng ta thường ăn, sợi hủ tiếu cá mềm như bánh phở nhưng bản to gấp đôi. Cá dùng để chế biến là cá lóc tươi, đã bỏ xương làm sạch và lóc thịt, thái lát, ướp chút muôi, hạt nêm.
Đặc trưng của hủ tiếu cá là nồi nước lèo. Nước lèo được nấu từ xương lợn, phải là xương ống có tủy để khi hầm nước có vị ngọt đậm đà, nước lèo cũng sẽ trong hơn. Gia vị nêm nước lèo ngoài những loại phổ biến còn có một gia vị đặc biệt là tăng xại (hay còn gọi là cải nặm).
Sợi hủ tiếu tươi được chần sơ cho vào bát, thịt cá được chần chín sắp lên trên cùng với tỏi phi tóp mỡ, hành phi, hành lá, hẹ... sau đó chan nước lèo vào. Hủ tiếu cá được ăn kèm với xà lách, giá, ớt, chanh và không thể thiếu nước tương (xì dầu).
Bát hủ tiếu cá nóng hổi để lên bàn, nước lèo trong veo. Múc muỗng nước lèo cho vào miệng để cảm nhận vị ngọt thanh của nó, miếng thịt cá chắc, béo ngọt xen lẫn vị cay nhẹ của tiêu khiến thực khách rất vui khi được thưởng thức món ăn ngon.
Địa chỉ: quán Nam Lợi, 43 Tôn Thất Đạm, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM.
2. Phở cá
Không nổi tiếng như phở bò hay phở gà, tuy nhiên, phở cá vẫn thu hút được người ăn bởi hương vị thơm ngon riêng biệt của mình. Được biến tấu từ món phở truyền thống, phở cá là sự kết hợp giữa bánh phở, cá tươi cùng nước dùng có vị ngọt thanh và không có vị béo.
Món phở cá được chế biến khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ của người bán. Cá để nấu phở nhất thiết phải là cá còn sống, làm sạch cá rồi đem nấu, khi cá chín thì vớt ra, lóc hết thịt, cho xương cá vào lại nồi nước luộc ninh tiếp đế lấy nước dùng. Phần thịt cá chín được lọc bỏ hết da, thái thành từng miếng vừa ăn, xào xơ qua với dầu và một ít gia vị để thịt cá săn lại và thơm ngon.
Nước dùng là thành phần quyết định sự thơm ngon của món ăn, được nấu từ xương cá nên nước dùng trong, không có nhiều dầu mỡ, đặc biệt là có vị ngọt tự nhiên của cá tươi và không có vị tanh. Cho một ít bánh phở vào bát, bên trên là một vài lát cá, chan nước dùng, thêm một ít hành lá và thưởng thức.
Địa chỉ: Quán Đất Phan - 10B Bùi Đình Túy, phường 14, quận Bình Thạnh, TP HCM. Quán bán từ 6h đến 13h30 và từ 15h30 đến 22h. Mỗi bát phở cá có giá 28.000 đồng.
3. Bún cá
Khác với hủ tiếu và phở, bún cá là một món ăn ngon với nhiều thương hiệu nổi tiếng như: bún cá rô đồng, bún cá Nha Trang, bún cá Kiên Giang, bún cá Châu Đốc... Đây là món ăn dân dã trong đời sống hằng ngày của người dân lao động.
Cá dùng để nấu bún thường là cá lóc, cá dầm, cá ngừ, cá rô đồng... Tùy theo mỗi địa phương sẽ có cách chế biến khác nhau nhưng thành phần thì không thay đổi với nguyên liệu chính là cá. Bún cá muốn ngon không thể thiếu nước lèo. Không nấu từ xương lợn hay gà, nước lèo được nấu từ cá tươi để nước lèo có vị ngọt thanh và đậm đà.
Không giống ba loại trên, bún cá rô đồng là một món ăn dân dã nổi tiếng của miền Bắc. Món bún bình dị, chế biến chẳng cần cầu kỳ, kiểu cách cũng đã thấy ngon. Những con cá béo tròn được làm sạch, luộc chín, gỡ từng miếng thịt ra ướp gia vị cho thật thấm. Còn lại đầu và xương được giã nhỏ rồi cho vào nồi nước luộc cho ngọt nước.
Bún cá rô đồng phải ăn kèm với rau sống, đĩa rau đa dạng như: bắp chuối thái nhỏ, rau muống chẻ, húng, rau diếp thái nhỏ... Tất cả những thứ gia vị ấy làm cho bát bún đa sắc màu và trở nên rất hấp dẫn.
Huấn Phan
Theo ngôi sao
Hủ tiếu cá, đặc sản lâu đời của người Hoa Bát hủ tiếu cá nóng hổi với sợi hủ tiếu tươi làm từ bột gạo, vài lát cá cùng nước hầm xương ống heo, thêm chút hành, hẹ, giá... Cùng với phở, bún bò thì hủ tiếu là món ăn được yêu thích trong đời sống hằng ngày của người dân Sài Gòn. Hủ tiếu là một món ăn rất phong phú, có...